U16 Việt Nam: Sau thành công là những ưu tư
(Thethaovanhoa.vn) - Ông Nguyễn Hồng Thanh vẫn ấn tượng với cách các em U16 thi đấu trước Australia. Thể lực cùng kinh nghiệm hạn chế mới khiến chúng ta mất chức vô địch, còn cách kiểm soát thế trận và tạo bất ngờ, đột biến thì U16 VN thậm chí nhỉnh hơn.
- U16 Việt Nam về nước, trọng tài quên thẻ ở Quảng Nam
- U16 Việt Nam cô đơn về nước
- U16 Việt Nam bại trận đầy tiếc nuối, tuyển nữ Việt Nam đến Myanmar
So sánh với lứa U16 năm 2000, ông Thanh cho rằng sự khác biệt là tính tập thể và tính cá nhân. U16 của 16 năm trước có nhiều cá nhân nổi trội như Văn Quyến, Như Thuật, Minh Đức, Ánh Cường và nên nhớ, thi đấu ở giải châu Á khốc liệt hơn nhiều, nó khác xa rất nhiều so với giải ĐNÁ.
U16 Việt Nam cần tiếp tục được đầu tư, chăm bẵm để phát triển tài năng.Ảnh: Phạm Tuân
Trước bài học U16 năm 2000 nhiều tài năng bị thui chột, ông Nguyễn Hồng Thanh cũng đau đáu cho lứa U16 hiện nay. Ông chia sẻ rằng thành tích U16 VN khẳng định đây là đội bóng có tương lai. Nhưng, đó chỉ mới là bước khởi đầu, vẫn rất dễ bị thui chột.
PVF chỉ đào tạo trẻ chứ không có đội 1. Họ chủ yếu đào tạo cho các ĐT trẻ QG rồi chuyển nhượng cho các đội ngoại hạng, còn Viettel chỉ có đội hạng Nhất. Đó sẽ là những hạn chế để các em phát triển. Từ cơ sở đánh giá lứa này rất có triển vọng, tuy PVF, Viettel là những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh nhưng cần phải có định hướng của Liên đoàn.
VFF cần phối hợp với các đội bóng để đánh giá, có chủ trương hợp lý. Chẳng hạn, cần thuê HLV ngoại hoặc nâng tầm HLV của mình lên bằng cách cho đi học. Cách tốt nhất là sử dụng HLV nội. Muốn như thế thì phải ưu tiên cho họ đi tu nghiệp ở nước ngoài. Ở đây, mấu chốt là sự “bắt tay” giữa VFF và các đội bóng cùng việc nâng tầm cầu thủ song song với đào tạo đội ngũ HLV chất lượng.
Nam Giao
Thể thao & Văn hóa