Những mốc sự kiện chính trong cuộc khủng hoảng giữa Nga với Ukraine và phương Tây

Liên tục trong 4 tháng qua, tình hình ở khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng bởi các cuộc điều quân của các bên đến khu vực này, làm dấy lên nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
22/02/2022 22:30

(Thethaovanhoa.vn) - Liên tục trong 4 tháng qua, tình hình ở khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng bởi các cuộc điều quân của các bên đến khu vực này, làm dấy lên nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Tổng thống Nga Putin chủ trì phiên họp bất thường của Hội đồng an ninh

Tổng thống Nga Putin chủ trì phiên họp bất thường của Hội đồng an ninh

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 21/2 cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chủ trì phiên họp bất thường của Hội đồng an ninh quốc gia diễn ra cùng ngày.

Trong một động thái mới nhất, rạng sáng ngày 22/2/2022 (theo giờ Hà Nội), Nga đã công nhận nền độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donest (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine. Ngay lập tức nhiều nước trên thế giới đã có phản ứng trước bước đi này của Nga.

Cùng nhìn lại những sự kiện chính trong vấn đề Ukraine trong 4 tháng vừa qua.

- Ngày 3/11/2021, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo khoảng 100 nghìn bính lính Nga tập trung cách biên giới khoảng 260 km. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nga áp dụng chính sách cứng rắn hơn với Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường hiện diện trên trên lãnh thổ Ukraine, điều đó sẽ "vượt lằn ranh đỏ với Nga".

- Ngày 10/11/2021, NATO cáo buộc "Nga thực hiện hành vi gây hấn" sau khi Mỹ công bố thông tin về "các đợt điều động lực lượng bất thường" của Nga đến gần biên giới với Ukraine.

- Ngày 28/11/2021, Ukraine cho rằng Nga tập hợp gần 92.000 quân và lên kế hoạch cho chiến dịch tấn công tổng lực vào tháng 2/2022. Nga phủ nhận những thông tin trên và khẳng định mọi động thái triển khai lực lượng quân sự trong lãnh thổ nước này là hợp pháp và phục vụ mục đích phòng thủ.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại cuộc họp ở Sochi, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

- Đầu tháng 12/2021, Nga cáo buộc Ukraine tập trung lực lượng ở khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền Đông, đồng thời yêu cầu NATO đưa ra đảm bảo mang tính ràng buộc pháp lý rằng Ukraine không bao giờ được kết nạp vào NATO.

- Ngày 7/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sẽ áp dụng "biện pháp kinh tế mạnh mẽ và các phương án khác" nếu Nga tấn công Ukraine.

- Ngày 15/12/2021, Liên minh châu Âu (EU) và NATO cảnh báo hậu quả chiến lược lớn với Nga "nếu xảy ra thêm một cuộc tấn công vào lãnh thổ của Ukraine".

- Ngày 17/12/2021, để tháo ngòi nổ khủng hoảng Nga đưa ra đề xuất an ninh với 8 điểm mấu chốt, bao gồm yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập NATO sau năm 1997, ngừng mở rộng về phía Đông, không kết nạp Ukraine và Gruzia, không tổ chức diễn tập tại Ukraine, Đông Âu, Trung Á và Kavkaz nếu Nga chưa đồng ý, rút tên lửa tầm ngắn quanh Kaliningrad và vùng gần biên giới Nga.

Nga cũng yêu cầu NATO ký hiệp ước an ninh châu Âu mới, yêu cầu Mỹ phải rút tên lửa tầm trung bố trí tại châu Âu và nhằm vào Nga, đồng thời tiếp tục đàm phán khôi phục Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).

Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu được truyền hình trên toàn quốc, tại Moskva, ngày 21/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

- Ngày 28/12/2021, Mỹ và Nga thông báo tổ chức đàm phán về an ninh châu Âu nhằm hạ nhiệt căng thẳng quanh vấn đề Ukraine.

- Ngày 2/1/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an Ukraine rằng Mỹ và các đồng minh "sẽ đáp trả một cách quyết đoán" nếu Nga tiến đánh quốc gia Đông Âu này.

- Ngày 5/1/2022, Cao ủy EU phụ trách vấn đề đối ngoại và an ninh Josep Borrell cam kết sẽ hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine.

- Từ ngày 10/1/2022, các quan chức hàng đầu của Mỹ, Nga và NATO bắt đầu tuần hội đàm căng thẳng tại Geneva (Thụy Sỹ) song không đạt được đột phá do bất đồng quan điểm.

- Ngày 14/1/2022, một cuộc tấn công mạng quy mô lớn khiến nhiều trang web quan trọng của chính phủ Ukraine bị đánh sập. Ukraine cáo buôc đã phát hiện manh mối cho thấy Nga có thể đứng sau vụ tấn công mạng này.

- Ngày 17/1/2022, các đơn vị quân đội Nga bắt đầu tới Belarus để tham gia các hoạt động trong khuôn khổ tập trận Quyết tâm Đồng minh 2022. Moskva tuyên bố cuộc tập trận để củng cố năng lực "chống hành vi xâm lược từ bên ngoài" nhằm vào thành viên Nhà nước Liên minh, gồm Nga và Belarus. Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho rằng quy mô của lực lượng Nga điều tới Belarus "vượt quá những gì Mỹ ước tính về một cuộc tập trận thông thường".

- Ngày 19/1/2022, Mỹ thông báo sẽ chuyển thêm khoản viện trợ quân sự trị giá 200 triệu USD cho Ukraine.

- Ngày 20/1/2022, Tổng thống Biden tuyên bố bất cứ chiến dịch tiến đánh Ukraine nào của Nga đều bị coi là "một cuộc xâm lược", sau khi cho rằng Moskva có thể triển khai chiến dịch quy mô nhỏ nhằm ít gây ra phản ứng hơn một cuộc tấn công tổng lực.

- Ngày 21/1/2022, ba thành viên vùng Baltic của NATO là Estonia, Latvia và Litva thông báo sẽ chuyển tên lửa chống tăng và phòng không để Ukraine nâng cao năng lực phòng thủ. Trong khi đó, Nga nhắc lại yêu cầu NATO rút quân khỏi Romania và Bulgaria.

- Ngày 22/1/2022, giới chức Anh cáo buộc Nga "đang tìm cách chiếm đóng Ukraine" và "dựng lên một lãnh đạo thân Moskva ở Kiev". Nga đã phản bác lại và gọi đây là thông tin sai lệch. Cùng ngày, Mỹ yêu cầu thân nhân các nhân viên ngoại giao ở Ukraine về nước, sau đó cảnh báo công dân không đến quốc gia Đông Âu này.

- Ngày 24/1/2022, NATO cho biết đã đặt lực lượng của liên minh quân sự trong trạng thái sẵn sàng triển khai, đồng thời điều thêm chiến hạm và tiêm kích đến Đông Âu để tăng cường phòng thủ. Nga một ngày sau cũng khởi động các cuộc diễn tập với 6.000 quân và ít nhất 60 tiêm kích ở khu vực miền Nam, gần Ukraine và bán đảo Crimea.

- Ngày 25/1/2022, Tổng thống Mỹ Biden thậm chí còn nêu khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp người đồng cấp Putin.

- Ngày 26/1/2022, Mỹ và NATO xác nhận đã gửi văn bản phản hồi chính thức về những đề xuất mà Nga đưa ra hồi tháng trước đó về vấn đề đảm bảo an ninh ở châu Âu, trong đó nhấn mạnh khối NATO sẽ không đóng cửa trước nguyện vọng gia nhập của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết chi tiết văn bản không được công khai để tạo “không gian cho các cuộc đàm phán bí mật”.

- Ngày 26/1/2022, tại cuộc họp nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine) tại Paris (Pháp), cả 4 bên đều ủng hộ tuân thủ không điều kiện về việc ngừng bắn cũng như chấp hành đầy đủ các biện pháp tăng cường lệnh ngừng bắn vốn đã được đưa ra ngày 22/7/2020, bất kể các bất đồng về các chủ đề khác liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận Minsk.

- Ngày 27/1/2022, Trung Quốc lên tiếng cho rằng những mối quan ngại về an ninh của Nga cần được xem xét nghiêm túc. Đây là lần hiếm hoi Trung Quốc đề cập đến cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine gần đây.

- Ngày 28/1/2022, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố phương Tây đã "phớt lờ những quan ngại cơ bản của Nga về hoạt động mở rộng của NATO", cũng như động thái "triển khai các hệ thống vũ khí tấn công gần biên giới Nga".

Chú thích ảnh
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp ở Brussels, Bỉ, ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

- Ngày 7 và 8/2/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel thực hiện các chuyến thăm đến Nga và Ukraine, cam kết sẽ làm tất cả để thực hiện vai trò trung gian hòa giải.

- Ngày 10/2/2022, cuộc họp của đại diện nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine) tại Berlin (Đức) về giải quyết khủng hoảng ở miền Đông Ukraine song không đạt kết quả nổi bật nào do các bên không vượt qua được những khác biệt xung quanh Thỏa thuận Minsk.

- Ngày 10/2/2022, Nga và Belarus thực hiện giai đoạn 2 của tập trận Quyết tâm Đồng minh 2022, kéo dài 10 ngày. Ukraine gọi đây là hành động gây áp lực tâm lý, trong khi lãnh đạo NATO cho rằng Nga tập trung binh lực tới "điểm nguy hiểm".

- Ngày 11/2/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo triển khai thêm 3.000 binh sĩ đến Đông Âu, gia nhập lực lượng cùng với khoảng 2.000 lính dù khác được công bố triển khai hôm 2/2. Các đồng minh NATO cũng đặt các lực lượng trong tình trạng trực chiến và tiếp tục củng cố lực lượng ở vùng Đông Âu, điều động thêm các tàu và máy bay chiến đấu đến vùng này. 

- Ngày 12/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã điện đàm để thảo luận về tình hình liên quan đến Ukraine. Cuộc điện đàm được đánh giá mang tính chuyên nghiệp, thực chất song vẫn không có bất kỳ thay đổi cơ bản nào để làm dịu tình hình.

- Từ ngày 13/2/2022, đại sứ quán Mỹ ở Kiev (Ukraine) dừng tất cả dịch vụ lãnh sự và chỉ duy trì sự hiện diện lãnh sự nhỏ ở Lviv. Sau quyết định của Mỹ, một số nước phương Tây như Canada và Australia cũng chuyển hoạt động ngoại giao tới Lviv. Một loạt nước như Mỹ, Anh, Na Uy, New Zealand, Thụy Điển, Hà Lan, Australia khuyến cáo công dân rời Ukraine ngay lập tức.

- Ngày 14 và 15/2/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Ukraine và Nga. Đáng chú ý, tại Nga, hai nhà lãnh đạo Olaf Scholz và Vladimir Putin đã phát đi những thông điệp "không muốn chiến tranh" và "sẵn sàng tiếp tục đối thoại". Đây là những động thái thể hiện thiện chí từ các bên.

- Ngày 15/2, Nga thông báo các đơn vị thuộc quân khu phía Tây và phía Nam đang trở về căn cứ sau khi hoàn thành diễn tập gần Ukraine. Diễn biến này đã gần như xóa tan những cáo buộc trước đó từ truyền thông phương Tây khi cho rằng, nguy cơ chiến tranh đang cận kề và Nga sẽ tấn công Ukraine vào ngày 16/2.

- Ngày 16/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan sát viên quân sự thuộc các quốc gia thành viên NATO bao gồm Anh và Ba Lan có mặt tại thực địa để quan sát các lực lượng vũ trang Ukraine tiến hành cuộc tập trận ở miền Tây nước này. Các cuộc diễn tập là một phần của cuộc tập trận quy mô lớn Zametil 2022 (Bão tuyết 2022) được triển khi Ukraine chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự có thể xảy ra sau khi Nga tập trung hơn 100.000 quân gần biên giới với nước này.

- Ngày 17/2, Bộ Ngoại giao Nga công bố toàn bộ nội dung văn bản phúc đáp đối với Mỹ và NATO về nội dung dự thảo Hiệp ước giữa Moskva với Washington và NATO liên quan đến đảm bảo an ninh. Phía Nga khẳng định, các đề xuất của Nga đã bị bỏ qua theo hướng tạo lợi thế cho Mỹ và các đồng minh. Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, trong trường hợp phía Mỹ không sẵn sàng nhất trí về những cam kết chắc chắn và mang tính ràng buộc pháp lý, Nga sẽ buộc phải đáp trả, trong đó có khả năng triển khai các biện pháp quân sự-kỹ thuật.

Ngay sau đó, Nga đã trục xuất Phó Đại sứ Mỹ tại Moskva, Bartle Gorman, nhằm đáp trả việc Mỹ trục xuất Tham tán công sứ của Đại sứ quán Nga ở Washington. Mỹ cho rằng, đây là một bước leo thang và đang cân nhắc đáp trả.

- Ngày 18/2/2022, tại Hội nghị an ninh Munich, các quốc gia phương Tây tiếp tục giữ quan điểm cứng rắn, chỉ trích các cuộc tập trận của Nga ở khu vực biên giới Ukraine và quan ngại về nguy cơ bất ổn tại châu Âu. Tuy nhiên, các ý kiến đều thống nhất cho rằng cần phải đối thoại để tháo ngòi nổ căng thẳng hiện nay.

- Ngày 18/2/2022, Đức, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), thông báo các nhà lãnh đạo nhóm này sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào ngày 24/2 tới với chương trình nghị sự là cuộc khủng hoảng Ukraine.

- Ngày 20/2/2022, Phủ Tổng thống Pháp đưa ra thông cáo Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga đã chấp nhận về mặt nguyên tắc tiến hành hội đàm thượng đỉnh (dự kiến vào ngày 24/2 tới) với điều kiện không có hành động quân sự giữa Moscow và Kiev. Đây là kết quả của cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Pháp và Nga sau cuộc thảo luận kéo dài gần 2 giờ đồng hồ ngày 20/2.

- Ngày 21/2/2022, sau cuộc họp bất thường Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có thông điệp gửi tới người dân trong nước, tuyên bố rằng ông đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Ngay lập tức, nhiều nước trên thế giới đã có phản ứng trước bước đi của Nga.

- Ngày 22/2/2022, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiến hành phiên họp khẩn cấp về vấn đề Ukraine, sau khi Nga chính thức công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở Donbass (miền Đông Ukraine)…

An Ngọc (tổng hợp) - TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Netflix bị phạt gần 5 triệu USD vì thiếu minh bạch dữ liệu khách hàng

Netflix bị phạt gần 5 triệu USD vì thiếu minh bạch dữ liệu khách hàng

Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Hà Lan (DPA) mới đây phạt Netflix 4,75 triệu euro (khoảng 4,98 triệu USD) do thiếu minh bạch trong cách xử lý dữ liệu của khách hàng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.

Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn

Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn

Ít ai biết rằng, cách Địa đạo Củ Chi nổi tiếng khoảng 18km, trên vùng “đất thép” Củ Chi vẫn đang lưu giữ một căn hầm bí mật ẩn giấu bên trong ngôi nhà của một chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa.

Vụ đốt quán cà phê gây cháy tại Hà Nội: Hai nạn nhân cấp cứu trong tình trạng sức khỏe xấu

Vụ đốt quán cà phê gây cháy tại Hà Nội: Hai nạn nhân cấp cứu trong tình trạng sức khỏe xấu

Sáng 19/12, ông Nguyễn Thành, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Trung tâm đã huy động 2/3 lực lượng hiện có, gồm 9 xe cấp cứu với 31 nhân viên y tế, cùng 2 xe cấp cứu của Bệnh viện E và Bệnh viện Nam Thăng Long tới hiện trường.

Bộ trưởng Y tế thăm nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Bộ trưởng Y tế thăm nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Trưa 19/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện E thăm, động viên và tặng quà các bệnh nhân là nạn nhân của vụ cháy quán cà phê (ở số nhà 260 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) vào đêm 18/12, đang được điều trị tại Bệnh viện E.

Apple và Meta đối đầu về khả năng tương tác - EU vào cuộc do lo ngại quyền riêng tư

Apple và Meta đối đầu về khả năng tương tác - EU vào cuộc do lo ngại quyền riêng tư

Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai “gã khổng lồ” công nghệ Apple và Meta Platforms tiếp tục leo thang khi Apple ngày 18/12 chỉ trích rằng Meta liên tục yêu cầu truy cập các công cụ phần mềm của công ty này.

Vụ 84 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa: Có vi khuẩn Coliforms trong mẫu thức ăn

Vụ 84 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa: Có vi khuẩn Coliforms trong mẫu thức ăn

Sau khi ăn bữa trưa, nhiều công nhân xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài… nghi ngộ độc thực phẩm.

Công an đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Công an đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Qua nguồn tin của quần chúng nhân dân cung cấp, Công an Sơn La nắm được một nhóm đối tượng (quốc tịch Lào) nghi vấn là anh em họ hàng tập kết số lượng lớn ma túy ở khu vực biên giới xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cất giấu trong rừng và cử người canh gác, rồi tìm mối tiêu thụ, thẩm lậu ma túy vào tỉnh Sơn La.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ án đốt quán cà phê tại Hà Nội

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ án đốt quán cà phê tại Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.