Tản văn Cuối tuần: Tấm áo ấy

Thấy tôi chuẩn bị nhập Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc trong bộ quần ống sớ, áo cổ lá sen nhuộm nâu, anh rể tôi mang ra miếng vải kaki màu tro: “Cho cậu để may lấy chiếc quần Tây”.
23/05/2020 07:47

(Thethaovanhoa.vn) - Thấy tôi chuẩn bị nhập Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc trong bộ quần ống sớ, áo cổ lá sen nhuộm nâu, anh rể tôi mang ra miếng vải kaki màu tro: “Cho cậu để may lấy chiếc quần Tây”.

Tản văn Cuối tuần: Ngõ Hà Nội

Tản văn Cuối tuần: Ngõ Hà Nội

Thỉnh thoảng tôi lại đi ngang qua con phố ấy, và đôi khi có một cảm giác gì đấy giống như đang trở về. Mấy cái quán cơm phía đối diện nhà cũ vẫn còn mở, luôn đông đúc. Cửa hiệu giặt là ở chung tường cũng vậy.

Ngày ấy anh là công nhân gang thép Thái Nguyên nên có phiếu vải 5 mét, có ô kaki để may quần. Chiếc quần Tây đầu tiên tôi có vào năm 1966 khi đi học, được may từ miếng vải ấy. Tôi thầm cảm ơn anh đã quan tâm đến thằng em thoát ly, có thêm chiếc quần Tây trông cũng đỡ phần quê mùa nhếch nhác.

Đi học trong chiến tranh, 17 đồng 5 hào học bổng 1 tháng thì 14 đồng rưỡi nộp vào bếp ăn, còn 3 đồng tiêu vặt. Bây giờ 1 tháng có ai ăn hết 13,5kg gạo, nhưng lúc ấy thì đói! Nhà bếp bớt xén, vận chuyển hao hụt, bữa ăn còn lạng rưỡi gạo với dưa cà, rau luộc. Đói đến xót ruột mà chẳng có gì để lót thêm vào. Nên 1 năm chỉ có tháng Hè về nhà là được ấm bụng. Lúc ấy đến trường là cắm đầu vào học. 4 năm trung cấp qua nhanh, sắp thành cán bộ Nhà nước mà vẫn cảm thấy chỗ dựa ở quê là chắc chắn. Cơ quan vẫn chỉ là khái niệm xa vời.

***

Ra công tác có đồng lương tháng thì tấm áo manh quần cũng hiện đại dần lên. Gọi là hiện đại cho oai, thực ra chỉ là áo sơ mi cổ bẻ, quần Tây vải chéo, có thêm chiếc thắt lưng da. Rét nhẹ có áo len gai hoặc áo cổ lọ dệt kim Đông Xuân, hàng của nhà máy dệt Nam Định. Rét đậm thì áo bông lõi chần, vỏ may vải xanh chéo công nhân, là oách lắm.

Chú thích ảnh
Tranh minh họa

Một lần trên đường về quê Bắc Ninh, bố tôi ghé vào nơi tôi làm việc. Thấy chiếc áo len cũ trong xó tủ, bố hỏi tôi sao không mặc? Biết tôi mặc chật, bố tần ngần bảo hay là để bố cầm về cho ông bạn hàng xóm kẻo phí. Tôi gật đầu.

***

... Những ngày cuối cùng của năm 1974, bố đột ngột lâm bệnh nặng vì chứng xuất huyết não. Ông nằm được 1 tuần thì mất. Lúc thay quần áo khâm liệm mới thấy chiếc áo len ông đã giữ để mặc. Tôi bàng hoàng nhận ra bố cũng thiếu thốn quần áo như mọi người hàng xóm quê tôi, mà lại ngại ngần không dám nói với con. Vậy mà mình chẳng bao giờ quan tâm, lại nghĩ bố luôn luôn đủ, bố chẳng cần gì!

Nỗi đau lòng đó còn đọng đến hôm nay khi tôi viết những dòng này.

Cuộc đời là thế, đôi khi người ta nhớ rất dai những kỷ niệm nhỏ mà quên đi nhiều cái lớn lao cha mẹ đã dành cho mình trong cuộc đời dài đằng đẵng. Chuyện tưởng nhỏ nhưng nó động đến cõi sâu xa trong tâm khảm. Tôi ghi lại ở đây với lòng thành kính để mong một lần được tạ lỗi với bố, dù Người đã khuất núi từ lâu. Tôi mong trên đời không còn ai mắc vào lỗi giống tôi để khỏi bị ân hận mỗi khi ký ức vọng về.

Đỗ Đức (họa sĩ)

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.