Thể thao Việt Nam tại ASIAD: Đi thật xa...

Không phải SEA Games, mà thật thú vị khi biết chính ASIAD mới là đấu trường đầu tiên mà thể thao Việt Nam hòa nhập với thể thao thế giới sau ngày Thống nhất đất nước. Đó là kỳ ASIAD thứ 9, diễn ra tại New Delhi - Ấn Độ vào năm 1982. Bảy năm sau, chúng ta mới tham dự SEA Games 1989 tại Kuala Lumpur – Malaysia, rồi 5 năm nữa, chúng ta có chiếc HCV đầu tiên tại ASIAD của võ sĩ Trần Quang Hạ ở Hiroshima 1994.
15/09/2023 06:04
Long Cương

Không phải SEA Games, mà thật thú vị khi biết chính ASIAD mới là đấu trường đầu tiên mà thể thao Việt Nam hòa nhập với thể thao thế giới sau ngày Thống nhất đất nước. Đó là kỳ ASIAD thứ 9, diễn ra tại New Delhi - Ấn Độ vào năm 1982. Bảy năm sau, chúng ta mới tham dự SEA Games 1989 tại Kuala Lumpur – Malaysia, rồi 5 năm nữa, chúng ta có chiếc HCV đầu tiên tại ASIAD của võ sĩ Trần Quang Hạ ở Hiroshima 1994.

1. Căn cứ trên thông báo của BTC nước chủ nhà thì đây sẽ là kỳ đại hội có số lượng VĐV đông nhất trong lịch sử Á vận hội, với 12.417 người, tức là cao hơn cả Olympic 2020 (11.000 người) cũng như Paris 2024 (dự kiến 10.500 VĐV).

Với 45 đoàn thể thao thi đấu 40 môn, có thể nói đây là một sự kiện phô trương thanh thế của thể thao châu Á, lục địa đông dân nhất hành tinh. Riêng với nước chủ nhà, ngay lễ xuất quân của mình, lãnh đạo thể thao Trung Quốc đã khẳng định - Nỗ lực thi đấu của các VĐV phải gắn liền với công tác nâng cao hình ảnh của quốc gia, châu lục.

Trở lại với Thể thao Việt Nam (TTVN). Chỉ mất một thời gian ngắn kể từ kỳ tham dự đầu tiên, TTVN đã có HCV, nhưng con số này sau đó không tăng đáng kể dù tổng số huy chương các loại thì đã tăng đến 10 lần. Đến ASIAD Busan 2002 chúng ta có 4 HCV, rồi sau các kỳ 2010, 2014 chỉ còn có 1 và ở ASIAD 18 tổ chức tại Indonesia thì lại "vọt" lên 5 chiếc.

Các môn thể thao đoạt HCV cũng thay đổi thường xuyên, cho đến thời điểm này cũng không biết rõ nổi môn thế mạnh tại đấu trường ASIAD của chúng ta là gì, nếu không nhìn vào số môn thi đấu chính thức. Cũng vì lý do này mà Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay thậm chí cả Singapore đều tin rằng nền thể thao của họ không hề thua kém, dù tại SEA Games họ đang bị Việt Nam bỏ lại với khoảng cách lớn.

Lấy ví dụ như môn cầu lông chẳng hạn. Tay vợt 40 tuổi Nguyễn Tiến Minh mới vô địch quốc gia một lần nữa dù cựu số 5 thế giới này đã nói đến chuyện giải nghệ nhiều lần. Trong bảng xếp hạng cầu lông thế giới, các tay vợt nam nằm trong Top 20 thế giới chủ yếu đến từ châu Á, chỉ duy nhất một tay vợt nam là của Đan Mạch có mặt, trong khi đó ở bảng xếp hạng dành cho nữ, là một loạt các tay vợt đến từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ hay Hong Kong (Trung Quốc), Singapore cũng dcó mặt. Đây là môn thể thao thế mạnh của châu Á và của Đông Nam Á nhưng cầu lông Việt Nam lại đứng ngoài Top 25 quốc gia. 

Rất đáng suy nghĩ. Những thứ tưởng là trong tầm tay, vậy mà cứ nằm ngoài tầm với. Chúng ta nói đến chuyện phát triển các môn Olympic cực kỳ khó khăn như bơi, điền kinh… nhưng những môn có khả năng phù hợp và phát triển thì lại chưa có chiến lược tương xứng.

Sự không nhất quán ấy dẫn đến một nghịch lý là chúng ta đứng đầu SEA Games nhưng lại chỉ xếp thứ 4-5 nếu so với các quốc gia Đông Nam Á khác trên đấu trường ASIAD.

Câu chuyện thể thao: Đi thật xa... - Ảnh 1.

2. SEA Games 32 là một kỳ đại hội thành công của Đoàn TTVN với thành tích nhất toàn đoàn, dù không phải trên sân nhà, song ASIAD 19 sẽ là một thách thức lớn hơn nhiều.

Với 136 HCV, đoàn TTVN đã giành ngôi số một rất thuyết phục khi hơn đoàn thứ hai Thái Lan đến 28 HCV và bỏ cách đoàn thứ 13 đến… 49 HCV. Quan trọng hơn, đây là lần đầu tiên chúng ta nhất toàn đoàn ở kỳ đại hội không phải diễn ra trên sân nhà.

Tất nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng các VĐV Việt Nam đã nhận được không ít lợi thế nhờ nước chủ nhà Campuchia khi một số môn thế mạnh của Thái Lan bị loại bỏ. Bên cạnh đó, các môn thể thao thế mạnh của chúng ta như lặn (14 HCV), vật (13 HCV) và Vovinam (7 HCV) được đưa vào chương trình thi đấu. Cả cờ ốc, tuy nghe có vẻ mới lạ, nhưng các VĐV cờ vua của Việt Nam lại thích nghi rất nhanh.

Nếu tính riêng một bảng tổng sắp huy chương cho các môn và nội dung sẽ thi đấu ở Olympic Paris 2024 thì Việt Nam vẫn dẫn đầu với 48 HCV, bỏ khá xa hai đoàn phía sau là Thái Lan (38 HCV) và Singapore (36 HCV), tuy nhiên các môn trọng điểm như điền kinh và bơi lội lại không đạt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, điền kinh chỉ giành 12 HCV, kém 10 HCV so với SEA Games 31, và đứng thứ 2 sau Thái Lan (16 HCV). Ngoài ra, trong số 12 HCV thì chỉ có đúng 1 HCV ở là thuộc về điền kinh nam, còn lại là 10 tấm HCV nữ và 1 tấm HCV hỗn hợp.

Sau khi Ánh Viên giải nghệ, bơi Việt Nam đang có một khoảng trống lớn. Việc chỉ giành 7 HCV, kém 3 HCV so với SEA Games 31 và kém xa so với Singapore (22 HCV) là minh chứng. Lý Hoàng Nam (quần vợt) và Nguyễn Thị Tâm (boxing) không giành HCV cũng là những kết quả gây thất vọng tại Phnom Penh.

Tại ASIAD 2018, U23 Việt Nam với thế hệ vừa về nhì ở Thường Châu tiếp tục gây ấn tượng khi lọt vào đến tận vòng bán kết (thua U23 Hàn Quốc, đội sau đó đã giành ngôi vô địch). Nhưng giờ thì rất khó để tái lập thành tích đó khi mà thế hệ hiện tại bị đánh giá thấp hơn nhiều so với các đàn anh. Không những thế, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cũng chỉ cử đội U20 tham dự ASIAD, còn đội U22 sẽ tập trung chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á 2024. Trong khi đó, bóng đá nữ dù đã lập kỳ tích dự VCK World Cup 2023, nhưng cạnh tranh huy chương ở đấu trường châu lục là chuyện không tưởng khi những đối thủ như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia vẫn quá tầm so với bóng đá nữ Việt Nam. Sau "ánh hào quang" ở SEA Games, bây giờ sẽ là thách thức mang tầm châu lục ở ASIAD.

3. Nhân ASIAD, lại nói chuyện bóng đá. Dù dư luận vẫn chưa hài lòng, nhưng HLV Philippe Troussier vẫn tự tin là các học trò, những đội tuyển của ông vẫn đang ổn. Lối chơi mà ông đang truyền đạt chưa được vận hành theo cách tốt nhất, nhưng theo ông Troussier thì nó mang tính hiện đại, dựa trên nền tảng kiểm soát bóng chủ động và đây là cơ sở để chúng ta có thể tiến lên đẳng cấp mới.

Nói cách khác, sự khác biệt nằm ở thời gian. Lối chơi mà ông Troussier xây dựng không đơn giản thực hiện, chuyển đổi từ tư duy phòng ngự - phản công sang cầm bóng chủ động tấn công là sự thay đổi lớn cả về lý thuyết lẫn thực tế thi đấu. Nó cũng vất vả như việc chúng ta dám từ bỏ các thành tích trước theo kiểu tìm mọi cách để thắng, mà hướng đến những trận đấu sòng phẳng hơn với những đội bóng mạnh, cho dù có thể thua trận và thua đậm. Không sẵn sàng làm việc đó, thì cũng khó mà đi xa được.

Tạm xem đó là "tư duy ASIAD", là cách mà chúng ta "trở về" với những thách thức cần phải giải quyết để tiến lên hơn là các cảm giác vừa đủ về thành tích hay những ảo tưởng về khả năng.  Thay vì chờ đợi sự may mắn "rơi" vào một môn thể thao nào đó để có HCV, thì đã đến lúc phải quyết định đâu là những môn phải có thành tích ở ASIAD.

Thắng hàng trăm huy chương ở SEA Games như không bảo đảm được mục tiêu nào khi ra ASIAD, thì không ổn. Bóng đá cũng vậy thôi, nói chuyện đi World Cup mà lại không biết làm sao để tìm chiến thắng ở vòng đấu loại cuối cùng, trước các đối thủ mạnh hơn, thì rõ ràng không được.

Muốn thắng, thì phải biết chơi tấn công, phải có cơ sở để đạt được mục tiêu ấy thay vì chỉ đá rình rập đợi đối thủ sơ hở và chủ quan. 

Ngôi nhất toàn toàn SEA Games 32 là cú hích lớn về tinh thần, nhưng không phải là bảo chứng cho thành công ở ASIAD 19. Đơn giản vì đó là một sân chơi lớn hơn, cần những mốc thành tích cao hơn thì mới có thể cạnh tranh huy chương. Chính vì thế việc đoàn TTVN có rất ít kỷ lục ở các môn thể thao Olympic cũng là một vấn đề lớn. Những chỉ số của các VĐV Việt Nam ta ở SEA Games 32, kể cả trường hợp của Nguyễn Thị Oanh vẫn kém xa thành tích để cạnh tranh huy chương ở đấu trường châu lục, thậm chí đều thấp hơn cả thành tích cá nhân của chính cô. Dĩ nhiên, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến tình trạng của Oanh như thời tiết quá nóng, hay lịch BTC xếp quá dày. Nhưng rõ ràng, để vươn tầm châu lục thì VĐV sẽ phải nỗ lực hơn 100% để có thể vượt qua ngưỡng của bản thân mình.


Tin cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam cần sức bật năm 2024

Thể thao Việt Nam cần sức bật năm 2024

Năm 2023, thể thao Việt Nam (TTVN) dẫn đầu trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 nhưng không thành công tại ASIAD 19. Thực trạng này đặt ra bài toán cho ngành chức năng là cần tạo sức bật mới để thể thao thành tích cao Việt Nam phát triển đúng kỳ vọng.

Xạ thủ Phạm Quang Huy là VĐV tiêu biểu toàn quốc 2023

Xạ thủ Phạm Quang Huy là VĐV tiêu biểu toàn quốc 2023

Với 985 điểm, xạ thủ Phạm Quang Huy, người giành tấm HCV đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 đã vượt qua 9 VĐV khác để dẫn đầu cuộc bầu chọn vận động viên, huấn luyện viên, đội thể thao tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

Tiêu điểm: Con đường của Thanh Thúy

Tiêu điểm: Con đường của Thanh Thúy

Thông tin đáng chú ý nhất trong làng bóng chuyền Việt Nam tuần qua là việc ngôi sao Trần Thị Thanh Thúy sẽ trở về khoác áo VTV Bình Điền Long An từ tháng 4-2024.

Thể thao Việt Nam và câu chuyện tính dài lo ngắn

Thể thao Việt Nam và câu chuyện tính dài lo ngắn

Chiều 21/12, hội nghị "Định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030" với chủ đề “Nâng tầm Asiad – Khát vọng Olympic” do Bộ VH, TT&DL tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và 1 năm kỳ tích

Bóng chuyền nữ Việt Nam và 1 năm kỳ tích

Bóng chuyền nữ Việt Nam đã gặt hái những thành công lớn trong năm 2023. Đó không chỉ là động lực, là bàn đạp để tiến lên mà còn là “kim chỉ nam” cho các cô gái thêm bước tiến trước thềm năm mới 2024.

Sao thể thao Việt Nam nhận thưởng lớn sau huy chương đồng ASIAD

Sao thể thao Việt Nam nhận thưởng lớn sau huy chương đồng ASIAD

Thành công với tấm huy chương đồng ở ASIAD 19 vừa qua đã giúp VĐV Phạm Ngọc Châm nhận học bổng 4 năm Đại học từ Quỹ phát triển tài năng Việt. Một cái tên khác cũng có niềm vui này là cầu thủ Phạm Thành Long.

Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Hẹn gặp lại tại Aichi Nagoya

Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Hẹn gặp lại tại Aichi Nagoya

Khép lại 1 tuần tranh tài đầy nghị lực, quyết tâm và khát vọng chiến thắng, các thành viên Đoàn Thể thao người khuyết tật (NKT) Việt Nam đã kết thúc Asian Para Games 4 tại Hàng Châu (Trung Quốc) với 1 HCV, 10 HCB và 9 HCĐ, đứng thứ 22 trên bảng tổng sắp huy chương của Đại hội.

ASIAN Para Games 4: Điền kinh giành huy chương đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam

ASIAN Para Games 4: Điền kinh giành huy chương đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam

Phạm Nguyễn Khánh Minh đã đoạt huy chương bạc nội dung chạy 100m nam hạng thương tật T12 trong buổi thi đấu sáng nay 28/20. Đây cũng là huy chương đầu tiên của môn điền kinh mà Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam có được tại ASIAN Para Games 4.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.