Tưởng nhớ nhà văn Sơn Tùng (Kỳ 1): Sống hiên ngang như cây tùng trên núi

Hôm qua 26/7, tang lễ nhà văn Sơn Tùng vừa diễn ra tại Hà Nội, 4 ngày sau khi ông trút hơi thở cuối cùng. Hơn 60 năm biền biệt xa quê, nhà văn đã trở về với xứ Nghệ sau khi được an táng tại quê nhà (xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
27/07/2021 18:30

(Thethaovanhoa.vn) - Hôm qua 26/7, tang lễ nhà văn Sơn Tùng vừa diễn ra tại Hà Nội, 4 ngày sau khi ông trút hơi thở cuối cùng. Hơn 60 năm biền biệt xa quê, nhà văn đã trở về với xứ Nghệ sau khi được an táng tại quê nhà (xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Cầu mong hương linh ông siêu linh tịnh độ và Búp sen xanh vẫn tỏa hương thơm ngát…

Nhà văn Sơn Tùng - một người có trí mệnh

Nhà văn Sơn Tùng - một người có trí mệnh

Cách đây 39 năm, một ngày Hè năm 1982, sau khi tiểu thuyết "Búp sen xanh" ra mắt bạn đọc, NXB Kim Đồng đã mời tác giả Sơn Tùng đến nói chuyện với toàn thể anh chị em trong cơ quan.

Vẫn biết sinh lão bệnh tử là lẽ thường, nhưng chứng kiến ông ra đi giữa mùa dịch khi Hà Nội đang giãn cách xã hội, tôi càng cảm thấy bùi ngùi. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - xúc động viết lời ly biệt: “Ông là một con người đặc biệt và là một nhà văn đặc biệt. Ý chí sống và sáng tạo phi thường của ông là một tấm gương lớn”.

NSND Thu Hà (người vào vai Út Vân trong phim Hẹn gặp lại Sài Gòn) xúc động nói lời tiễn biệt chú Sơn Tùng: “Cháu xin kính cẩn bái biệt chú. Cầu chúc chú ra đi thanh thản về miền quê mẹ yên bình. Mỗi lần xem lại phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, cháu Út Vân nhớ chú nhiều lắm đó”. Nhà thơ Dương Xuân Nam - nguyên TBT báo Tiền phong - lặng người trước sự ra đi của nhà báo tiền bối đã xung phong vào chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Ông là nhà văn mà tôi rất ngưỡng mộ bởi nhân cách, trí tuệ tỏa sáng của một người anh hùng”. Nhà thơ Vân Anh kính viếng hương hồn hiền huynh bằng thơ: “Anh đã sống hiên ngang như cây tùng trên núi/ Ngót trăm năm đủ cay đắng, ngọt bùi/ Mưa nắng đời thường, nhân thế bão giông/ Một chữ tâm suốt đời xanh tỏa bóng”...

Chú thích ảnh
Chân dung nhà văn Sơn Tùng do họa sĩ Văn Len vẽ năm 1995

Nghị lực phi thường của người anh hùng

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng sinh ngày 8/8/1928 tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền nếp gia phong, gia đạo trong gia đình nhà Nho nghèo trọng chữ nghĩa. Lời dạy “Bát chữ phải đầy hơn bát cơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… đã đi theo ông suốt cuộc đời như một phép hành xử nhân văn - và đến lượt mình, ông lan tỏa giá trị truyền thống đó cho con cháu.

Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học. Ông am tường chữ Hán, tiếng Pháp; thuộc làu Phan Trần, Nhị Độ Mai, Truyện Kiều... Trước Cách mạng tháng Tám ông tham gia Việt Minh tại Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Sau năm 1945, ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên, viết báo phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Với thành tích hoạt động Đoàn tích cực, năm 1955, ông vinh dự là đại biểu đi dự Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ V tại Warsaw (Ba Lan).

Từ năm 1960, ông là phóng viên báo Nông nghiệp và báo Tiền phong. Năm 1965, nhà báo Sơn Tùng xung phong làm phóng viên chiến trường khu IV (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình). Cuối năm 1967, ông được cử vào chiến trường Đông Nam Bộ thành lập báo Thanh niên Giải phóng. Ngày 15/4/1971 tại căn cứ Tà Nốt ở chiến khu Đ (Tây Ninh), nhà báo Sơn Tùng cùng đồng đội đang chuẩn bị lên khuôn cho kỳ báo đặc biệt thì một trái M79 từ trực thăng phóng xuống, ông bị thương rất nặng, khắp người 14 vết thương, chấn thương sọ não, liệt tay phải, vỡ xương vai trái, nửa người bên phải hầu như bị liệt, thần kinh chéo bị tổn thương nặng, tay phải co quắp, thị lực còn 1/10, tai bị rách phải khâu lại nhiều lần, trí nhớ giảm… 3 mảnh đạn găm trong sọ não không thể mổ lấy ra được.

Chú thích ảnh
Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng

Nhà báo Sơn Tùng được đưa ra Bắc điều trị. Bị mất 81% sức khỏe, xếp hạng thương tật 1/4, ông nói về tình cảnh của mình: "Tôi nằm bất động, tay phải bị co gấp ngang ngực. Cơn đau quằn quại, bỏng rát hành hạ tôi từng giây”. Ông từ chối phẫu thuật cũng chỉ bởi nỗi lo thường trực: “Họ muốn cắt hạch giao cảm để cứu sống tôi, nhưng nếu không còn biết cảm, biết đau thì làm sao tôi viết được. Dần dà thân thể tôi được vá víu thành sẹo… Nhưng tôi bị mất trí. Nếu mất trí nhớ thì tôi chỉ còn là cái xác không hồn, vật vờ giữa thế gian này thì sống làm chi. Nhìn trang giấy không thấy chữ, giấy trắng, đầu mình cũng trắng. Tôi bị lên cơn co giật thần kinh, nhạy cảm từ trường, đùng một cái ngã vật xuống. Mỗi lần ngã xuống, được nâng dậy, tôi hệ thống lại dần, cảm nhận dần dần sự sống…”.

Điều đáng sợ nhất với nhà văn là là khi tỉnh dậy không nhớ được điều gì. Điều đáng lo nhất là không thể thực hiện được những dự định phải làm…

Với bàn tay cầm bút vô cùng khó khăn, từ 1974, nhà văn Sơn Tùng đã đặt ra mục đích và quyết tâm theo nghề văn: “Đạo là gốc của văn. Văn nhân đích thị dấn thân hành đạo. Đạo là gốc thì dẫu có “vạn biến phong lôi, nhất tâm văn đạo”. Tự lãnh hội - hành nghề theo tâm đạo. Làm nghề buôn phải là nhà buôn chứ không làm con buôn, nghề văn cũng như mọi nghề đều từ nguyên đạo”.

Quan điểm đó chi phối con đường văn chương của ông. Ngoài lúc viết, ông mong muốn giao lưu bạn hữu. Trụ sở Chiếu văn đặt tại gia đình ở ngõ Văn Chương (Hà Nội) đã trở thành địa chỉ đàm đạo văn chương của các nhà văn tâm huyết và cùng chí hướng.

Chú thích ảnh
Bìa một số tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng

Vịn văn chương làm lẽ sống cuộc đời

Đóng góp của Sơn Tùng gắn với 2 lĩnh vực báo chí và văn chương. Với sự nghiệp văn chương, ông đã đóng góp cho văn học nước nhà gần 30 cuốn sách, trong đó có 18 cuốn sách (tính cả 2 Tuyển tập xuất bản năm 2020) viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi xác định cầm bút, ôngđau đáu việc tìm tư liệu về Bác Hồ. Gia đình luôn bên cạnh động viên, ủng hộ, giúp ông hiện thực hóa khát vọng của mình. Là người vợ hiền tận tụy, đảm đang, bà Phan Hồng Mai tự nguyện sắm nhiều vai (y tá, hộ lý, thư ký, đánh máy…) giúp chồng.

Từ năm 1948, ông đã gặp hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Sinh Khiêm (chị và anh ruột Bác Hồ) về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi miền Nam giải phóng, ông đôn đáo đi tìm gặp bà Lê Thị Huệ; đến những nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Bác Hồ - đã từng sống, làm quan; tìm đến những nơi Nguyễn Tất Thành đã đến… Ngoài việc tìm nhân chứng lịch sử, ông kỳ công tìm các nguồn tư liệu quốc tế, nghiên cứu công văn mật, các giấy tờ, sách báo… viết về Bác Hồ. Cùng mẹ, các con của ông cứ lặng lẽ sưu tầm những trang viết tay của cha để xuất bản những cuốn sách còn dang dở.

Tôi gặp anh Bùi Sơn Long - con trưởng nhà văn Sơn Tùng - tại nhiều hội thảo khoa học. Anh nguyên là Giám đốc Trung tâm thực nghiệm và Chuyển giao công nghệ Muối biển (CSETT), không theo nghề cha nhưng am tường văn chương và cùng em giúp cha tìm kiếm tư liệu, xuất bản sách.

Con trai thứ Bùi Sơn Định có lần kể về cha: “Cha tôi luôn giữ thói quen dậy từ 2h sáng. Khi chưa bị bệnh, sau khi ngồi thiền là ông viết. Bây giờ, cha tôi cũng vẫn dậy sớm, nhưng không tự viết được mà nằm nghe những phần viết tôi đã thu âm sẵn. Ông chăm chú nằm nghe và lặng lẽ khóc…".

Nhà văn Sơn Tùng rất cẩn trọng và có trách nhiệm với cây bút của mình. Ông xác định có được tư liệu đã khó, nhưng sử dụng tư liệu viết tiểu thuyết lịch sử hiệu quả, nhất là với vĩ nhân thì lại càng phải cẩn trọng hơn nhiều.

Là nhà văn tâm huyết, trách nhiệm với nghề viết đầy nhọc nhằn, ông nói: "Viết về Bác và các vĩ nhân, ta có thể thả hồn vào trong đó chứ không được bịa. Bịa là có tội với Bác và các vĩ nhân… Viết về Người không chỉ đơn thuần là những hiểu biết thông thường mà phải viết bằng tâm linh”. Vì thế, ông thường đặt ra tiêu chí riêng cho mình để xác minh sự chân xác của tư liệu. Với mỗi sự kiện, câu chuyện cần có ít nhất 3 người ở 3 nơi khác nhau cùng biết. Điều quan trọng không phải ở cách diễn đạt, mà là sự chính xác của cốt lõi sự kiện.

Thương binh Sơn Tùng đã chiến thắng nỗi đau cơ thể, bền bỉ chiến đấu với tật bệnh, vịn văn chương làm lẽ sống cuộc đời. Lúc đầu, ông tập viết tay trái, nhưng viết khó và chậm. Ông canh cánh tìm giải pháp cho cánh tay phải cử động. Không phụ công người kiên trì tập luyện, đầu năm 1981, ông đã đưa được tay phải xuống và năm sau quay được cánh tay. Do thần kinh trụ bị hỏng, ngón tay không duỗi ra được. Nhưng mong muốn cầm bút hối thúc, ông kiên trì tập luyện cho ngón tay cái mở hé để có thể kẹp được bút. Khi viết Búp sen xanh, kẽ ngón cái tay phải chưa mở, ông phải lấy dây cao su buộc bút vào để viết. Sự khổ luyện ấy thật đáng trân trọng đối với một nhà văn thương binh hạng1/4 (hạng thương binh nặng nhất).

Với nhà văn Sơn Tùng, điều quan trọng nhất là có sức khỏe để viết.

(Còn tiếp)

PGS-TS Lê Thị Bích Hồng

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.