NSND Diệp Lang: 'Đêm nằm cứ nghĩ về cải lương'

NSND Diệp Lang là một “cây đa cây đề” trong làng cải lương, dù nayông đã định cư nước ngoài nhưng trái tim khán giả luôn nhớ về ông, yêu mến vô cùng. Bao nhiêu tác phẩm với những nhân vật xuất sắc mà ông để lại cho đời đã trở thành những dấu son tuyệt đẹp trong lịch sử cải lương.
28/08/2019 10:18

(Thethaovanhoa.vn) - NSND Diệp Lang là một “cây đa cây đề” trong làng cải lương, dù nayông đã định cư nước ngoài nhưng trái tim khán giả luôn nhớ về ông, yêu mến vô cùng. Bao nhiêu tác phẩm với những nhân vật xuất sắc mà ông để lại cho đời đã trở thành những dấu son tuyệt đẹp trong lịch sử cải lương.

Thế hệ vàng cải lương: NSND Bạch Tuyết - Từ 'Cải lương chi bảo' đến 'người truyền lửa'

Thế hệ vàng cải lương: NSND Bạch Tuyết - Từ 'Cải lương chi bảo' đến 'người truyền lửa'

16 tuổi đã là đào chính, chưa đầy 5 năm đã gặt hái tất cả vinh quang với những giải thưởng danh giá nhất, có đủ nhà, xe, tiền gửi ngân hàng của riêng mình ở tuổi 20; là nghệ sĩ cải lương đầu tiên có học vị Tiến sĩ Nghệ thuật học; vẫn duy trì được “độ hot” ở tuổi 75, ngay cả khi sàn diễn cải lương lạc nhịp thời đại từ lâu…

Tôi biết NSND Diệp Lang khoảng 25 năm nay, từ chỗ chỉ là phóng viên viết bài về ông trở thành một người bạn của gia đình ông, cũng vì tôi và ông cùng quê Đồng Tháp. Căn hộ chung cư ở đường Lý Thường Kiệt tuy nhỏ bé nhưng rất đầm ấm, vì ông có một người vợ là bà Thu Phong rất vui vẻ, chăm sóc chồng cực kỳ chu đáo mà tôi hay đùa như “bảo mẫu”vàhai đứa con đều có hiếu. Người con gái lấy chồng ở Mỹ thì cần cù làm ăn, gởi tiền về nuôi cha mẹ, sau này bảo lãnh cha mẹ sang sống với mình để tiện bề chăm sóc. Người con trai tên Bình Tiên thì nối nghiệp ông đi theo sàn diễn, nhưng không hát cải lương mà là diễn kịch tại sân khấu Phú Nhuận.

Một gia đình bình dị như bao gia đình khác, nhưng lại toả sáng tuyệt vời bởi tài năng của ông.

Tuổi thơ nghèo khó và thời vàng son của nghệ thuật

Diệp Lang tên thật là Dương Công Thuấn, sinh năm 1941 tại làng Bình Tiên, quận Đức Thịnh, tỉnh Sa Đéc, nay là Thành phố Sa Đéc. Địa danh Bình Tiên giờ vẫn còn nguyên, từ tỉnh lộ đi vào bằng một con đường uốn lượn dọc bờ sông, một bên là xuồng ghe nhẹ trôi, nước phù sa lãng đãng, một bên là những hàng cây xanh mướt, thấp thoáng phía sau có những ngôi nhà hiền lànhnằm nghe nắng mưa…

Xứ sở như thế nên sinh ra những tài tử cải lương ngọt ngào, trong đó có cha của Diệp Lang là thầy đờn Ba Diệp đi theo gánh cải lương Tam Phụng. Diệp Lang từ nhỏ đã nghe tiếng đàn của cha, lặng lẽ thấm vào máu những xang, xừ, xê, cống, cho nên lớn lên ông nối nghiệp cha dễ như không. Nhưng cha ông nói: “Làm nhạc công thiệt thòi lắm con ơi, chỉ ở sau cánh gà không ai biết đến, con phải ráng làm nghệ sĩ nghen con”. Quả thật, sau này khi tuổi già sức yếu, ông Ba Diệp lặng lẽ về quê Bình Tiên rồi mất ở đó, kết thúc phận tằm tơ hiu hắt như ông từng tiên đoán.

Chú thích ảnh
NSND Diệp Lang và NSND Bạch Tuyết trong vở “Đời cô Lựu”. Ảnh: H.K

Diệp Lang nghe lời cha đi theo nghề hát, 12 tuổi đã rong ruổi khắp các gánh lớn nhỏ, rày đây mai đó. Gánh nào rã thì ông lui về mấy cái đình ở Sài Gòn sống tạm qua ngày chờ người kêu đi hát ở gánh mới. Cho đến lúc ông gia nhập đoàn Hoài Dung-Hoài Mỹ thì được đóng vai chính.

Năm 1962, ông về đại bang Kim Chưởng thì đoạt luôn giải Thanh Tâm 1963 với vai người cha trong vở Người anh khác mẹ. Sự nghiệp của ông bắt đầu rực rỡ với rất nhiều vở tuồng được thu đĩa, thu băng cassette cùng với Út Bạch Lan, Thanh Sang, Lệ Thủy, Minh Vương, Minh Phụng, Bạch Tuyết, Chí Tâm, Hùng Cường, Ngọc Giàu, Mỹ Châu… không thể nào kể hết.

Nhưng có lẽ rực rỡ nhất là giai đoạn sau 1975, Diệp Lang có những vai diễn để đời mà bây giờ vẫn in đậm trong ký ức khán giả. Vai Hội đồng Thăng trong Đời cô Lựu, vai Hội đồng Dư trong Tiếng hò sông Hậu, vai ông giáo trong Ánh lửa rừng khuya, vai trung sĩ Tám trong Tìm lại cuộc đời, vai cha của cô Hương trong Nửa đời hương phấn, Lê Quý trong Tâm sự Ngọc Hân, Lê Xuân Giác trong Tiếng sóng Rạch Gầm, ông nội trong Cây lẻ bạn, ông Cả trong Tô Ánh Nguyệt, ông Tư trong Lời ru của biển, Lỗ Quý trong Lôi Vũ…

Chú thích ảnh
NSND Diệp Lang vai Nguyễn Du trong vở “Kim Vân Kiều”. Ảnh: H.K

Nhưng ít ai biết, ngoài việc biểu diễn, ông còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác nữa, như đạo diễn, quản lý, biên tập kịch bản… Đó là giai đoạn ông làm Phó đoàn Cải lương Sài Gòn 2, ông làm việc quên cả bản thân, nhiều đêm thức trắng, đến nỗi mắt mờ hẳn luôn, tưởng đã mù lòa, bà vợ hoảng hốt phải bắt ông đi trị bệnh.

Bà nói: “Lương lúc ấy ít lắm, thời bao cấp mà, ai cũng sống như vậy chứ đâu phải riêng mình. Nhưng ổng không bao giờ tính toán, cứ dốc hết sức ra làm việc, đến lúc hết thấy đường mới dám giao cho người khác. Tôi không dám ngăn cản ước mơ và nhiệt huyết của ổng, chỉ khóc nói rằng anh bị mù thì ai lo cho em và các con, ổng mới chịu thôi việc. Điều trị mấy tháng thì mắt sáng lại, tôi mừng như bắt được vàng. Sau đó ổng chỉ lo diễn thôi”.

Tánh Diệp Lang là như vậy, đã làm thì phải hết mình, không so đo tính toán, và cũng lặng lẽ, không kể lể, không cần ai ghi công.

Gian nan và hạnh phúc

Diệp Lang nổi tiếng nhưng không giàu. Thời trẻ dù được giải Thanh Tâm nhưng ông cũng gian truân, nhất là giai đoạn 1965-1975, nghệ sĩ bị bắt quân dịch dữ dội, Diệp Lang cùng nhiều bạn bè khác như Thanh Tú, Tấn Tài…bị “hốt” rồi sung vô đơn vị ngay, không báo tin được cho gia đình. Từ đó Diệp Lang phải đi hát lén vì lỡ ký hợp đồng với mấy ông bà bầu rồi.

Ông lo lót tiền cho sếp để được ra ngoài đi hát, đi thu đĩa, chính vì vậy mà lãnh cát-sê rồi trừ đi chẳng còn bao nhiêu. Nhưng cũng có lúc bị phát hiện, thế là bị biệt giam cả tuần, bị phạt chà cầu tiêu, làm tạp dịch, hoặc cấm cố... Vợ của ông lúc ấy là nghệ sĩ Phượng Liên mới sinh con đầu lòng, ở nhà chờ chồng mãi không thấy tin tức, hiểu lầm, khi gặp lại thì vợ chồng cắn đắn. Hạnh phúc dần tan vỡ từ đó. Diệp Lang là người ít nói, ít thanh minh, lại mặc cảm đời nghèo, nên đành lòng để vợ ra đi.

Chú thích ảnh
NSND Diệp Lang và NSUT Hùng Minh trong vở “Khi người điên biết yêu”. Ảnh: H.K

Sau 1975, ông được hoàn toàn trở lại với sân khấu, say mê cống hiến. Ông bước sang một giai đoạn rực rỡ, đồng thời tìm được người vợ tri kỷ là bà Thu Phong vốn là dân Văn khoa Sài Gòn, nên hai người rất tâm đầu ý hợp. Ông làm Phó đoàn Cải lương Sài Gòn 2, chỉ lo việc nghề, còn bà vừa nuôi con, vừa đọc và đánh máy kịch bản cho ông, vừa góp ý nội dung, nhân vật… Nghèo mà không có than van, cãi vã, nghèo mà rộn tiếng cười…

Ông nói: “Tôi cảm ơn vợ nhiều lắm, bả chu đáo mọi bề cho tôi tập trung sân khấu. Hồi trẻ bả mỏng manh liễu yếu lắm, không ngờ sức chịu đựng phi thường. Người ta nói đằng sau thành công của người đàn ông có bóng dáng của người phụ nữ là đúng”. Bà Thu Phong thì cười ha ha: “Hồi xưa liễu yếu chứ giờ như thùng phuy rồi!”. Sau một lần giải phẫu bà mập lên, nhưng vẫn không tự ti, vẫn cứ đảm đang và vui vẻ.

Hai ông bà sau này sống đỡ hơn, đủ ăn đủ mặc, nhưng mỗi lần ông bệnh nặng là khốn khổ vì lo tiền điều trị. Ông có bệnh tim và nhiều bệnh khác, con gái gởi tiền về cũng không đủ, thế là các bệnh viện và Mạnh Thường Quân nghe tin bèn góp nhau lại mổ miễn phí cho ông mấy lần với số tiền rất lớn. Hóa ra nghèo vẫn hạnh phúc, không ai bỏ rơi ông. Ông cảm động: “Qua những vụ này mới biết khán giả yêu thương mình tới đâu. Tôi không biết làm sao mà đền đáp”. Khán giả nói với nhau: Cuộc đời nghệ thuật của ông đã đủ đền đáp rồi.

Năm 2010, Diệp Lang và vợ sang Mỹ ở với con gái. Hai ông bà lặng lẽ ra sân bay, không ai hay biết. Chừng nghe điện thoại gọi về, tôi bàng hoàng muốn khóc. Bà Thu Phong nói: “Chúng tôi sợ khi biết tin thì khán giả sẽ kéo tới đưa tiễn, mình đi không đành”. Đúng vậy, nếu hay tin thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người đến chia tay, lưu luyến.

Qua Mỹ, những năm đầu ông vẫn đi hát cho các chương trình uy tín, vì họ mời quá, từ chối hoài không được. Đồng bào ở hải ngoại vẫn yêu quý ông vô cùng. Sau này, sức khoẻ ông yếu dần, thế là ông giã từ sân khấu luôn. Những năm đầu ông cũng có về thăm Việt Nam, nhưng 5 năm nay chỉ có mình bà Thu Phong về thôi, vì ông không đủ sức đi máy bay. ông hay gọi điện thoại về cho tôi, bảo rằng nhớ quê quá xá. “Nhớ cái mùi của quê. Bên đó không thiếu thứ gì, từ tô phở tới cọng rau, nhưng vẫn không phải cái mùi quê mình”. Còn sân khấu thì… “Đành chịu thôi. Tôi chưa bao giờ nói bỏ nghề, chỉ là không còn đủ sức đi diễn. Tôi vẫn chạnh lòng với cải lương, đêm nằm cứ nghĩ về cải lương. Mong thế hệ đàn em diễn giỏi, mong cải lương trường tồn và phát triển”.

Hỏi đáp quá khứ - hiện tại - tương lai

Tận tụy, hết lòng, thì tổ nghiệp mới phù hộ

* Ông có hài lòng về cuộc sống hiện nay không?

- Tôi bằng lòng. Bởi ai rồi cũng qua giai đoạn sinh lão bệnh tử, bình thường thôi. Giờ thì tôi không đi hát nữa nhưng khán giả vẫn yêu mến mình, vẫn thấy những vở diễn hoặc trích đoạn có mình được phát đi phát lại, khán giả xem đi xem lại trên mạng, thì tôi vui rồi. Đòi hỏi quá không được. Vinh quang đã có, hạnh phúc gia đình vợ con đầm ấm cũng đã có, nay tuổi già cứ sống bình dị thôi.

Chú thích ảnh
NSND Diệp Lang và bà xã Thu Phong. Ảnh: H.K

* Nếu quay trở về thời đó thì ông sẽ làm gì?

- Thì đi hát thôi chứ biết làm gì. Trời sinh ra làm nghề hát thì chỉ hát, quan trọng là thời nào cũng tận tụy, hết lòng, thì tổ nghiệp mới phù hộ.

* Giờ ông có mong muốn gì đối với những tác phẩm ngày xưa ông thủ vai?

- Tôi thật sự mong thế hệ trẻ đóng hay hơn. Hậu sanh khả úy chứ, không lẽ cải lương dừng lại ở những “cái bóng” của thế hệ trước hay sao.

Hoàng Kim

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.