Nhìn lại 'văn hóa đi chùa' (kỳ 1): Đi chùa, trước hết hãy hiểu mình muốn gì

Những bê bối vừa diễn ra tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) chỉ là phần nổi của một vấn đề đã được nhắc tới từ rất lâu: cách đi chùa - cũng như cách hiểu về đạo Phật - của một bộ phận lớn du khách hiện nay đang “rất có vấn đề”.
28/03/2019 06:40

(Thethaovanhoa.vn) - Những bê bối vừa diễn ra tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) chỉ là phần nổi của một vấn đề đã được nhắc tới từ rất lâu: cách đi chùa - cũng như cách hiểu về đạo Phật - của một bộ phận lớn du khách hiện nay đang “rất có vấn đề”.

Khi lễ chùa được 'dịch vụ hóa'

Khi lễ chùa được 'dịch vụ hóa'

Suốt nhiều thế kỷ, chùa Việt là hình ảnh gắn với sự trầm mặc, với lối sống khổ hạnh, lánh xa trần thế của các bậc chân tu. Để rồi, hơn chục năm qua, một cuộc dịch chuyển thú vị bỗng diễn ra.

Dâng lễ “khủng”, xô đẩy khi thắp hương đặt lễ, giẫm đạp lên nhau để tranh lộc, rồi khấn cầu những thứ vốn rất xa lạ với cửa Phật như quan lộc, tình, tiền… - những hiện tượng ấy mới chỉ xuất hiện trong một số năm gần đây, nhưng lại diễn ra thường xuyên.

Vậy, người xưa đi chùa thế nào, và chúng ta có thể học gì từ tâm thế của họ? Đó là nội dung cuộc trao đổi giữa Thể thao &Văn hóa (TTXVN) và TS triết học Nguyễn Văn Vịnh (nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Phát triển), chuyên gia về tôn giáo và tín ngưỡng.

* Mỗi hiện tượng phản cảm xảy ra ở khách hành hương, chúng ta lại nói với nhau rằng trong quá khứ, điều ấy không bao giờ xảy ra ở chùa. Vậy, người xưa đi chùa với văn hóa và tâm thế ra sao, theo ông?

- Tôi có thể nói ngắn gọn rằng, khách hành hương khi xưa hành xử đúng, bởi họ hiểu về Phật giáo.

Đạo Phật là một tôn giáo lớn trên thế giới với tư tưởng triết học, giáo lý chặt chẽ, tuy nhiên lại rất trong sáng và dễ hiểu. Nó dạy con người ta tu tâm, hướng thiện, và vượt qua mọi khổ ải, trầm luân bằng trí tuệ của mình. Bởi, khi có trí tuệ - hoặc ở mức phát triển cao hơn với khái niệm “trí huệ”, người ta sẽ ngộ ra rằng mọi cuộc đời khi kết thúc đều giống nhau, mọi chúng sinh đều bình đẳng trước Phật. Từ đó, chuyện “tham sân si” trong cuộc sống là vô nghĩa.

Chú thích ảnh
TS Nguyễn Văn Vịnh

Do vậy, Phật giáo không bao giờ có những nghi lễ xa hoa, phù phiếm. Tương tự, những ngôi chùa Việt trong quá khứ đều giản dị, khiêm cung, hài hòa với tự nhiên – một hình ảnh gắn với sự trầm mặc, với lối sống khổ hạnh, lánh xa trần thế của các bậc chân tu. Trong khuôn viên chùa, kiến trúc và nghệ thuật tạo hình đều gợi cho du khách cảm giác thanh bình tĩnh lặng, từ đó mở ra khả năng chiêm nghiệm, suy tư với bản thân mình.

*Một cách cụ thể, vậy chúng ta nên cầu gì khi tới cửa Phật?

- Từ đặc thù của Phật giáo, người xưa không bao giờ tìm đến nhà chùa để cầu lộc, cầu tài. Muốn những điều ấy, họ sẽ tìm đến hệ thống các đền, phủ, miếu hoặc các cơ sở tín ngưỡng khác. Còn nhà chùa là nơi để con người tìm kiếm trạng thái tâm lý tĩnh lặng sau những nặng nề của cuộc sống trần thế. Ở trạng thái yên bình ấy, họ có thể tập trung để chiêm nghiệm và suy nghĩ, đưa ra những quyết định để điều chỉnh sự “tham sân si” của mình trong đời thường.

Do đó, khách hành hương luôn có tâm thế nghiêm túc, điềm đạm khi đi tìm kiếm sự bình an . Sự nghiêm túc ấy trước hết đến từ y phục lịch sự, đàng hoàng, từ tâm thế không cười đùa, không xô đẩy hoặc nói những lời bất nhã. Và, vì là nơi cửa Phật, du khách luôn cần biết nhường nhịn người khác trong chuyện xếp hàng lễ bái thắp hương, khi có chút lộc như xôi, oản, trái cây được nhà chùa “đưa tay” thì cần đón nhận với thái độ khiêm cung, điềm đạm, thậm chí đến lượt mình mà hết phần thì thôi.

* Còn chuyện làm công đức, một vấn đề thường xuyên được báo chí nhắc tới gần đây, thì sao?

- Chuyện đặt tiền giọt dầu, làm công đức, cúng đường Tam Bảo… đơn giản là tùy tâm và luôn đòi hỏi sự nghiêm túc, thành kính của người tới chùa. Cần nhớ, với triết lý nhà Phật, không bao giờ có chuyện người làm công đức nhiều sẽ có phúc quả lớn. Nhiều hay ít thì người ta cũng công đức với tinh thần im lặng tay phải làm phúc thì không để tay trái biết chứ không khua chiêng gõ mõ…

Chú thích ảnh
Nạn nhét tiền, xoa tiền vào tượng Phật tại chùa là hiện tượng thường được dư luận phản ánh (ảnh tư liệu có tính minh họa)

* Vậy, nhìn lại các hiện tượng phản cảm từ khách hành hương mà dư luận từng nhắc tới, ông nghĩ rằng đâu là lý do của tình trạng này?

- Có rất nhiều lý do phức tạp. Nhưng tựu trung, tất cả đều quy về sai lầm lớn nhất, với cách thiển cận rằng Phật có quyền năng lớn, có thể làm được tất cả, bao gồm cả việc ban phát tiền bạc, quyền chức, sức khỏe cho chúng sinh.

Người ta chen chúc nhau đi chùa để xin lộc, nhét tiền lẻ loạn xạ vào tay bất kì pho tượng Phật nào trong sân, rồi thậm chí tổ chức kinh doanh trá hình tại các ngôi chùa cũng chủ yếu dựa trên tư duy ấy. Tôi nói thẳng, đó là một điều đáng hổ thẹn vì đi ngược lại triết lý nhà Phật.

*Có một thực tế: vào mùa lễ hội, nhiều người muốn tới chùa, nhưng lại ngần ngại khi nghĩ tới cảnh chen chúc của một biển người hỗn loạn, xô bồ với khói hương nghi ngút. Nếu được, ông sẽ tư vấn thế nào với họ?

- Thực tế, không phải ngôi chùa nào cũng vậy. Tôi lấy ví dụ ngay tại khu phố cổ Hà Nội, rất nhiều ngôi chùa cổ tồn tại từ lâu nhưng không có quá nhiều du khách tới thăm. Là nơi để hoằng dương Phật pháp, không phải chỉ những ngôi chùa nổi tiếng hay có kiến trúc hoành tráng thì mới có Phật. Nghĩ như vậy, thì đó không phải là chuyện của Phật nữa, mà là chuyện của người (cười).

Như thế, chúng ta cần hiểu mình muốn gì, trước khi tới chùa. Nếu thật sự muốn tìm sự yên bình tĩnh lặng- chứ không phải là chen vai thích cánh, khoe mẽ theo phong trào – thì mỗi người sẽ tự có những lựa chọn phù hợp. Tất nhiên, trong trường hợp muốn kết hợp với vãn cảnh, chiêm ngưỡng những ngôi chùa tại các điểm danh thắng thì chúng ta hoặc phải chọn thời điểm phù hợp, hoặc phải chấp nhận chuyện đông người trong những mùa lễ hội.

*Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện.

(Còn tiếp)

Cúc Đường (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.