Cho đến hiện tại, Việt Nam vẫn chưa bầu chọn bộ quốc phục chính thức. Dù vậy, chiếc áo dài ngày nay trong mắt du khách quốc tế vẫn được xem là bộ trang phục đặc trưng của người Việt Nam.
Phần thi Quốc phục của Hoa hậu Hoàn vũ 2022 đã diễn ra vào sáng ngày 12/1 (giờ Việt Nam).
Để giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của trang phục áo ngũ thân nam, trước khi có thể công nhận nó là Quốc phục rồi Lễ phục Nhà nước, thì trước tiên cần phải “chuẩn hóa” việc may, mặc bộ trang phục này.
Cuối tuần này, Ngày hội áo dài truyền thống Đình làng Việt sẽ diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hà Nội) từ ngày 21 đến 22/11, với các nội dung như: Hội thảo trang phục áo dài truyền thống; giới thiệu, trải nghiệm và trình diễn bộ sưu tập áo dài ngũ thân... Đây là hoạt động rất có ý nghĩa trong việc khẳng định vị thế của áo dài nam truyền thống (hay còn gọi là áo ngũ thân nam).
Ngày 14/6/2020, tại sân khấu thực cảnh Ký ức Hội An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) sẽ diễn ra Lễ hội áo dài - Danh thắng Việt Nam. Với ý tưởng xuyên suốt là 17 di sản và danh thắng đã được công nhận là di sản thế giới, lễ hội sẽ tạo ra nhiều cảm xúc mới, chứng minh sức sống mãnh liệt của chiếc áo dài Việt Nam.
Để Dự án phục dựng trang phục áo dài nam truyền thống có sức lan tỏa trong cộng đồng, trước tiên mỗi người dân Việt Nam phải tự ý thức về trách nhiệm và sự khao khát muốn bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngày 9/9 Âm lịch năm Kỷ Hợi (2019), lần đầu tiên được một chị đạo hữu (người cùng tu theo đạo Bụt), mẹ của cô dâu mời tham dự nghi lễ hằng thuận (đám cưới) tại một thiền viện ở Hà Nội, tôi hoan hỉ nhận lời. Theo truyền thống của người Việt, người được mời bao giờ cũng phải lựa chọn cho mình bộ trang phục thật đẹp và trang trọng để đến dự đám cưới.
Ai cũng biết, vấn đề trang phục trong các hoạt động đối ngoại luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Đó không chỉ là câu chuyện về sự văn minh lịch lãm, về gu thẩm mỹ và khả năng hội nhập với văn hóa chung của nhân loại, mà còn gắn cùng những yêu cầu về bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc. Ở đó, một lần nữa người ta lại nhắc tới áo dài nam.
Trong tiến trình hội nhập ấy, phục dựng lại chiếc áo dài nam 5 thân truyền thống là một đòi hỏi bắt buộc, nhằm từng bước sánh vai với tà áo dài nữ duyên dáng, đậm chất Việt Nam đang tỏa sáng và được bạn bè quốc tế vô cùng ngưỡng mộ.
Việc vận trên mình bộ áo dài nam 5 thân – bộ y phục truyền thống của Việt Nam - tưởng như đã nâng tầm vóc người đàn ông lên vài phần. Tuy vậy chưa đủ, áo dài 5 thân nam vẫn còn cần đến chiếc khăn đội đầu. Vì phạm vi giới hạn nghiên cứu,tác giả chỉ tập trung vào cách “đội đầu” của người dân tộc Kinh (Việt).
“Chia sẻ thêm về những họa tiết trên áo, NTK Đức Hùng cho hay: Trên thân áo được thêu các hình cánh én và những chú vẹt đủ màu sắc, điều này sẽ làm cho thiết kế thêm phần trẻ trung. Bên cạnh đó, dáng áo suông ôm gọn và được thiết kế theo kiểu truyền thống, bên trong phối cùng quần Jean và quần âu tạo sự năng động, gần gũi với những người trẻ”.
Trong thời gian gần đây, nhóm Đình Làng Việt tổ chức các hoạt động thể nghiệm tà áo dài nam ngũ thân - y phục truyền thống - bộ “Quốc phục” (đã được định hình từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát - 1744) trong đời sống đương đại, như: Áo dài xuống phố, áo dài về làng, vào đình, chùa… Các hoạt động này đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, hướng ứng của mọi giới trong xã hội.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất