Thể thao Việt Nam và thách thức TOP 50 Olympic: Cái giá cho tấm HCV

Tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao Philippines lần đầu tiên trong lịch sử có chiếc HCV Olympic nhờ công của nữ lực sỹ Hidilyn Diaz ở nội dung cử tạ 55 kg. Kỳ tích này đã được viết thành sách bán rất chạy ở Philippines khi kể về cuộc hành trình đầy sự hy sinh của nhà vô địch.
22/11/2024 05:34
Long Khang

Tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao Philippines lần đầu tiên trong lịch sử có chiếc HCV Olympic nhờ công của nữ lực sỹ Hidilyn Diaz ở nội dung cử tạ 55 kg. Kỳ tích này đã được viết thành sách bán rất chạy ở Philippines khi kể về cuộc hành trình đầy sự hy sinh của nhà vô địch. Tuy nhiên, tại Olympic Paris 2024, đoàn Philippines tiếp tục có HCV, không những 1 mà đến 2 chiếc do công của VĐV thể dục Carlos Yulo và "cốt truyện" lần này liên quan đến… tiền. Rất nhiều tiền.

1. Thông tin từ truyền thông Philippines cho biết, chỉ riêng chiến dịch Olympic Paris 2024 đã được dành một khoản ngân sách lên đến 4 triệu USD, trong đó có việc các VĐV Philippines sang Pháp sớm 1 tháng và thuê trung tâm thể thao hiện đại ở Marseilles để tập luyện.

Chiếc HCV lịch sử của Diaz đã thay đổi tư duy đầu tư của thể thao Philippines. Trong cuốn sách viết về Diaz, những tác giả đã đề cập đến sự thành công ấy gắn liền với GDP quốc gia trong những năm gần đây. Thể thao Philippines nhìn thấy chiến thắng ở Thế vận hội là điều khả thi. Nếu chỉ nỗ lực của VĐV còn có thể đạt được mục tiêu, thì việc đầu tư mạnh chắc chắn sẽ khiến điều đó trở nên gần hơn.

Mặc dù không có một nghiên cứu khoa học chính xác nào về việc làm thế nào để giành HCV Olympic, nhưng có một điều chắc chắn là để chiến thắng thì VĐV phải được đầu tư theo một chế độ đặc biệt. Mặc dù có nhiều nhà vô địch Olympic đến từ các quốc gia nghèo, nhưng quá trình luyện tập của họ phần lớn diễn ra ở nước ngoài, tại những nơi có điều kiện tốt nhất, đồng nghĩa với sự tốn kém lớn.

Đó chính là nội dung của khái niệm "đầu tư trọng điểm" của thể thao Việt Nam (TTVN). Theo đó, sẽ có một số môn thế mạnh được chọn lựa để tập trung nguồn lực đầu tư, chủ yếu là đi tập huấn dài hạn ở những quốc gia mạnh nhất các môn thể thao đó. Vấn đề là nếu làm như vậy, TTVN cần có tiền, rất nhiều tiền.

Bởi thực tế là nhóm môn thế mạnh mà chúng ta dự kiến chọn làm trọng điểm, không môn nào có chi phí thấp cả. Ví dụ như bắn súng, không thể cứ bắn "tưởng tượng" như trước. Nhưng sau bao nhiêu năm thì chỉ mới đây chúng ta đầu tư được trường bắn hiện đại, vẫn còn thiếu súng "xịn", đạn và trang thiết bị hỗ trợ VĐV. Những môn không yêu cầu trang thiết bị, thì lại cần một chế độ dinh dưỡng "khủng" cho VĐV và nhất là được tập huấn ở nước ngoài, như trường hợp Ánh Viên sang Mỹ, hay các lực sỹ cử tạ sang Trung Quốc, đua thuyền sang Australia …

Tổng ngân sách chi cho toàn bộ ngành thể thao mỗi năm cũng chưa đến 1.000 tỷ, và đây cũng chỉ mới dừng lại ở chế độ lương, thưởng cho VĐV ở tất cả các môn, cho nhiều sự kiện quốc tế, chưa nói đến những hoạt động mang tính đầu tư hay riêng "chiến lược vàng Olympic". Thậm chí, như đã biết, bắn súng Việt Nam vừa chia tay một chuyên gia người Hàn Quốc đã gắn bó 10 năm mà nguyên nhân sâu xa vẫn là không đủ tiền trả lương nhiều hơn cho vị này.

Câu chuyện tài chính cho thể thao đỉnh cao không phải là làm sao để phình to "bầu sữa ngân sách". Vì thế mà lần đầu tiên, khái niệm "kinh tế thể thao" được đề cập như một đề mục chính thức trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Mọi thứ rất rõ ràng, muốn đạt được mục tiêu huy chương Olympic thì phải có tiền, mà muốn có tiền thì phải hình thành được kinh tế thể thao.

Câu chuyện thể thao: Giá cho chiếc HCV Olympic - Ảnh 1.

Tại Olympic Paris 2024, Trịnh Thu Vinh là VĐV Việt Nam duy nhất tiến sát tới cơ hội giành được huy chương khi xếp hạng 4 chung cuộc. Ảnh: Hoàng Linh

2. Thử gõ cụm từ "Phụ kiện pickleball" hay truy cập vào các website chuyên bán đồ thể thao ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy chủ yếu là vợt, bóng và những trang phục tiêu chuẩn. Pickleball đang là trào lưu lớn nhưng dường như ngành sản xuất và thương mại lại không theo kịp.

Trong khi đó, cùng một từ khóa, nhưng ở các môn marathon hay golf thì các sản phẩm xuất hiện đầu tiên không phải là giày chạy hay gậy chơi mà là các phụ kiện mang tính thời trang, tăng tiện nghi cho người chơi, lại cực kỳ phong phú, đa dạng chủng loại, xuất xứ và có giá bán rất cao.

Đây là một "lát cắt" cho sự mờ nhạt của kinh tế thể thao ở Việt Nam khi mà một trong những yếu tố quan trọng nhất của kinh tế thể thao là sản xuất và thương mại thì gần như tồn tại. Ở Việt Nam, nói đến kinh tế thể thao thì gần như chỉ có một khâu đó là vận động - tài trợ - quảng cáo, những nguồn thu chủ yếu xoay quanh hoạt động thi đấu và có tính chất thời điểm, dễ bị tác động bởi sự thăng trầm của nền kinh tế quốc gia.

Trong khi đó, kinh tế thể thao lại rất rộng lớn. Từ hoạt động kinh doanh tài sản, thị trường và tiêu dùng thể thao; hoạt động kinh doanh thể thao ở trong nước và ở nước ngoài; quản trị sản xuất, dịch vụ và marketing thể thao; kinh doanh thể thao chuyên nghiệp, thể thao giải trí; thị trường lao động và chuyển nhượng VĐV; bản quyền hình ảnh; xổ số thể thao và doanh thu bán vé. Trong số này, tài trợ và quảng cáo chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Rất tiếc ở Việt Nam, lại là lớn nhất, thậm chí là nguồn thu duy nhất. Ấy vậy mà, như trường hợp của bóng bàn, mỗi năm Liên đoàn bóng bàn Việt Nam khai thác chưa đến 900 triệu đồng từ nguồn này.

Hoặc như môn billiards, phong trào tầm rộ, thành tích thì ở tầm thế giới, nhưng chính lãnh đạo Liên đoàn thừa nhận là không đủ tài chính để vận hành bộ máy chứ đừng nói đến việc cấp kinh phí cho VĐV ra nước ngoài thi đấu World Cup.

Tại một cuộc hội thảo gần đây, Phó Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM cho biết dù rất tích cực xã hội hóa nhưng tiền từ nguồn này cũng chỉ mới chiếm 20% tổng chi cho các giải thể thao chuyên nghiệp của thành phố. Còn với môn bóng đá, dù mang tiếng là chuyên nghiệp, nhưng mỗi năm doanh thu từ bản quyền các giải đấu của Công ty VPF, đơn vị tổ chức giải, cũng chỉ trên dưới 200 tỷ, một con số không đáng là bao so với gần 1.000 tỷ đồng mỗi năm đổ vào các CLB V-League.

3. Khi kinh tế thể thao được đưa vào Chiến lược 2030-2045, thì đó như là cách cửa mở ra cho ngành thể thao trong việc tìm tiền để phục vụ cho tham vọng huy chương Olympic hay lớn hơn, là vào tốp 50 đoàn mạnh nhất Thế vận hội. Vấn đề hóc búa: Làm như thế nào?

Hồi đầu những năm 2000, tại TP.HCM có Công ty tiếp thị thể thao Á Vận do cựu phó Tổng thư ký Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, ông Trần Văn Nghĩa, làm chủ. Công ty này là đơn vị tạo ra hệ thống giải Grand Prix dành cho 6 đội mạnh nhất của bóng chuyền Việt Nam, mỗi năm đánh 3 tour để kiếm tiền thưởng. Cũng Công ty này đưa giải ATP Challenger của quần vợt về Việt Nam, hay tạo ra Cúp tốc độ ở môn bơi dành cho những kình ngư xuất sắc nhất. Rất tiếc, Công ty ngưng hoạt động sau một thời gian.

Nếu phải bắt đầu cho kinh tế thể thao từ công việc phổ biến nhất là tiếp thị - tài trợ, thì cần làm ở một cường độ và sự sáng tạo cao hơn. Nói đơn giản, là tăng chất lượng của nguồn thu trước khi tìm ra cách để đa dạng dòng tiền cho thể thao.


Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) xây dựng, triển khai tuyến thông tin và truyền thông giải pháp chuyên đề "THỂ THAO VIỆT NAM VÀ THÁCH THỨC TOP 50 OLYMPIC" trên tất cả các ấn phẩm của tòa soạn, bao gồm báo giấy, báo điện tử và truyền hình, cũng như trên các sản phẩm thông tin mạng xã hội nhằm tạo ra thêm cầu nối giữa các tổ chức, cá nhân với thể thao góp phần vào sự phát triển bền vững hơn cho thể thao nước nhà thông qua việc nâng cao thành tích trên đấu trường quốc tế và vị thế trên mặt bằng xã hội.

Hình thức thông tin cũng được triển khai đa dạng, từ các bài, phóng sự nghiên cứu, phân tích chuyên sâu, ý kiến các chuyên gia thể thao, chuyên gia quản lý, kinh tế, doanh nghiệp... Bên cạnh đó là các bài học kinh nghiệm từ thể thao trong nước đến nước ngoài do chính phóng viên các cơ quan thường trú của Thông tấn xã Việt Nam thể hiện.

Song song trong quá trình triển khai thông tin báo chí, phối hợp cùng ngành thể thao, cũng như các bộ ngành, địa phương liên quan và doanh nghiệp tổ chức các buổi Hội thảo, trao đổi trực tiếp để mổ xẻ, tìm kiếm giải pháp hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 19/12: Ninh Bình  đánh trận thứ 3

Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 19/12: Ninh Bình đánh trận thứ 3

Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 19/12/2024 - Thethaovanhoa.vn cập nhật lịch thi đấu chi tiết các giải bóng chuyền trong và ngoài nước ngày hôm nay.

Bảng xếp hạng bóng chuyền các CLB nữ thế giới 2024 hôm nay

Bảng xếp hạng bóng chuyền các CLB nữ thế giới 2024 hôm nay

Bảng xếp hạng bóng chuyền các CLB nữ thế giới 2024 - Cập nhật BXH giải bóng chuyền mà CLB bóng chuyền LPB Ninh Bình tham dự.

Chủ công bóng chuyền nữ Việt Nam xếp trên Như Quỳnh và Nguyệt Anh, nhận quyết định của HLV Tuấn Kiệt

Chủ công bóng chuyền nữ Việt Nam xếp trên Như Quỳnh và Nguyệt Anh, nhận quyết định của HLV Tuấn Kiệt

Cô ấy không chỉ sở hữu vẻ ngoài nổi bật mà còn gây ấn tượng bởi khả năng phòng ngự và đỡ bước 1 khá tốt. Nhiều CĐV bóng chuyền Việt Nam

Tin nóng thể thao tối 18/12: Bích Tuyền có cơ hội mới để xuất ngoại; phụ công số 1 Việt Nam được khen ngợi đặc biệt

Tin nóng thể thao tối 18/12: Bích Tuyền có cơ hội mới để xuất ngoại; phụ công số 1 Việt Nam được khen ngợi đặc biệt

Tin nóng thể thao: Bích Tuyền chơi nổi bật ở giải vô địch các CLB bóng chuyền nữ thế giới và hoàn toàn có hy vọng xuất ngoại. Phụ công Nguyễn Thị Trinh được khen ngợi sau màn trình diễn trước đội bóng số 1 thế giới.

Người hùng bóng chuyền nữ Việt Nam giải nghệ, bước sang trang mới trong cuộc đời

Người hùng bóng chuyền nữ Việt Nam giải nghệ, bước sang trang mới trong cuộc đời

Cô ấy là một trong những cây chuyền hai xuất sắc nhất trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam, nổi tiếng với khả năng sửa bóng xấu. Nhưng khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, cô ấy bất ngờ giải nghệ

Ngôi sao vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam kết hôn với đồng nghiệp bằng tuổi, huyền thoại Ngọc Hoa tới chúc mừng

Ngôi sao vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam kết hôn với đồng nghiệp bằng tuổi, huyền thoại Ngọc Hoa tới chúc mừng

Cô ấy là nhà vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam, nổi tiếng với đôi chân dài miên man và nền tảng thể lực dồi dào. Ở tuổi 27, cô ấy quyết định làm đám cưới với đồng nghiệp bằng tuổi. Huyền thoại Ngọc Hoa tới góp vui và chúc mừng hạnh phúc.

Mẹ của nhà vô địch cờ vua thế giới bật khóc nức nở khi con trai giành vinh quang ở tuổi 18

Mẹ của nhà vô địch cờ vua thế giới bật khóc nức nở khi con trai giành vinh quang ở tuổi 18

Khoảnh khắc mẹ của Gukesh Dommaraju bật khóc sau khi con trai trở thành Vua cờ thế giới đã gây sốt tại Ấn Độ.

Kết quả bóng chuyền giải vô địch các CLB nữ thế giới hôm nay 18/12: Ninh Bình thua trận thứ hai

Kết quả bóng chuyền giải vô địch các CLB nữ thế giới hôm nay 18/12: Ninh Bình thua trận thứ hai

Kết quả bóng chuyền giải vô địch các CLB nữ thế giới hôm nay ngày 18/12/2024: Đại diện Việt Nam là LP Bank Ninh Bình đối đầu ứng viên vô địch Conegliano

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.