Tay chân miệng lây lan mạnh, chưa có vắc xin phòng bệnh, khuyến cáo của Bộ Y tế

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.
11/10/2018 10:23

(Thethaovanhoa.vn) - Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Sởi - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và khuyến cáo của Bộ Y tế

Sởi - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và khuyến cáo của Bộ Y tế

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi.

Triệu chứng và biến chứng bệnh

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Tay chân miệng, Bệnh tay chân miệng, Triệu chứng tay chân miệng, virut EV71, cách chữa tay chân miệng, nguyên nhân tay chân miệng, tay chân miệng EV71, tay chan mieng
Bác sỹ khoa Nhi thăm khám cho trẻ mắc tay chân miệng. Ảnh: Nam Thái-TTXVN

Bệnh xảy ra quang năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Tại Việt Nam, bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận hơn 53 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 26 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.

Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm tới 99,5%, trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo chiếm 79% và dưới 1 tuổi chiếm 17%.

Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh. 

Tay chân miệng, Bệnh tay chân miệng, Triệu chứng tay chân miệng, virut EV71, cách chữa tay chân miệng, nguyên nhân tay chân miệng, tay chân miệng EV71, tay chan mieng
Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm tới 99,5%, cần đặc biệt chú ý phòng chống lây nhiễm với trẻ nhỏ

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Chưa thay đổi về kiểu gen của vi rút gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam 

Đây là thông tin được các chuyên gia y tế đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về phòng, chống dịch bệnh Đông Xuân do Bộ Y tế tổ chức chiều 9/10. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vào thời điểm hiện tại, có 3 dịch bệnh người dân cần lưu ý, đó là tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết Dengue. Về bệnh tay chân miệng, các chuyên gia nhận định, hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.

Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn, từ đầu năm đến ngày 9/10/2018, cả nước ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có hơn 29.300 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam. “So với cùng kỳ năm 2017, số mắc tay chân miệng cả nước giảm 18,9%; số trường hợp nhập viện giảm 14,9%. Số ca mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6%; miền Bắc chiếm 10,6%; miền Trung chiếm 10,1% và Tây Nguyên chiếm 1,7%.  Số ca mắc chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm 99,5%, trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo và dưới 1 tuổi”, ông Tấn cho biết.

Tay chân miệng, Bệnh tay chân miệng, Triệu chứng tay chân miệng, virut EV71, cách chữa tay chân miệng, nguyên nhân tay chân miệng, tay chân miệng EV71, tay chan mieng
Chưa thay đổi về kiểu gen của vi rút gây bệnh tay chân miệng

Về dịch bệnh sởi, theo Cục Y tế dự phòng, cả nước ghi nhận gần 3.000 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, thành phố; đã có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Hưng Yên. So với cùng kỳ năm 2017, số ca mắc sốt phát ban tăng 10,2 lần. Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi chiếm 21,4% và 1-4 tuổi chiếm 37,8%. Ông Đặng Quang Tấn cho biết thêm: “Trong số này, trường hợp đã được tiêm chủng chỉ chiếm 13,6%, còn lại phần lớn là các trường hợp không được tiêm chủng, chiếm 44,5% và không rõ tiền sử tiêm chủng, chiếm 41,9%”.

Về sốt xuất huyết, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2017, số ca mắc cả nước giảm 53,6%, số tử vong giảm 22 trường hợp. Kết quả xét nghiệm cho thấy, mùa dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay xuất hiện cả 4 týp vi rút lưu hành là D1, D2, D3 và D4.

Trả lời câu hỏi của báo giới về việc có phải dịch bệnh tay chân miệng bùng phát trong thời gian gần đây là do có sự biến chủng về gien của vi rút gây bệnh? Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, qua theo dõi dịch tễ, ở nước ta, trước năm 2010, chủng gen phổ biến gây bệnh tay chân miệng là C5, sau đó dịch chuyển sang C4, khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch nhiều với chủng C4 nên đã gây bùng phát đợt dịch năm 2011 sau đó thay thế bằng chủng gen B5. Đến năm 2018 lại gia tăng gen C4. Qua đánh giá chứng minh về mặt khoa học, về đặc tính từ C sang B cho thấy những vụ dịch có gen C4 thì tỉ lệ biến chứng cao hơn, số mắc cao hơn.

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, thực tế hiện nay cho thấy hiện công tác giám sát của ngành y tế rất tốt. Điển hình như ở phía Nam, trong số 18.000 ca mắc tay chân miệng chỉ có 6.000 ca nhập viện.  Dù các ca tay chân miệng nặng trong tháng 9/2018 có cao hơn nhưng qua giám sát thấy tỉ lệ tử vong từ ca nặng so với năm 2011-2013 thấp hơn, ở mức 2,5 trong khi năm 2011 là 9,4, chứng tỏ công tác điều trị rất tốt.

Làm rõ thêm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu thông tin: Các tuýp vi rút gây bệnh tay chân miệng chủ yếu là EV71. EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi mắc tay chân miệng. Tuy vậy, hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, ngành Y tế đã tăng cường giám sát chủ động tại cộng đồng, cửa khẩu qua giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly và xử lý triệt để ổ dịch; kiện toàn nâng cấp phòng xét nghiệm; thường xuyên cập nhật, ban hành các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng. Bộ Y tế cũng cho rằng dịch bệnh tay chân miệng không có nguy cơ bùng phát như năm 2011-2012 nhưng phải quyết liệt trong công tác phòng chống dịch, bởi nếu lơ là thì dịch bệnh nào cũng bùng phát.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 -2019. Dự kiến sẽ tiêm cho khoảng 4,2 triệu trẻ từ 1-5 tuổi tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố nguy cơ cao. 

Tại buổi gặp mặt báo chí, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh: Để phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả, khi trẻ mắc bệnh hãy cho trẻ nghỉ ở nhà để chăm sóc trẻ và tránh lây nhiễm cho cộng đồng; vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó cần lưu ý cho trẻ uống nước nhiều, việc hạ nhiệt khi trẻ bị sốt rất quan trọng.

Riêng  đối với trẻ ngoài cộng đồng, cần cho trẻ rửa tay với xà phòng dưới vòi nước vì bệnh tay chân miệng có đường lây là miệng, hậu môn. Với người lớn chăm sóc trẻ, để phòng lây lan bệnh cũng cần rửa tay với xà phòng dưới vòi nước trước khi chăm sóc trẻ.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.