Nhà thơ Lê Minh Quốc: Ăn là một từ có vị trí thượng thừa trong tiếng Việt

Bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt" (3 cuốn) của Lê Minh Quốc phát hành dịp cuối năm 2021 đã tạo được ấn tượng độc đáo trong lòng bạn đọc, vì có cách tiếp cận dí dỏm và rất thi vị.
05/02/2022 11:00

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (3 cuốn) của Lê Minh Quốc phát hành dịp cuối năm 2021 đã tạo được ấn tượng độc đáo trong lòng bạn đọc, vì có cách tiếp cận dí dỏm và rất thi vị. Anh quan niệm chính lời ăn tiếng nói, lối truyền miệng đã là sức mạnh trường tồn của một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, cướp phá, tiêu diệt tàn bạo.

Nhà thơ Lê Minh Quốc 'khơi dòng văn hóa Việt'

Nhà thơ Lê Minh Quốc 'khơi dòng văn hóa Việt'

Cuốn sách "Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt" của Lê Minh Quốc vừa phát hành chọn một chủ đề lớn, nhưng có cách tiếp cận nhỏ, vì vậy mà đọc dễ dàng, thú vị. Sách mở ra một cái nhìn trải dài, thông qua các nhân vật từ huyền sử, truyền thuyết, tâm linh cho đến đời thực, các anh hùng, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân…

Như lời nói đầu cuốn sách đã nêu rõ, bộ sách này không phải là công trình lý thuyết về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ, mà nó là những cảm nhận, thu thập và trải nghiệm của một nhà thơ, một nhà văn từ thực tế và từ nhiều nguồn từ điển, tự vị...

Qua đó, sự học tiếng Việt trong suốt bốn mươi năm làm nghề viết lách đã giúp tôi tích lũy một ít kiến thức nho nhỏ, nay, xin được chia sẻ với đông đảo những ai yêu tiếng Việt, yêu văn hóa Việt. Nghĩ rằng, tôi không hề đơn độc trên hành trình này vì tự nguyện làm người học trò tiếp bước theo các bậc thầy đáng kính nghiên cứu về tiếng Việt đã và đang đi trước...

Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Lê Minh Quốc về tiếng Việt.

Chú thích ảnh
Nhà thơ Lê Minh Quốc. Ảnh: Liên Anh

* Bộ sách có các tít phụ một vần như “Dích dắc dật dìu dư dí dỏm” khá thú vị. Từ góc độ của tiếng Việt, anh muốn gởi gắm điều gì đầu tiên qua các tít phụ một vần này?

- Khi đặt tên sách theo lối không “đụng hàng”, còn nhằm ngụ ý chia sẻ cùng bạn đọc rằng bất kỳ mẫu tự nào thì người Việt vẫn có thể đặt thành câu hoàn chỉnh, rõ nghĩa. Há chẳng phải là một phần của sự lắt léo trìu mến, cắc cớ thân thương của tiếng Việt đấy sao? Không những thế, ở tay gấp mỗi tập đều có in bài thơ, bạn đọc thử xem một khổ nhé: “lắt léo lượn lờ luôn lịch lãm/ tiếng ta thanh thoát thiết tha thương/ chọn chữ chắt chiu chan chứa chữ/ thắm thiết tình ta thấy tỏ tường”. Rất tự nhiên và rõ nghĩa, chứ không hề gò bó. Tiếng Việt của mình, nghe cứ du dương, phải không nào?

Không phải ngẫu nhiên mà khi tổng kết, hệ thống lại các công trình nghiên cứu về tiếng Việt trước đó, A. de Rhodes đã công bố Từ điển Việt-Bồ-La (1651), ông nhận định riêng các dấu “như là hồn của các từ trong phương ngữ này” - ta hiểu đó chính là linh hồn của tiếng Việt - “Cũng giống như những gam trong nhạc châu Âu”. Lời nhận xét này thật thú vị, nhiều người ngoài cũng cảm nhận tiếng Việt phát âm líu lo giống như tiếng chim! Thế thì, khi đặt nhan đề một cách ngộ nghĩnh, cho cả 3 tập sách, trước hết, bạn cũng đã ít nhiều hình dung ra sự lý thú từ các từ tiếng Việt.

Chú thích ảnh

* Có thể nói bộ sách này là một liên văn bản (intertextuality), nơi mà “Dích dắc dập dìu dư dí dỏm” (bàn về ăn học, ăn ở), “Chơi chữ chanh chua chan chát chữ” (bàn về ăn, ăn chơi), và “Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo” (bàn về ăn nói, cười chơi). Vì sao anh muốn bàn về văn hóa Việt từ những điều thường nhật nhất như ăn, ăn chơi, ăn nói, ăn ở?

- Tất nhiên sự phân chia này, chỉ có tính cách tương đối, không thể tách bạch rạch ròi, vì rằng, theo những gì đã khảo sát, tôi mạo muội nghĩ rằng: Ăn là một từ có vị trí thượng thừa, “cao thủ võ lâm” trong tiếng Việt, nó độc đáo, đặc biệt, chi phối trùng trùng điệp điệp vốn từ, quán xuyến toàn bộ sinh hoạt, thậm chí tính cách của dân tộc Việt. Do đó, khi bàn về văn hóa Việt, tôi đã mạnh dạn chọn lấy từ tiêu biểu nhất trong tâm thức lẫn tính cách người Việt, đó là từ “ăn”.

Một ví dụ. Ta thử quay ngược lại thời Hùng Vương dựng nước với sự tích bánh chưng bánh dày. Chuyện là sau khi phá được giặc Ân, đất nước thái bình, trăm họ yên vui, đời sống sung túc. Sau bao năm trị vì, tuổi đã già, nên vua Hùng muốn tìm người nối ngôi. Điều kiện ngài đưa ra vẫn là món ăn thể hiện hiếu nghĩa làm con, đạo lý làm người, ắt sẽ được truyền ngôi. Sự thể thế nào, ta đã biết, nhưng rõ ràng ẩn trong huyền sử này vẫn là thông điệp: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm thì trọng trách của người đứng đầu quốc gia, lãnh thổ phải là lo miếng ăn cho dân, không chỉ ăn no mà còn phải ăn ngon. Có phải đây là ngụ ý của sự tích bánh dày, bánh chưng dặn dò đời sau? Vì lẽ đó, chủ đề trong bộ sách này, tôi mạnh dạn chọn từ “ăn” là vậy.

Chú thích ảnh
Bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (3 cuốn) của Lê Minh Quốc

* Qua năm tháng, dù gắn với những điều thường nhật thì tiếng Việt cũng sẽ thay đổi rất nhiều về vỏ ngữ âm và ngữ nghĩa. Khó khăn của anh là gì?

- Tìm về chất liệu từ câu cửa miệng đã và đang tồn tại, cũng là một hướng quan trọng để ta tiếp cận với văn hóa. Vì lẽ đó, khi viết bộ sách này, tôi hết sức chú trọng đến lời ăn tiếng nói của người xưa. Khổ nỗi, có những từ mà “tôi và chúng ta” đều ngắc ngứ.

Xin nêu một hai thí dụ đã khiến tôi mất khá nhiều thời gian tìm hiểu, chẳng hạn tục ngữ có câu “Chết xuống âm phủ, còn hơn bầu chủ ở dương gian”; hoặc “Làm trai chớ hề bầu chủ, làm gái chớ làm mụ dầu”. Vậy “mụ dầu” là gì? Trước hết xin nói, trong tiếng Việt giữa D và GI có lúc không phân biệt rõ ràng, rành mạch, vì thế còn có cách ghi “mụ giàu”. Về từ “bầu chủ” đơn giản là người đứng ra bảo đảm, chịu trách nhiệm với người cho vay để người khác được vay nợ, Từ điển Việt - Hoa - Pháp (1937) của Gustave Hue cho biết còn có từ tương đương là bầu lĩnh.

Còn “mụ giàu”, đã chịu khó tra nhiều từ điển, hỏi nhiều người nhưng ai nấy đều ngắc ngứ, may sao Gustave Hue cho biết: “Mụ dầu: proxénéte”, ta hiểu là tú bà trong giới buôn hương bán phấn. Với từ mụ giàu, Tự điển Việt Nam - Chinois - Francais của Eugène Gouin (1957) còn ghi nhận từ tương đương là mụ trùm/mụ quản. Còn Việt Nam tân tự điển (1965) của Thanh Nghị giải thích: “Mụ trùm: người đàn bà đứng chủ nhà đĩ, nhà thổ”. Đến nay, từ mụ giầu/giàu/dầu đã mất hút. Tóm lại, “mụ dầu/giàu” chính là con mẹ “Thoắt trông lờn lợt màu da/ Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?”, đích thị Tú Bà đó thôi. Mà, lời răn làm trai chớ làm bầu chủ, làm gái chớ làm mụ dầu/ mụ giầu, không hề lỗi thời, thời nào cũng đúng chóc.

* Trong lời nói đầu, anh chia sẻ rằng mình viết bộ sách này từ việc học thêm tiếng Việt của một nhà thơ - người sáng tác, chứ không phải một nhà ngôn ngữ. Góc độ và góc nhìn của nhà thơ cho anh những thuận lợi gì?

- Không riêng gì tôi, tôi nghĩ rằng bất kỳ nhà thơ nào nếu thật sự yêu tiếng Việt, chắc chắn họ sẽ có cảm nhận theo kiểu của họ về từ đó. Có thể giống nhưng cũng có thể khác với nhà ngôn ngữ học.

Chỉ xin nêu một thí dụ, bàn về y dài/y-cờ-rết, vài nhà thơ đã nghĩ xa hơn một chút xíu, vì “ết/rết” dễ dàng bắt nhịp qua “ết/lết”. Thế là “y-cà-lết” gia nhập vào câu chuyện đang bàn, để ta thấy rằng, không phải ngẫu nhiên trong tiếng lóng “y-cà-lết” được dùng ám chỉ người tàn tật, đi đứng không bình thường. Đã thế, họ còn dễ dàng cảm nhận qua câu thơ của Nguyên Sa: “Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm/ Tờ hoa trang sách cũng nằm im/ Đầu thư và cuối cùng trang giấy/ Những chữ y dài trông rất ngoan”. Có thể nói, khi quan sát từ đó, nhà thơ không nhìn nó như một “xác chữ” vốn có, mà họ liên tưởng đến hình tượng của từ đó nữa.

Chú thích ảnh

* Hiện cũng có vài người viết về tiếng Việt theo kiểu văn ngôn dẫn chứng giống như anh, góc độ nhà thơ giúp anh có những khác biệt nào?

- Có khác biệt chăng, vẫn là lúc tôi vận dụng những gì mà ông bà mình đã thể hiện qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ, qua lời ăn tiếng nói từ xửa từ xưa. Vì rằng, tôi quan niệm đó vốn là trí tuệ của dân tộc ta truyền miệng từ đời này qua đời nọ. Trộm nghĩ đó là một cách “giữ của” tốt nhất đã có từ thời dựng nước - giữ nước, chứ không nhất thiết phải thể hiện trên giấy trắng mực đen, bia đá. Đất nước phải luôn đối đầu với nạn ngoại xâm, cha ông ta chọn lối truyền miệng sẽ không một kẻ thù nào có thể tước đoạt hoặc tiêu diệt nổi. Thế thì, cách nói ấy thể hiện như thế nào để có thể tồn tại qua thăng trầm năm tháng? Tôi lấy đó làm chuẩn, làm mẫu mực khi sử dụng là văn liệu dẫn chứng cho một từ, một vấn đề nào đó.

* Vì sao anh nói rằng đa số người Việt mới tưởng mình thông thạo/am hiểu tiếng Việt, nhưng thực ra là chưa phải?

- Để trả lời câu hỏi này, thay vì phải chứng minh dài dòng văn tự, cho phép tôi được kể lại hai câu chuyện về cách sử dụng tiếng Việt của ba miền. Thử xem như thế nào nhé. Rằng, vào thập niên 1980 khi còn là sinh viên khoa Ngữ văn của Đại học Tổng hợp TP.HCM, chúng tôi có đi thực tế sưu tầm văn học dân gian tại An Giang. Tôi cùng dăm người bạn khác được gửi đến ăn ở tại nhà anh Bảy trưởng ấp ngụ tại kênh Sinh Hù, mỗi ngày anh chèo xuồng đưa chúng tôi vào các vùng lân cận “thao tác nghiệp vụ”.

Ngày nọ, mấy bà má vỗ đùi cái đét: “Chèn ơi, nghe giọng nói, má biết ngay mấy con ở xứ Huế”. Ơ hay, tại sao lại xứ Huế, trong khi đó, tôi ở Quảng Nam, hai bạn kia ở Hà Nội, giọng nói rành rành là vậy, sao má lại nói thế? Sau này, tìm hiểu tôi mới biết, đối với các các bậc cao niên trong Nam thì “xứ Huế” là một khái niệm dùng chỉ nơi nào xa lắm, rất xa, chứ không cụ thể nhằm chỉ địa danh “Huế”. Chỉ người miền Nam mới nghĩ thế? Không, ngay cả người Quảng Nam cũng thế.

Lại nữa, lúc ở An Giang, bọn tôi hay đùa là xin… làm rể ở nhà đó khi tăm tia thấy trong nhà có cô con gái xinh đẹp. Biết lũ sinh viên còn trẻ măng, tinh nghịch, thích đùa, các má bảo: “Nói nào ngay, rể điên điển là không được đó nghen”. Ta giải thích làm sao về cụm từ “rể điên điển”? Cũng như lúc tôi ra Hà Nội, khuya lắc khuya lơ, bạn rủ ra Cấm Chỉ ăn lót dạ, bước vào quán dõng dạc: Một tô bốc mả. Nghe rợn tóc gáy. Thế thì “bốc mả” là gì?

Việt Nam là nước đa dạng văn hóa và dân tộc, nhiều đặc trưng vùng miền, để thông thạo/am hiểu tiếng Việt, đâu phải dễ.

* Trân trọng cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này. Chúc anh và gia đình năm mới sức khỏe.

Văn Bảy (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa Xuân Nhâm Dần

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.