Văn hóa đọc: 'Cậu bé Sài Gòn' - một Lục Vân Tiên tuổi thiếu niên

Cuốn sách "Cậu bé Sài Gòn" của nhà văn Đài Loan (Trung Quốc) Trương Hữu Ngư đã được Phạm Thanh Vân chuyển ngữ, NXB Kim Đồng ấn hành từ năm 2020.
17/06/2023 08:21
Trần Quốc Toàn

LTS: Cuốn sách Cậu bé Sài Gòn của nhà văn Đài Loan (Trung Quốc) Trương Hữu Ngư đã được Phạm Thanh Vân chuyển ngữ, NXB Kim Đồng ấn hành từ năm 2020. Cuốn sách đã đoạt được rất nhiều giải thưởng ở xứ Đài và được đưa vào chương trình khuyến đọc của vùng lãnh thổ này. Tâm đắc với cuốn sách, và với góc nhìn đặc biệt, nhà văn Trần Quốc Toàn đã có bài viết dành cho Thể thao và Văn hóa nhân mùa sách Hè này.

1. Ở chương cao trào của Cậu bé Sài Gòn của Trương Hưu Ngư, câu chuyện diễn ra bên TP Cao Hùng, người mẹ chồng xứ Đài đòi lột truồng cô con dâu Việt Nam trước sự chứng kiến của số đông xóm giềng để tìm hai sợi dây chuyền vàng bị mất! Trước đó chính bà ta tát trái con dâu trước mặt đứa cháu trai nối dõi tông đường, cô con dâu sinh cho bà! Những tính huống giàu kịch tính ấy tạo đà văn để nhân vật chính, cậu bé Thiếu Khoan ứng xử như một hiệp sĩ.

Thiếu Khoan như lính cứu hỏa dập tắt "đám cháy" lõa thể kia bằng cách nhận tội ăn cắp dù mình không làm: "Em giận dữ, mặt nóng lên hét lớn: "Là con lấy đấy. Con đem bán rồi, tiền cũng tiêu hết rồi […] Sau này kiếm được tiền, con sẽ mua mười sợi dây chuyền đền cho bà" (tr.100).

Thiếu Khoan chịu nhục, chịu ăn đòn, để giữ tiếng thơm cho mẹ mình. Kiểu hành hiệp nóng vội, tự phát của Thiếu Khoan đưa nhận vật này tới một thử thách khác. Thiếu Khoan buồn bực bỏ nhà đi chơi game ngoài tiệm cà phê, sắp lạc lối trong đời sống ảo, khiến người điềm tĩnh như ba em cũng nổi đóa "gầm lên" và dạy con bằng một trận đòn: "Ba chống nạng bằng tay trái, còn tay phải đánh em…".

Thiếu Khoan đứng chịu trận vì nghĩ: "Em chỉ cần lùi lại phía sau một bước hoặc đẩy nhẹ một cái là ba có thể ngã sóng soài, vì một cái nạng của ba không đỡ nổi cả nửa thân trên vạm vỡ, nhưng em không làm thế" (tr.111).

Không chỉ là đứa con ngoan khoanh tay chịu đòn, Thiếu Khoan còn là người có học, biết ứng xử đẹp, biết nghĩa hiệp với người khuyết tật.

Văn hóa đọc: 'Cậu bé Sài Gòn' -  một Lục Vân Tiên tuổi thiếu niên - Ảnh 1.

Cuốn “Cậu bé Sài Gòn” của Zhang You Yu (Trương Hữu Ngư)

2. Người cha Đài Loan tên Tân của cặp song sinh Thiếu Khoan - Thiếu Nam lại nghĩa hiệp một kiểu khác, nói ít làm nhiều!

Ông có khuyết tật ở đôi chân vì bị bại liệt từ nhỏ nhưng là thợ đồng hồ lành nghề. Người cha Đài Loan ấy nhờ tay nghề thâm hậu, mà như đã làm chủ được thời gian! Ngay khi muốn nói những lời đầu tiên với hai đứa con sinh đôi của mình, ông cũng giao việc ấy cho thời gian, ông để dòng sức mạnh vô hình kia lên tiếng bằng thứ "bản ngữ" của nó, thứ ngôn ngữ không cần phiên dịch, một ngôn ngữ chung cho loài người, ông "… lấy ra hai chiếc đồng hồ đeo tay. Giơ tới sát gần tai em và Thiếu Nam. Em nghe thấy những tiếng kêu tích tắc tích tắc" (tr.15).

Người cha ấy có một kho thời gian như thế, vì ông, hành nghề như hành hiệp. Thiếu Khoan từng chứng kiến "Có lần ba nhặt từ dưới đất lên một chiếc đồng đồng hồ đã bị dẫm bẹp, vừa lau bụi vừa nói: Có thể sửa được, có thể sửa được. Trong ngăn kéo bàn của ba đầy ắp những chiếc đồng hồ đã sửa xong. Cả nhà đều không biết ba em tích trữ những chiếc đồng hồ đó làm gì?" (tr.141).

Một dấu chấm hỏi thật khéo trong việc dẫn dắt cốt truyện! Nó vừa tạo dịp để chính Thiếu Khoan trả lời tức thì, thêm màu cổ tích vào một tác phẩm dành cho thiếu nhi: "Em nghĩ hẳn là ba rất muốn thu nhỏ lại để có thể chui vừa vào trong ngăn kéo. Mỗi ngày trong đó đều có mấy chục chiếc đồng hồ đeo tay kêu tích tắc tích tắc mê hoặc ba". Câu hỏi ấy cũng là cách phục bút để, hỏi từ trang 141 này, nhưng tới trang 157 bạn đọc mới được nghe câu trả lời, qua lời kể của mẹ Thiếu Khoan, khi "Đội vệ sĩ nhà má  đẻ" muốn quyên góp đề có quỹ hoạt động, bảo vệ các cô dâu người nước ngoài, thì: "Chồng tôi đưa cho tôi cái túi bằng giấy nặng trĩu tay. "Em mang đi bán gây quỹ" - anh Tân nói. Tôi mở túi ra xem, là bảy mươi chiếc đồng hồ hỏng trong ngăn kéo mà anh Tân đã sửa cho chạy tốt".

Và tới trang 184, bạn đọc biết thêm, túi quà thiện nguyện của cha Thiếu Khoan bán được những  7.000 tệ, biết thêm chính Thiếu Khoan rủ ba, cùng ba hướng việc nghĩa hiệp tới thời sự toàn cầu "…bỏ ra chút tiền mua những chiếc đồng hồ cũ sửa lại rồi đem bán, vừa có thể bảo vệ môi trường, lại kiếm được tiền" (tr184).

Một người thợ sống lặng lẽ trong một góc phố nhỏ vậy mà có người biết tiếng, từ Đức mang đồng hồ Thụy Sĩ tới Đài Loan nhờ ông sửa chữa, để được đưa cái đồng hồ mới sống lại, ắp vào tai mình, nghe lại "... tiếng của ông nội tôi trong kí ức" (tr.167).

Là người thợ nhưng ba Thiếu Khoan cũng là nhà thơ của em khi ông có lời nói đẹp: "Nếu ví máu của người Đài Loan có màu xanh da trời, máu của người Việt Nam có màu vàng thì khi con đi xét nghiệm máu, con sẽ phát hiện ra máu của mình có màu xanh lá cây" (tr.90).

Thông điệp tích cực nhất, của cuốn sách, nữ tác giả Trương Hữu Ngư đã để đưa con Thiếu Khoan nói lên ngay từ dòng đầu tiên, của câu chuyện: "Em là người trái đất" (chứ không của riêng quốc gia nào), tới đây với màu máu xanh có tính ẩn dụ, người cha nói với con, thì nhân vật hiện thực mẹ Việt, cha Đài, 10 tuổi, học lớp 5 tên là Thiếu Khoan, lại như có sức vóc và nội lực của một huyền thoại!

3. Có thể ví bà mẹ Việt Nam của bé Thiếu Khoan là người sinh ra câu chuyện này bằng đức hi sinh của mình vì chuyện bắt đầu khi bà chấp nhận dấn thân xa quê, làm nàng dâu xứ Đài Loan để "nhà mình sẽ có ruộng và mọi người sẽ sống trong ngôi nhà khang trang" (tr.5). Nhân vật này có đủ học vấn để tự lí sự, giữa cho mình lẽ phải, để dạy con nói và viết tiếng Việt! Bà phản ứng khi bị coi là một món hàng, chứ không phải một cô dâu cùng những sính lễ: "Khi còn ở Việt Nam tôi là người kiếm tiền chính trong gia đình, sau khi lấy chồng Đài Loan, gia đình tôi thiếu mất một chỗ dựa. Ngược lại gia đình Đài Loan lại có thêm một người làm việc nhà. Chẳng lẽ họ không cần trả cho gia đình tôi ở Việt Nam một phí bồi thường sao? Tôi nói có gì sai không? Sai ở chỗ nào?" (tr.37).

Bà tự tin giữa nhiều khó khăn và phiền muộn: "Nếu nội tâm của tôi vững vàng như một tòa thành, thì dù người ta công kích thế nào cũng không thể khiến tôi sụp đổ được" (tr.60).

Bằng sự tự tin cùng với tình yêu "điềm tĩnh" và "trầm lặng" mà người chồng dành cho mình, nàng dâu ấy, người mẹ hai con ấy, nhẫn nhịn chịu đựng tới ngày người mẹ chồng khó tính tìm ra hai sợi dây chuyền vàng chính bà giấu đi, rồi quên chỗ giấu (như đã kể ngay đầu bài viết này)! Bà mẹ Đài Loan đã "tâm phục" tặng con dâu xấp vải đẹp cùng tiền công may để cô may và diện, áo dài Việt Nam.

4. Cậu bé Sài Gòn có tới 2 nhân vật người kể chuyện ở đại từ ngôi thứ nhất, đấy là Thiếu Khoan xưng "em" và mẹ của Thiếu Khoan, xưng "tôi". Lối kể 2 giọng này khiến tác phẩm hợp với nhiều lứa tuổi độc giả cho dù ngoài bìa sách xác định đây là tác phẩm dành cho tuổi 10+ . Hai giọng kể như một đối ca kết nối các tình tiết, diễn biến khiến tác phẩm như một hợp xướng ngợi ca lối sống nghĩa hiệp.

Ngợi ca Phúc thợ giầy "ục ịch và lùn tịt", nhưng kiên trì luyện đường kim, để không những có thể "sửa giầy miễn phí suốt đời" cho Thiếu Khoan bạn mình mà còn có thể kiên trì giấc mơ thiết kế "đôi giầy đa năng" cho người Trái đất dùng nó "nhảy qua sông". Giấc mơ nghĩa hiệp chưa thực hiện được nhưng tinh thần nghĩa hiệp ấy đã giúp em trở thành nhân vật chính của cuốn sách "Thiếu hiệp sửa giầy" mà tác giả là ông chủ tiệm sách cũ tên Kính Đen, bác hàng xóm độc thân của Thiếu Khoan, một "Đại hiệp cô độc" (tr.158) người đã mở khung cửa văn học nối dài giấc mơ cho những nhân vật thiếu nhi của cuốn sách.

Câu chuyện của Thiếu Khoan - Thiếu Nam, bên mẹ Việt, cha Đài, của hai em, cùng những người hàng xóm… chính là ca từ của bản hợp xướng truyền đi cảm hứng, hãy  sống nghĩa hiệp để kết nối con người vào một quê hương chung tên là Trái đất.

"Chú cảnh sát xoa đầu em, cảm ơn em đã giúp họ. Chú còn khen em nói tiếng Việt rất lưu loát. Em vui sướng như thể giữa bao nhiêu đứa trẻ mang hai dòng máu Đài - Việt chỉ mình em biết tiếng Việt. Về nhà em kể lại chuyện này với mọi người. Má em vui như trúng xổ số, má liếc trộm bà nội. Bà nội cười nửa miệng thủng thẳng phán: "Con phải nói tiếng Mân thạo như tiếng Việt mới là giỏi" (Trích "Cậu bé Sài Gòn, tr.163)

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.