'Sắc đành đòi một tài đành họa hai'

Trong một cuộc trò chuyện, nhà thơ Trần Đăng Khoa tự nhận là mình đã… bịa: “Anh đến Côn Sơn rồi chứ? Làm gì có cây đa nào nhưng em nghĩ, đã nói “đền” phải có “đa” để có “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
15/08/2021 06:52

(Thethaovanhoa.vn) - Trong một cuộc trò chuyện, nhà thơ Trần Đăng Khoa tự nhận là mình đã… bịa: “Anh đến Côn Sơn rồi chứ? Làm gì có cây đa nào nhưng em nghĩ, đã nói “đền” phải có “đa” để có “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Xung quanh việc gieo vần cho thơ, quả thật, có rất nhiều kỳ tích. Hãy cùng ngâm ngợi lại những câu thơ đẹp này.

Từ 'nối điêu' trong 'Truyện Kiều'

Từ 'nối điêu' trong 'Truyện Kiều'

“Hay hèn lẽ cũng nối điêu” là một câu thơ trong lời nói khá dài của Thúy Kiều đối đáp với Thúc Sinh (trong Truyện Kiều). Tình huống dẫn tới lời thoại đó là khi Thuý Kiều còn trong thân phận gái lầu xanh, dưới trướng của Tú Bà, thì “Khách du bỗng có một người/ Kỳ Tâm học Thúc cũng nòi thư hương”. Đó chính là chàng Thúc Sinh “quen thói bốc rời/ Trăm nghìn đổ một trận cười như không”.

1. Theo “mức khoán” của lao động thơ ca thì chỉ cần 3 vần cho 4 câu. Chính Nguyễn Du đã nhắc về định lượng này: “Rút trâm sẵn giắt mái đầu / Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần” (Truyện Kiều)! Ấy vậy mà trong thời sung sức nhất, nhà thơ Tố Hữu vẫn “tăng năng suất” để “vượt khung”:

“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng

Một giọng thơ ngâm một giọng đàn”

Thử đếm, lan - tan- tràn - ngâm - đàn đã là 5 vần lại thêm 3 vần đường - dương - sương và chưa hết, vọng - giọng vẫn còn 2 vần nữa! Đó là chưa kể, xét trong phạm vi vần thông thì 2 chữ xưa và thơ cũng cùng vần với nhau! Chưa biết khổ thơ trên đã phải là khổ thơ nhiều vần nhất, chỉ biết thơ “cầu” 3, thi sĩ “cung” tới 10, vượt kế hoạch hơn 300% và nhờ vậy khổ thơ vang lên như một hợp xướng khi 2 khi 3 khi 5 bè đồng thanh.

Chú thích ảnh
Tranh vẽ “Truyện Kiều” của họa sĩ trẻ Phạm Đức Hạnh

2. Đọc Chinh phụ ngâm tới câu số 203 ta được biết, nỗi buồn của người thiếu phụ nhớ chồng đã khiến thời gian chậm lại, 1 giờ dài bằng cả năm, “khắc giờ đằng đẵng như năm”, cái ý mà Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm muốn nói với bạn đọc là vậy. Nhưng khổ nỗi, liền trên câu này, câu 202 lại là “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”. Chữ “bên” không ăn vần với chữ “năm”, cho nên chữ năm phải được thay bằng một chữ khác có vần ên! Và chữ niên (khác âm nhưng đồng nghĩa) đã được chọn. Khi chữ này đứng vào vị trí ấy, đoạn thơ trở nên liền lạc:

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”

Đó là phép gieo vần theo kiểu “thế chữ”. Thế chữ vài bằng chữ va, Nguyễn Du đã giữ lấy vần a trong câu “Một vùng cỏ áy bóng tà/ Gió hiu hiu thổi một và bông lau”. Cũng để giữ lấy vần a, trong Truyện Kiều nhiều lần chữ đã (giọng trắc) được thế bằng chữ đà (giọng bằng), đã có câu “Nhẫn từ quán khách lân la/ Tuần trăng thấm thoắt nay đà thêm hai”; lại có câu “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân”…

Chú thích ảnh
“Chinh phụ ngâm” - một đỉnh cao của thể thơ song thất lục bát

3. Sinh thời nhà thơ Xuân Diệu rất khoái chữ “choang” trong câu ca dao, “Xuềnh xoàng đánh bạn xuềnh xoàng/ Trẻ thời bạn trẻ già choang bạn già”. Chữ ấy, rơi vào vị trí ấy, tượng thanh mà gợi hình, vang lên như chuông đã tìm được dùi, Bá Nha đã thấy Tử Kỳ, cụ ông đã kết cụ bà! Nói cho hết ý thì ta nghe được trong 1 chữ ấy âm thanh sảng khoái khi “dùi ông” đụng tới được đại hồng chung “chuông bà”! Mà thứ nhạc cụ gõ này thì vốn là thứ “Chuông già đồng điếu chuông kêu/ Anh già lời tán em xiêu tấm lòng”.

“Già choang bạn già” như thế, hèn gì nhà thơ thời nay Nguyễn Duy muốn “Bao giờ cho tới ngày xưa/ yêu như các cụ cho vừa lòng ta…”! Nội một chữ “choang” kia thôi, vang lên đầy đủ ý tứ của các sự tìm bạn, kết bạn, đãi bạn, giã bạn… tất tần tật các ý ấy chỉ từ cái nghĩa mới hình thành tức thời khi “choang” theo đà vần “xuềnh xoàng” mà nâng cấp lên và có được. Đó là nghĩa lâm thời của chữ, là nghĩa chỉ xuất hiện trong một văn cảnh cụ thể nhờ… vần.

4. Nói lý thuyết thì phức tạp thế, nhưng thao tác đã quen tay, công việc làm vần trong thơ ca lại đơn giản! Nhiều khi câu trên là vần a cho nên câu dưới tất mọc lên vườn cà hay cây đa chứ không thể là phù dung hay lệ liễu. Đó là trường hợp Trần Đăng Khoa làm kỹ xảo, tạo hình cho tiếng, trong bài thơ Đêm Côn Sơn rất nổi tiếng của ông:

Chú thích ảnh
Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa

“Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Thì thầm tiếng suối khi gần khi xa

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

Chẳng cần giâm, chiết gì hết, trong bài thơ trên, chính chữ a đã gieo hạt vần để cây đa kia mọc lên mà rụng lá xuống. Về kỹ xảo này, chính Trần Đăng Khoa đã giải thích trong Thế Giới Mới số 289 với nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi: “Anh đến Côn Sơn rồi chứ? Làm gì có cây đa nào nhưng em nghĩ, đã nói “đền” phải có “đa” để có “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.

5. Nhờ vần, người Việt có Tập Kiều, một thú chơi tao nhã (tên một tập sách trong bộ đọc Kiều nhiều tập của Phạm Đan Quế). Nhờ tập Kiều, người viết bài này được một bạn thơ trên Gia Lai tặng cho một văn bản kỳ lạ, chỉ 8 dòng thơ in mà dẫn ra được những 9 câu Kiều:

“Than ôi sắc nước hương trời

Đã đành nước chẩy hoa trôi lỡ làng

Ôm lòng đòi đoạn xa gần

Một xe trong cõi hồng trần như bay

Thương ôi tài sắc bậc này

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời

Họa bao giờ có gặp người

Mà lòng đã chắc những ngày một hai

(Bài tập Kiều của Dương Thị Thu Vân)

Nói về một mỹ nữ “sắc nước hương trời” bằng thơ lục bát có vần lưng, vần chân - yêu vận, cước vận - có eo có ngực thì hợp quá đi! Nhưng một cơ thể thơ ca ngoài vẻ đẹp da thịt như thế, còn cần đến sự khỏe mạnh, vững vàng. Và sự vững vàng này, bạn thơ Thu Vân tạo bằng 8 cái đinh chữ như 8 kim thoa găm kỹ lưỡng vào một mái tóc, giúp người tập Kiều gói ghém, nâng niu những 9 câu Kiều trong một tờ thơ in 8 dòng Truyện Kiều! Câu thứ 9 người viết bài này đã cố tình gõ phím “bold” (in đậm) để bạn đọc dễ nhận: “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”…

T.Q.T

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.