Thăm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: 'Khỏe dần dần, cứ yếu mãi cũng nguy'

Cách đây chừng chưa đầy năm, vào dịp cận kề Tết Âm lịch, tôi gọi điện hỏi thăm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Anh có khỏe không ạ?”. Ông cười hờ hờ trong máy, bảo: “Yếu dần dần ông ạ”. Tôi chưa kịp đáp lời, ông giải thích luôn: “Đúng thế, yếu dần dần là hợp quy luật; chứ ông tính cứ khỏe mãi là nguy chứ. Ông thấy không, lúc đó sẽ rắc rối to chứ lại…”. Nói xong ông cười rất vui.
12/12/2020 07:57

(Thethaovanhoa.vn) - Cách đây chừng chưa đầy năm, vào dịp cận kề Tết Âm lịch, tôi gọi điện hỏi thăm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Anh có khỏe không ạ?”. Ông cười hờ hờ trong máy, bảo: “Yếu dần dần ông ạ”. Tôi chưa kịp đáp lời, ông giải thích luôn: “Đúng thế, yếu dần dần là hợp quy luật; chứ ông tính cứ khỏe mãi là nguy chứ. Ông thấy không, lúc đó sẽ rắc rối to chứ lại…”. Nói xong ông cười rất vui.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Từ 'Tuổi 20 yêu dấu' đến tuổi 20 thời 4.0

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Từ 'Tuổi 20 yêu dấu' đến tuổi 20 thời 4.0

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sau một thời gian “ở ẩn để tu thân” đã xuất hiện trở lại trong buổi tọa đàm “Chúng ta nói gì khi nói về tuổi 20 yêu dấu” và ra mắt tiểu thuyết đầu tay "Tuổi 20 yêu dấu" của ông tại Hà Nội tối 4/10 vừa qua.

1. Sau khi dừng máy, tôi cứ bị ám ảnh bởi câu nói này. Tôi ngồi thần ra thử hình dung, không phải về ai đó, mà là chính bản thân mình, nếu mà khỏe mãi thì sẽ như thế nào nhỉ? Trong khi đó xung quanh vợ con mình, bạn bè mình... cả người yêu xưa của mình nữa, cứ thế nhất loạt già đi từng ngày, từng ngày, đến lúc rất già, trong khi đó mình cứ khỏe mãi… thì thật rõ dơ! Khỏe lúc ấy thì… để làm gì? Sự khủng hoảng thừa của sức khỏe khi đó sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng không có chỗ sử dụng, thế rồi đem sức khỏe đi sử dụng bừa, sử dụng liều…Thế thì rõ ra là bi kịch chứ còn gì nữa.

Nghĩ chán, cuối cùng tôi cũng đi đến quyết định biểu đồng tình: Yếu dần dần là tốt nhất, chứ khỏe mãi thì thật lố bịch.

Nhưng cũng lại nghĩ thêm: Yếu dần dần là rất quan trọng. Chứ giả dụ đang khỏe bỗng yếu ngay lập tức, ngã ra thập tử nhất sinh ngay lập tức thì cũng lại đáng lo. Lúc ấy sinh ra bệnh tật, chữa chạy, thuốc thang, bệnh viện, và có thể… hai năm mươi trong cái lúc tuổi đang còn trẻ, khi lòng khát sống đang còn mãnh liệt.

Vậy thì, đời người ta cứ yếu dần dần, cho đến một ngày nào đó ra đi một cách lặng lẽ, sạch sẽ, thanh thản là sướng nhất. Dân gian hiện đại chả đã từng nói: “Sống khỏe, chết nhanh, không của để dành, nhiều người thương nhớ” là người hạnh phúc nhất đó sao!

Chú thích ảnh
PGS - TS Ngô Văn Giá, tác giả bài viết (bìa trái), thăm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại nhà riêng hồi Tết Âm lịch 2020

2. Hôm rồi, tôi đi công tác xa Hà Nội. Biết tin chị Trang, vợ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mất, tôi không kịpvề đưa tiễn. Nay tôi mới sang nhà, vừa là để thắp nén hương cho chị, vừa thăm anh xem sức khỏe thế nào…

Một bàn thờ đang nghi ngút khói hương đặt ở nhà chính. Ngôi nhà dưới, vợ chồng con trai anh ở. Nay các cháu chuyển anh xuống đây nằm cho yên tĩnh, cũng là muốn xa cái bàn thờ chị để cho đỡ đau buồn.

Qua lời kể của cậucon trai anh, tôi mới biết, chị Trang không có bệnh gì đặc biệt. Trước khi anh Thiệp tai biến (tháng 3/2020), chị còn bình thường, vẫn chợ búa, cơm nước, nấu nướng, chăm sóc cả nhà. Từ ngày anh Thiệp đổ bệnh, sức khỏe của chị suy giảm theo. Có lẽ do chị nghĩ ngợi, lo lắng nhiều. Nhất là khoảng 1 tháng gần đây, khi thấy sức khỏe chồng ngày càng nặng, chị cũng trở nên suy sụp.

Đến mấy ngày cuối, thấy thần sắc của mẹ không tốt, các con đưa đi bệnh viện khám, xác định thiếu máu, thiếu sắt, rồi cho mua thuốc về uống. Vào buổi trưa, khi các con đánh thức để dùng bữa, chị đã đi rồi. Một cuộc ra đi nhẹ nhàng, lặng lẽ, như thể không muốn làm khổ lụy tới ai…

Anh con trai thứ của nhà văn kể: “Hôm đưa tiễn mẹ cháu, bố cháu hầu như mê man, không biết gì. Hôm sau, bố cháu tỉnh hơn. Lúc bấy giờ chúng cháu mới thông báo cho bố cháu. Và bố cháu đã hiểu, đã chấp nhận sự thật này”.

Thì ra, chị Trang, phu nhân nhà văn đã chọn một cách thế tồn tại: Yếu dần dần, rồi lặng lẽ nhẹ nhàng rời cõi thế.

Chú thích ảnh
Cùng bạn bè văn chương (từ trái qua): Nhà văn Nguyễn Việt Hà, nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà thơ dân gian Bảo Sinh. Ảnh: Tư liệu

Sinh thời, chị là người lịch thiệp, tinh tế, khéo tay. Không ít lần, chúng tôi đến chơi, chị chạy ra đầu ngõ mua khi thì mấy cái bánh giò, bánh dợm; khi mấy phiên đậu mơ đem rán lên, tẩm hành, cùng đĩa lạc luộc để mấy anh em tôi nhâm nhi chén rượu… Chị ít nói, không mấy khi tham gia vào câu chuyện của chồng lúc tiếp bạn. Nếu được hỏi, chị cũng chỉ nói vắn tắt gọi là cho có thôi…

Vẫn lời cậu con trai: “Mẹ cháu không có nỗi buồn gì cụ thể, mà có lẽ buồn về kiếp người nói chung thôi. Nên mẹ cháu gần như buông xuôi, không còn động lực để vực sức lên được nữa…”.

3. Trước, cứ đều đặn hàng ngày, các con chở bố Nguyễn Huy Thiệp đi chữa ở nhà thầy thuốc. Cách đây 2 tháng, gia đình đã đón được một thầy đông y trẻ đến tận nhà ăn ở cùng để chăm sóc nhà văn. Thầy thuốc trông rất hiền lành, chịu khó, nàogiục bệnh nhân dậy khi có khách đến thăm, luôn hỏi chuyện nhà văn như là cách kích hoạt tâm trí, hỏi xem thức hay ngủ, có nhớ tên ai đó không, rồi cho chạy máy trị liệu, theo dõi huyết áp, cho uống nước, uống sữa, đút cháo, ăn thêm trái cây…

Lúc chúng tôi đến thăm, nhà văn đang thiêm thiếp. Thầy đông y bảo bác ấy cũng đã ngủ đủ rồi, để cháu đánh thức dậy. Lúc sau, nhà văn từ từ mở mắt. Tôi chào to, hỏi có nhận ra em không, em đây. Anh gật gật, cố gắng cất lời: “Có!”.

Chúng tôi hỏi han, nói chuyện vui. Ánh mắt anh nhìn thẳng vào mắt tôi, thỉnh thoảng gật đầu ý chừng đã hiểu.

Chú thích ảnh
Tác giả “Tướng về hưu” với bữa cơm ngày thường: Canh cua, bầu luộc, đậu rán, và một quả trứng luộc. Có khách, ông lấy rượu của con ra để tiếp đãi. Ảnh chụp năm 2013 tại nhà riêng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Tôi bảo: “Trong một hồi ký gần đây của một nhà văn nổi tiếng, khi nhắc lại báo Văn nghệ quãng năm 1987-1988, ông ấy ca ngợi anh nhiều lắm”. Tôi lại bảo: “Anh mau khỏe lên, để rồi sắp tới còn đi lĩnh Giải thưởng Nhà nước. Chúng em sẽ tháp tùng”. Nghe thế, mắt anh có vẻ lấp lánh cười. Tôi thầm nghĩ, cái giải thưởng này lẽ ra anh đã có từ lâu rồi mới phải. Nhưng cuộc sống đâu chờ những tình thế “lẽ ra”…

Cách đây chừng vài ba tháng, khi tôi đến thăm anh, lúc này anh còn tương đối tỉnh táo, rất ham nói, nói nhiều. Anh khuyên tôi nhiều thứ lắm. Anh bảo: “Cậu cố mà giữ cái trường Viết văn. Nghề viết văn không dạy được đâu, nhưng tạo cho chúng một môi trường, cho chúng cảm nhận được cái đạo - đạo của người viết. Viết văn cũng phải học. Làm anh nhà văn cũng phải có tiền. Không có tiền bọn nó khinh cho. Mà trước khi làm thằng nhà văn, anh phải biết kiếm tiền nuôi vợ con anh đã chứ. Nếu không, anh có tội, anh vô đạo…”.

Anh lại bảo: “Tôi có một tay bạn giàu lắm, tay ấy có khu đất rộng mênh mông trên Sơn Tây, lại có mỗi thằng con trai nó sống bên Tây, không thèm về, bây giờ tay ấy sống một mình, rất muốn rủ tôicùng sử dụng khu đất ấy. Tôi nghĩ, cậu với lại thằng con họa sĩ nhà tôi lên trên ấy, mở ra một cái trường thực hành nghệ thuật, cả viết cả vẽ, có thể thành một cái gì đó đáng kể…”.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói nhiều điều, với một cái giọng thật tâm huyết. Riêng tôi, không biết câu chuyện thực hư đến đâu, nhưng trong lòng thật cảm động. Thì ra, trong thẳm sâu nhà văn vẫn đau đáu một khát vọng gây dựng nền nghệ thuật hay ho, lương thiện và tử tế ở xứ này.

***

Khi tôi cầm tay anh chào ra về, anh bắt tay khá chặt. Một cái bắt tay ấm nóng.

Tiễn chúng tôi ra cổng, anh con trai bảo: “Bố cháu ngày nào cũng có người đến thăm. Hôm qua cũng có người đến mang quà từ bên Paris về cho bố cháu...”. Thấy chúng tôi im lặng, anh nói to như an ủi chúng tôi, một việc mà lẽ ra chúng tôi phải làm đối với anh mới phải: “Bố cháu vẫn còn khát sống lắm!”…Ừ, người bệnh có khát sống mới có thể hồi phục được.

Xin mượn cách nói của anh, mong anh: “Khỏe dần dần. Cứ yếu mãi cũng nguy chứ!”.

PTS - TS Văn Giá

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.