Thành phố Beirut sau vụ nổ kinh hoàng: Còn gì ở một nền văn hóa?

Bảo tàng nghệ thuật Nicolas Ibrahim Sursock có niên đại từ năm 1912 vẫn trụ vững qua 15 năm nội chiến nhưng đã bị phá hủy sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut (Lebanon) vào hôm 4/8.
18/08/2020 08:02

(Thethaovanhoa.vn) - Bảo tàng nghệ thuật Nicolas Ibrahim Sursock có niên đại từ năm 1912 vẫn trụ vững qua 15 năm nội chiến nhưng đã bị phá hủy sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut (Lebanon) vào hôm 4/8.

 Vụ nổ ở Beirut: Hơn 300.000 người mất nhà cửa, ước tính thiệt hại kinh tế hơn 3 tỷ USD

Vụ nổ ở Beirut: Hơn 300.000 người mất nhà cửa, ước tính thiệt hại kinh tế hơn 3 tỷ USD

 Ngày 5/8, Bộ trưởng Y tế Liban Hamad Hassan cho hay các bệnh viện tại thành phố Beirut và vùng lân cận đã bị quá tải sau vụ nổ kinh hoàng xảy ra trước đó một ngày ở cảng Beirut. Ông đánh giá tình hình hiện nay như một thảm họa, nghiêm trọng hơn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Và rộng hơn, đời sống nghệ thuật của thành phố này đang phải chật vật để tồn tại, trong khi các công trình lịch sử của Beirut có nguy cơ sụp đổ và bị san bằng.

Nỗi đau của bảo tàng Sursock

Thực tế, mặt tiền màu trắng của Bảo tàng Nicolas Ibrahim Sursock vẫn còn nhưng vụ nổ đã làm mất các ô cửa sổ màu xanh, vàng và đỏ.

Bà Elsa Hokayem, Phó Giám đốc bảo tàng, cho biết nội thất bên trong bảo tàng gần như bị phá hủy hoàn toàn. “Gỗ, đèn, cửa và 25 tác phẩm nghệ thuật đã bị hư hại. Bức chân dung của người sáng lập bảo tàng, Nicolas Sursock, do nghệ sĩ Hà Lan Kees van Dongen vẽ đã bị “xé nát từ góc này sang góc kia”.

Trước khi bị phá hủy, Bảo tàng Sursock trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật Lebanon có niên đại từ cuối những năm 1800, cũng như các tác phẩm nghệ thuật đương đại và hiện đại. Bảo tàng cũng được biết đến là nơi tổ chức các cuộc triển lãm tạm thời thường xuyên của cả các nghệ sĩ Lebanon và quốc tế.

Nhưng sau vụ nổ, nhiều tác phẩm từ bộ sưu tập vĩnh viễn của bảo tàng đã bị hư hại. Theo Zeina Arida - Giám đốc Bảo tàng Sursock - các cửa sổ kính màu trang trí ở mặt tiền đã cứu được nhiều tác phẩm khác khỏi bị phá hủy.

Chú thích ảnh
Bảo tàng Nghệ thuật Sursock

“Có lẽ sẽ phải mất 1 năm nữa chúng tôi mới có thể mở cửa trở lại” - Hokayem nói với DW - “Bảo tàng Sursock thường được sử dụng làm bối cảnh chụp ảnh phổ biến của công chúng. Thật may là khi thảm họa xảy ra, bảo tàng đã đóng cửa và các nhân viên đã rời khỏi tòa nhà. Nhân viên bảo vệ đã kết thúc chuyến kiểm tra vào buổi tối hôm đó và cũng đã về nhà”.

Ziad Olleik lại không may mắn được như vậy. Người quản lý của Plan Bey - tổ chức chuyên hỗ trợ các nghệ sĩ Lebanon bằng việc bán tranh, ảnh và bản vẽ của họ với giá cả phải chăng - đã nói chuyện với một người bạn và một khách hàng trong cửa hàng khi hợp chất hóa học ammonium nitrate phát nổ ở cảng Beirut vào lúc 6h08 chiều.

“Chúng tôi cảm nhận được áp suất rất lạ thường và tôi bảo họ xuống sàn” - Olleik kể. “Sau đó, toàn bộ cửa sổ của cửa hàng đổ xuống chúng tôi”. Những mảnh vỡ cứa sâu vào tay anh.

Chú thích ảnh
Cửa sổ kính màu ở Bảo tàng Nghệ thuật Sursock trước khi xảy ra vụ nổ

Olleik hiện đang sống cùng gia đình ở ngoại ô Beirut, cho biết những hình ảnh của vụ nổ vẫn hằn sâu trong tâm trí anh, ngay cả khi không xem lại những thước phim đầy bi kịch trên truyền hình.

Tuy nhiên, bảo tàng chỉ là một phần của những thiết chế văn hóa và nghệ thuật từng rất sôi động của Beirut trước khi xảy ra vụ nổ. Trong số đó, các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Gemmayzeh và Mar Mikhael.

Các khu phố Gemmayzeh và Mar Mikhael là nơi có nhiều quán cà phê, nhà hàng, phòng trưng bày và địa điểm tổ chức các buổi hòa nhạc và thơ ca, cũng như các studio thiết kế đồ nội thất, trang sức và quần áo. Nhiều người lo lắng khung cảnh sôi động vốn có của thành phố sẽ không thể phục hồi sau thảm họa này.

Vụ nổ phá hủy mọi thứ trong những khu phố "có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật, trung tâm văn hóa, phòng tập yoga, nhiều nơi tuyệt đẹp nơi bạn có thể uống cà phê và đọc sách. Giờ tất cả đã biến mất. Khi tôi trở lại Beirut và đi bộ xuống Rue Gouraud, chắc chắn tôi sẽ khóc” - Olleik xúc động chia sẻ.

Chú thích ảnh
Cửa sổ ở Bảo tàng Nghệ thuật Sursock sau vụ nổ

Nguy cơ “phân lô bán nền”

Thực tế, đời sống nghệ thuật của Beirut đã gặp khó khăn từ lâu. Ngay cả trước khi thảm họa xảy ra, nhiều người đã lo lắng về việc họ sẽ kiếm sống bằng cách nào do cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước. Đó là câu chuyện diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ngày càng cao, doanh nghiệp nhỏ hoạt động về văn hóa khó tồn tại khi nguyên vật liệu ngày càng đắt đỏ.

Chú thích ảnh
Cung điện Sursock sau vụ nổ

“Giấy thì phải nhập khẩu và rất đắt vì chúng tôi phải trả bằng USD. Đó là lý do tại sao chúng tôi không thể in hoặc sản xuất bất cứ thứ gì mới” - Salim Naffah (28 tuổi) cũng là quản lý của Plan Bey, giải thích.

Với thiệt hại do vụ nổ gây ra ước tính lên tới 5 tỷ USD, người ta còn lo ngại về việc làm thế nào để bảo vệ các di sản kiến ​​trúc của thành phố. Các khu vực gần vụ nổ nhất có một số kiến ​​trúc thời Ottoman (đế chế Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến năm 1923).

Cụ thể, Cung điện Sursock, dinh thự tư nhân gần Bảo tàng Sursock, được xây dựng vào năm 1860, đã được trùng tu một cách cẩn thận hơn 20 năm sau khi cuộc nội chiến kết thúc. Tuy nhiên, nội thất của ngôi biệt thự 3 tầng đã bị vụ nổ xé toạc. Trần nhà bằng gỗ sơn từ thời Ottoman được trang trí công phu đã bị sụp đổ, nhiều đồ đạc cổ bị đập vỡ và chôn vùi dưới gỗ, đống đổ nát và thủy tinh.

Chú thích ảnh

Gregory Buchakjian - nhà sử học nghệ thuật kiêm nghệ sĩ đã dành 10 năm để ghi lại các tòa nhà bị bỏ hoang của Beirut - tin rằng còn quá sớm để dự đoán vụ nổ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền văn hóa của Beirut trong thời gian dài. "Mọi người vẫn chỉ đang dọn dẹp đống đổ nát, đánh giá thiệt hại" - ông nói.

Thực tế, nhiều nhà văn hóa lo sợ các công trình văn hóa sẽ bị san bằng và sau đó “phân lô bán nền” cho các nhà đầu tư. Từ đó, họ lo lắng khung cảnh sôi động vốn có của thành phố sẽ không thể phục hồi và sự quyến rũ của các khu vực có thể bị mất đi khi tái thiết.

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều cư dân và chủ cửa hàng đã treo những tấm biển ghi “Chúng tôi đang ở” bằng chữ đỏ tươi để chứng tỏ khu phố họ yêu thích không phải để bán.

UNESCO cam kết bảo vệ di sản ở Lebanon sau vụ nổ

Theo UNESCO, rất nhiều các tòa nhà bị ảnh hưởng do vụ nổ tập trung ở các quận Gemmayzeh và Mar Mikhael của Beirut. Tổ chức văn hóa của Liên hiệp quốc còn cho biết thêm, khoảng 640 tòa nhà lịch sử đã có tổn hại, trong đó 60 tòa nhà có nguy cơ sụp đổ.

“Cộng đồng quốc tế đã gửi tín hiệu ủng hộ mạnh mẽ tới Lebanon sau thảm kịch này” – theo Ernesto Ottone, trợ lý văn hóa của Tổng Giám đốc UNESCO - “UNESCO cam kết sẽ đi đầu trong các nỗ lực tái thiết và phục hồi văn hóa tại đây”.

Việt Lâm (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.