Sách 'nguy hiểm nhất thế giới' của Hitler thành best-seller
(Thethaovanhoa.vn) - Cuối năm 2015, cuốn sách mệnh danh nguy hiểm nhất thế giới, tự truyện của Adoft Hitler Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi) chính thức hết hạn bản quyền ở Đức. Hiện nó đang là best-seller tại Đức, nhưng nhiều người đã lo ngại khi nó được in tự do.
Tranh của trùm phát xít Adolf Hitler bán đấu giá gần nửa triệu USD
Lại tranh cãi quanh cái chết của Adolf Hitler
Mein Kampf, phiên bản kèm phân tích, phát hành hôm 8/1, hiện đã bán được hơn 14.000 bản, đang đứng thứ hai trong bảng xếp hạng sách phi hư cấu bán chạy nhất theo tuần báo Der Spiegel. Cuốn Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng thứ 3.
Cương lĩnh chính trị của Đức Quốc xã
Tiến sĩ Efraim Zuroff, giám đốc Trung tâm Wiesenthal ở Jerusalem, đề nghị kiểm tra danh tính những người mua: “Tôi hơi ngạc nhiên khi nhiều người đặt mua cuốn sách này tới vậy. Ngôn ngữ và văn phong của nó khá khó đọc. Tôi đồ rằng hầu hết mọi người mua về mà không đọc. Họ chỉ tò mò về cuốn sách vốn bị cấm nhiều năm nay trên thị trường”.
Thật vậy, Mein Kampf đã bị cấm xuất bản trong suốt 70 năm qua.
Cuốn sách nguy hiểm này do Hitler viết năm 1923, lúc ngồi tù vì tội phản quốc sau nổi dậy thất bại ở Munich. Phát hành lần đầu vào năm 1925, Mein Kampf pha trộn giữa hồi ký và tuyên truyền với nội dung lan man, khó hiểu. Một thập kỷ sau, khi Hitler giành chính quyền, cuốn sách trở thành cương lĩnh chính trị của Đức Quốc xã, dùng để “tẩy não” người dân. Những năm 30 thế kỷ 20, Mein Kampf bán đắt như tôm tươi với 12 triệu ấn bản, thậm chí còn được phát tặng làm quà cho các cặp vợ chồng mới cưới và làm bản mạ vàng trưng tại nhà các quan chức.
Một trong hai bản sao hiếm hoi cuốn "Mein Kampf" có chữ ký của trùm phát xít Adolf Hitler
Đây là cuốn sách rất nguy hiểm, chứa đầy quan điểm phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Mein Kampf chịu trách nhiệm không nhỏ trước cái chết của hàng triệu người. Với số lượng phát hành lớn, chắc hẳn những bản từ năm 30 vẫn còn lưu tồn ở đâu đó.
Cuối Thế chiến II, khi Mỹ chiếm được nhà xuất bản Eher Verlag của Đức Quốc xã, bản quyền cuốn Mein Kampf được giao lại cho chính quyền bang Bavaria. Từ đó, nó trở thành sách cấm phát hành, chỉ được in ấn cực kì hạn chế trong trường hợp đặc biệt.
Cuối năm 2015, 70 năm sau cái chết của Hitler, theo luật quyền tác giả tại Đức, Mein Kampf chính thức hết hạn bảo hộ. Về mặt lý thuyết, bất cứ ai cũng có quyền xuất bản cuốn sách này tại Đức.
Việc cuốn sách hết hạn bảo hộ, ngay giữa bối cảnh khủng hoảng tị nạn đang leo thang tại Đức và xuất hiện những nhóm phát xít kiểu mới, càng khiến nhiều người lo ngại.
Không phải là sách cấm
Thời điểm cuối năm 2015, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra về cách xử lý cuốn sách nguy hiểm này. Một số người lạc quan cho rằng cuốn sách rất vô nghĩa, và để tránh tiêm nhiễm tư tưởng Đức Quốc xã, nên đối diện thay vì đẩy nó vào bóng tối.
Trong khi đó, những người Do Thái may mắn sống sót qua nạn diệt chủng đồng loạt lên tiếng phản đối gay gắt. Trước kế hoạch Đức phát hành chính thống kèm chú thích, đại diện người Do Thái vẫn mạnh mẽ tuyên bố: “Không thể hiệu đính một con quỷ như Hitler”.
Cuối cùng, Mein Kampf vẫn được Viện Sử học Đương đại Munich phát hành hôm 8/1. Sách dày 1.948 trang, chia thành hai tập với giá 65 USD. Theo kế hoạch ban đầu, chỉ xuất bản khoảng 4.000 cuốn. Sau đó tăng lên 9.000 cuốn và còn tiếp tục tăng khi có hơn 15.000 đã đặt mua trước.
Tranh của trùm phát xít Adolf Hitler bán đấu giá gần nửa triệu USD
Một số bức tranh màu nước và bức vẽ của trùm phát xít Adolf Hitler đã đạt giá 400.000 euro (453.000 USD) tại một cuộc đấu giá do hãng Weidler ở Nuremberg, Đức.
So với bản gốc của Hitler, phiên bản lần này kèm thêm 3.500 phân tích, bình luận của các chuyên gia sau ba năm khởi thảo. Chú thích chỉ rõ những thiếu xót, xuyên tạc sự thật trong bút ký của Hitler.
- Ngôi nhà nơi trùm phát xít Adolf Hitler chào đời sẽ thành đồn cảnh sát
- Diễn viên huyền thoại Bruno Ganz, người thủ vai Hitler trong ‘Downfall’, qua đời
- Mùa Đông nước Nga đã cứu Hitler, 'gã nghiệp dư muốn thủ vai nguyên soái'
Trên thực tế, việc cấm đoán chỉ là về mặt hình thức in ấn. Phát ngôn viên Viện Sử học Đương đại Munich, bà Simone Paulmichl nói: “Bạn nên nhớ rằng cuốn bán chạy không phải bản gốc của Mein Kampf, mà là phiên bản khoa học có kèm bình luận.”
“Chúng tôi cũng nhận được phản hồi từ nhiều nhà sách. Họ nói với chúng tôi rằng người mua là những người bình thường mà họ biết, không phải là những kẻ cánh hữu hay Chủ nghĩa Quốc xã mới. Bạn không thể nhìn thấu người khác, nhưng rõ ràng, các nhà sách rất thận trọng. Hầu hết sách không đặt trên kệ mà chỉ mang ra hoặc đặt mua khi có người yêu cầu”.
Như vậy, rõ ràng bản in mới của Viện Sử học Đương đại đã góp phần biến Mein Kampf của Hitler trở nên bớt nguy hiểm hơn.
Thư Vĩ (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa