Sống chậm cuối tuần: Uống cà phê với tác giả 'Sông Côn mùa lũ' và 'Thần, người và đất Việt'

Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, mỗi lần nhà văn Nguyễn Mộng Giác và sử gia Tạ Chí Đại Trường từ Hoa Kỳ về thăm quê, đều có ghé thăm nhà thơ Lê Văn Ngăn và tôi.
10/04/2021 07:00

(Thethaovanhoa.vn) - Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, mỗi lần nhà văn Nguyễn Mộng Giác và sử gia Tạ Chí Đại Trường từ Hoa Kỳ về thăm quê, đều có ghé thăm nhà thơ Lê Văn Ngăn và tôi.

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác: Vừa trực đêm, vừa viết 'Sông Côn mùa lũ'

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác: Vừa trực đêm, vừa viết 'Sông Côn mùa lũ'

NXB Thanh niên vừa ấn hành tập san văn học nghệ thuật Quán Văn để giới thiệu một cách đầy đủ về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Mộng Giác - tác giả trường thiên tiểu thuyết 2.000 trang Sông Côn mùa lũ

Một buổi sáng nọ tôi cùng nhà văn Nguyễn Mộng Giác và sử gia Tạ Chí Đại Trường ngồi uống cà phê với nhau, chuyện trò nhiều hơn bởi hôm đó 2 ông đang có chút nỗi niềm về việc các cuốn sách tâm đắc mới được tái bản trong nước: bộ trường thiên tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ; bộ sử Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771-1802) và cuốn Thần, người và đất Việt.

1. Hôm đó, tôi có nói với 2 ông niềm ao ước được cùng đi xe ngựa với nhau dưới vòm trời Đồ Bàn thành- Hoàng Đế thành giữa mùa Xuân, như ngày xưa, tôi từng tháp tùng các nhà thơ Quách Tấn, Yến Lan…trên cỗ xe cũ kỹ, còn ghi chép bao hồi ức của những phong thái dí dỏm: “Em ơi đừng chê anh già- Xưa nay gừng quế ai mà dùng non” (Quách Tấn).

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác từng là Hiệu trưởng trường Cường Để Quy Nhơn, ngôi trường trung học sang trọng bậc nhất của Bình Định trước 1975. Sau đó họ bổ dụng ông làm Chánh sự vụ Sở Học chánh Bình Định, chức vụ tương đương Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo bây giờ.

Ông kể với tôi rằng, lúc đó ông mới hơn 30, mà theo chức vụ đó, khi về thăm trường trung học An Nhơn hay các trường trung học khác trong tỉnh, có những giáo sư già ra sắp hàng chào đón, ông tự thấy e ngại sao sao đó. Lại còn chuyện các quan chức liên quan mời ông lên trực thăng, đảo qua các vùng đã mất kiểm soát của chính quyền Sài Gòn như Hoài Ân, An Lão, chỉ cần ông chỉ vào một điểm ngói đỏ mơ hồ nào đó, bảo tôi đã cho xây trường rồi, là họ lập biên bản, ký vào, họ thanh toán cả, tất nhiên sau đó thế nào ông cũng sẽ được “phần chia”. Ông không dối trá được, nên kiên quyết không làm.

Chú thích ảnh
Từ phải qua: Nguyễn Mộng Giác, Tạ Chí Đại Trường và nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng - tác giả bài viết

Chưa hết, mỗi lần họp tỉnh, các ngành khác họ phát biểu rất hăng, ông và bác sĩ Nguyễn Minh, Trưởng ty Y tế thuộc type trí thức ngại ngùng, thường không phát biểu gì. Bởi các vị khác, chiều họ đi đánh tennis với quan chức hàng tỉnh, tối còn đến nhà đánh mạt chược ăn tiền với quý phu nhân, tất nhiên cuối cùng họ giả vờ thua, như kiểu hối lộ hợp pháp. Tết nhất họ chở cả xe Jeep quà cáp đến nhà các ổng, còn như ông quá lắm chỉ tặng chậu hoa bình thường, tự thấy hổng giống ai.

Bởi vậy, khi được rủ vào Sài Gòn tiện viết văn làm báo, ông thấy hợp, bèn viết đơn từ chức ngay và được chấp thuận.

Tôi hiểu rằng, những người lập thân bằng chữ nghĩa một cách trong sáng, con đường khoa danh hiển hoạn không thể nào không lẻ loi như tâm thế tiền nhân trong bối cảnh tôn vinh lẽ xuất xử hành tàng của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… qua những bài giảng cổ văn thời bấy giờ.

Đến đó, tôi chợt nhớ chuyện nhà thơ Quách Tấn hồi làm tòa tỉnh, khả năng học thuật và tiếng tăm văn chương ông nổi quá, những kẻ ganh tỵ căm lắm. Một lần rỗi việc, ông dạo biển với mỹ nhân, bị những kẻ này rình rập lu loa. Ông chỉ quay lại hỏi: “Đánh ghen là việc của vợ tôi hay việc của chính quyền” làm cho họ tẽn tò, dù họ không buông tha ông. Sau đó, ông đổi ra Huế, chủ yếu là tập trung viết lách.

Một chuyện khác, sau 1975, khi người ta chuẩn bị hội thảo Đào Tấn, một số vị ở Quy Nhơn cũng vào tận Nha Trang hỏi mượn các văn bản tuồng về nghiên cứu, họ nói sẽ bồi dưỡng Quách Tấn15 đồng và yêu cầu ông viết giấy tay đã nhận 3 chục! Hỏi sao lạ vậy, họ bảo để họ kiếm chút tiền tiêu. Ông cười nhẹ nhàng viết giấy đã nhận 15 đồng. Họ hơi sững nói sao hồi nãy cụ đã đồng ý không nói gì, giờ sao viết vầy? Ông tiếp tục nụ cười “thàng hậu” (hiền hậu, nhân văn) và khuyên các anh đừng cáu, tôi viết giấy để đưa các anh về thanh toán, còn tôi cho 15 đồng ấy cho các anh luôn chứ tôi không nhận đồng nào!

Nhân vật Quy Nhơn đầu tiên mà chúng tôi sôi nổi bàn luận, không phải một anh hùng cái thế, một thi sĩ lẫy lừng hay một giai nhân nghiêng thành đổ nước…mà là ông Tám Khùng! Không phải chỉ chúng tôi, mà những người đã ở Quy Nhơn các thập niên giữa của thế kỷ 20, nhất là những ai giờ đã đi xa, khi nhắc về cảnh cũ người xưa thường không thiếu bóng dáng nhân vật này. Suốt đời ông Tám Khùng 4 mùa mưa nắng, ôm một bó hoa huệ tận tình đến từng nhà có cưới xin để mừng, có tang chế để chia buồn, ai trêu chọc gì thì ông tự lấy đá đập vào ngực mình kèm theo những lời tự sỉ vả chính bản thân!

Thuở nghe tin Tám Khùng qua đời, Nguyễn Mộng Giác bảo tim ông đau thắt và ông đã viết: “Không hiểu trong trí não một người mắc bệnh tâm thần từ nhỏ như Tám Khùng, có một khoảng nào minh mẫn linh diệu để Tám Khùng cất giữ cuốn sổ ghi tỉ mỉ những kỷ niệm vui buồn của mọi gia đình trong thành phố Quy Nhơn? Hồi còn sức khỏe tráng kiện, ông đem thân ra làm vui cho bọn trẻ chúng tôi. Nay tuổi đã già, ông đem trí ra nhớ từng ngày từng tháng, theo dõi chia sẻ vui buồn của mọi người. Ông là công dân số một của Quy Nhơn, xứng đáng hơn ai hết để người Quy Nhơn trao cho vinh dự ấy”.

2. Tôi nhớ sử gia Tạ Chí Đại Trường có kể chuyện với 1 đô la, ông đã lôi được Sex In History từ chợ trời Golden West Community College mang về, và nó là cơ sở đối chiếu cho Sex và triều đại. Giáo sư F. Guillemot đánh giá cao Sex và triều đại, cho rằng Tạ Chí Đại Trường đã bắt đầu mở rộng lãnh vực nghiên cứu về chủ đề này trong khi đó là một chuyên ngành ít khi được đề cập đến trong giới nghiên cứu, nhất là tại Pháp, khi vị GS này cho biết sẽ có hội thảo quốc tế trong tháng 5/2007 ở Lyon với chủ đề: Bản sắc thân xác tại Việt Nam. Đây là một trong những tác phẩm hấp dẫn của ông mà tôi đọc không biết chán.

Chú thích ảnh
Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường

Ông kể về duyên chữ nghĩa, F.Thierry, quản thủ về Tiền cổ Á Đông thuộc Phòng Huy chương của Pháp (chắc có lẽ) đọc đâu đó trên các tờ báo chợ, báo quảng cáo của người Việt trên đất Mỹ, và ở Hội nghị Quốc tế về Cổ tiền học, Bruxelles 1991 đã đã nhắc đến ông trong báo cáo Survey of Numismatic Research 1985-1990, tạo cho ông nhiều cảm xúc khích lệ khi biết thành quả nghiên cứu về tiền cổ.

Sách Tạ Chí Đại Trường rất hấp dẫn. Ông viết sử theo quan niệm: “Nổi bật trong văn chương là tính chất nghệ thuật, còn ở sử học là tính chất hệ thống hóa của nó. Tuy nhiên có một điểm khó tách rời văn chương và sử học: Cả 2 đều phải xuất hiện qua hình thức chữ nghĩa, và nói lên điều thiết thân của con người, 1 nói về quá khứ và 1 cứ tưởng của muôn đời mà thật ra cũng chỉ là giai đoạn […]. Như vậy văn chương không chỉ nối dài lịch sử bằng hình thức của mình mà còn có tác động đẩy đưa lịch sử theo hướng mình mở ra nữa. Có vẻ như sử học bị bó trong khuôn khổ đã không làm hết nhiệm vụ”.

3. Buổi sáng ngắn ngủi ấy cũng như một số lần gặp nhau khi 2 ông về thăm quê nhà, không ngờ đã động vào nhiều việc lớn của tâm thức lịch sử, từ một số phận ngoài rìa xã hội đến vị hoàng đế trên ngai vàng. Cái duyên trào lộng sâu sắc của những đại danh làng văn Bình Định mà tôi may mắn được hân hạnh tiếp xúc, từ Quách Tấn, Chế Lan Viên, Yến Lan… cho đến Nguyễn Mộng Giác, Tạ Chí Đại Trường, qua cách họ trò chuyện, mỗi người một vẻ nhưng đều cho tôi một cảm giác chung rằng sự to tát nằm trong điều giản dị, sức mạnh của thiên cổ lắng đọng trong nụ cười “thàng hậu”đặc trưng của vùng đất mà tiếng ngựa hí voi gào trong nhiều thế kỷ bể dâu đã lặng chìm dưới những hồ sen quanh các lũy thành trùng điệp, ngát một mùi hương bình thản.

Tôi rất cảm kích vì các ông không ngại tôi thế hệ sau, mà trò chuyện thật thân tình cởi mở và đều hưởng ứng việc cùng chụp chung mấy tấm ảnh kỷ niệm. Trong cảm xúc mạnh, tôi có nghĩ ra một tứ thơ và nói sẽ viết một bài thơ về sự kiện này. Và bài thơ Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác và Tạ Chí Đại Trường trên Tạp chí Sông Hương hãy còn như một kỷ niệm không thể nào quên.

Năm nay, bao nhiêu mùa Xuân đi qua, tác giả Sông Côn mùa lũ Thần, người và đất Việt đã về nơi thiên cổ. Bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn đọc lại những tác phẩm Nguyễn Mộng Giác (1940-2012), Tạ Chí Đại Trường (1938-2016), những tư liệu càng cũ bao nhiêu qua bút mực độc đáo diệu kỳ của các ông lại mới lên bấy nhiêu, đặc biệt các vấn đề lịch sử văn hóa Bình Định, số phận một vùng đất và số phận những con người. Dù câu hẹn hò bâng quơ về cuộc hành hương xe ngựa dấy lên, nếu một ngày nào đó ông có điều kiện về thăm lại Vân Hội, An Thái, Hòa Bình, sông Côn... không còn cơ hội nào thực hiện nữa…

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.