U22 Việt Nam cực khó lường: Bí mật của ông Park nằm ở đâu?
(Thethaovanhoa.vn) - Đá 3 trận thắng cả 3, U22 Việt Nam xây chắc ngôi đầu bảng B bóng đá nam SEA Games và tràn trề hi vọng vào bán kết. Chúng ta cùng xem cách ông Park gây bất ngờ cho đối thủ.
* Xem bảng xếp hạng bóng đá nam U22 SEA Games 30 mới nhất TẠI ĐÂY:
https://www.flashscore.com/football/asia/southeast-asian-games/standings/
Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nam SEA Games 30 hôm nay:
* 15h00 ngày 03/12, U22 Lào vs U22 Thái Lan (bảng B, VTV6)
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
* 19h00 ngày 03/12, U22 Singapore vs U22 Việt Nam (bảng B, VTV6)
https://fptplay.vn/truc-tiep-bong-da.html
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://www.vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6
* Xem bảng tổng sắp huy chương SEA Games 2019 mới nhất:
https://en.wikipedia.org/wiki/2019_Southeast_Asian_Games#Medal_table
* Xem trực tiếp SEA Games 30 2019 - đoàn thể thao Việt Nam:
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
Sau 3 trận đấu, U22 Việt Nam ghi được 14 bàn thắng và 14 bàn thắng này được chia cho 9 cầu thủ. Ngoài Đức Chinh (4 bàn), Tiến Linh (3 bàn) thì 7 bàn còn lại chia đều cho 7 cầu thủ gồm Quang Hải, Trọng Hùng, Trọng Hoàng, Việt Hưng, Thành Chung, Hùng Dũng và Hoàng Đức.
Đáng chú ý là cứ trận sau, U22 Việt Nam lại có những cầu thủ ghi bàn khác với trận trước. Chúng ta thắng U22 Brunei 6-0 nhờ công Đức Chinh (4 bàn), Trọng Hùng và Việt Hưng. Chúng ta thắng U22 Lào 6-1 nhờ công Tiến Linh (3 bàn), Hùng Dũng, Quang Hải, Trọng Hoàng. Chúng ta thắng U22 Indonesia 2-1 nhờ công Thành Chung, Hoàng Đức.
Nếu việc Đức Chinh và Tiến Linh là hai cầu thủ ghi bàn nhiều nhất không phải chuyện bất ngờ vì họ đá trung phong, chơi cao nhất và được đồng đội làm bóng nhiều thì việc 7 bàn thắng còn lại chia đều cho 7 cầu thủ khác nhau của U22 Việt Nam khiến đối thủ rất khó phòng bị.
Tập trung “chăm sóc” Tiến Linh hoặc Đức Chinh ư? Vậy còn những cầu thủ khác? Đối phó với một đội bóng có tới 9 cầu thủ ghi bàn tới lúc này không bao giờ là chuyện dễ dàng, nếu không muốn nói là vô cùng khó khăn. Biết tập trung kèm ai bây giờ?
Không đội nào có khả năng tấn công và ghi bàn đa dạng “chết người” như U22 Việt Nam. Chính sự đa dạng và biến ảo ấy khiến các đối thủ khó đối phó với chúng ta. Ngay cả một đội chơi phòng ngự đổ bê tông với sự thận trọng và tập trung cao như U22 Indonesia cũng không thể che chắn và ngăn cản được hết mọi nỗ lực hãm thành của Việt Nam.
Chắc chắn, Indonesia đã nghiên cứu kỹ các trận đấu của U22 Việt Nam và biết rõ những cầu thủ tấn công nổi bật của chúng ta. Nhưng cũng chắc chắn họ không thể lường hết được tất cả các mối hiểm họa đến từ những pha lên bóng của U22 Việt Nam.
Thành Chung và Hoàng Đức không phải những cầu thủ thường xuyên xuất hiện trên bảng điện tử và cho tới trước khi ghi bàn, họ cũng không hề tỏ ra là những mối đe dọa tiềm tàng với U22 Indonesia. Thế rồi đột ngột họ ghi bàn, theo cách và vào lúc mà đối thủ không ngờ tới. Ông Park tài là ở chỗ đó. Ông biết cách gây bất ngờ cho đối phương bằng những nhân tố không hẳn là mới mẻ.
U22 Singapore và U22 Thái Lan hoàn toàn có thể bị Việt Nam cho ăn “đặc sản” này lần nữa. Nghiên cứu lối chơi ư? Cứ việc. Nhưng với tài dụng binh tài tình của ông Park, bất ngờ vẫn có thể đến bất cứ lúc nào.
Chúng ta đã có 9 cầu thủ ghi bàn. Ai sẽ là (những) người lập công tiếp theo? Thái Quý, Thanh Sơn, Tấn Tài, Thanh Thịnh hay Văn Hậu? Quá khó đoán với các đối thủ của U22 Việt Nam. Thực tế, chỉ cần các bàn thắng “quay vòng” trở lại với 9 cầu thủ nói trên cũng đủ khiến đối phương như lạc vào “ma trận” rồi.
Ông Park tính rất sâu và rất xa. Liệu sự đa dạng trong danh sách cầu thủ Việt Nam ghi bàn có phải ngẫu nhiên? Khó tin là như vậy. Hẳn là nhà cầm quân Hàn Quốc đã khuyến khích học trò gây bất ngờ cho đối thủ theo cách đó. Ai mà biết được còn bao nhiêu tuyệt chiêu nữa được cất giữ trong bộ não “nhiều ngăn” của HLV 60 tuổi này?
HT