Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn

Ít ai biết rằng, cách Địa đạo Củ Chi nổi tiếng khoảng 18km, trên vùng “đất thép” Củ Chi vẫn đang lưu giữ một căn hầm bí mật ẩn giấu bên trong ngôi nhà của một chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa.
19/12/2024 15:30
Xuân Khu – Đinh Hằng/TTXVN

Ít ai biết rằng, cách Địa đạo Củ Chi nổi tiếng khoảng 18km, trên vùng “đất thép” Củ Chi vẫn đang lưu giữ một căn hầm bí mật ẩn giấu bên trong ngôi nhà của một chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa. 

Đó là căn hầm giấu vũ khí, che giấu cán bộ của ông Dương Văn Ten (còn gọi ông Chín Ten) – điểm trung chuyển vũ khí lớn trước khi được vận chuyển về nội đô phục vụ cho Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 lịch sử.

Bí mật ẩn bên trong ngôi nhà của chiến sĩ biệt động

Ngày nay, tại địa chỉ 110/8 đường Đoàn Triết Minh, ấp Tháp, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi vẫn còn một ngôi nhà vẹn nguyên với kiến trúc cũ được xây dựng từ hơn 60 năm trước. Bên trong căn nhà ấy có một căn hầm bí mật, là điểm tập kết vũ khí trước khi chuyển vào nội đô phục vụ cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968 và cũng là một căn cứ mật nuôi giấu các cán bộ, chỉ huy lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định khi xưa. Đó là căn nhà của chiến sĩ biệt động Dương Văn Ten (Chín Ten).

Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Ảnh 1.

Cửa hầm chính nằm ngay sau gian thờ của căn nhà, với nắp hầm được ngụy trang. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN

Hầm bí mật của ông Dương Văn Ten nằm ngay phía sau gian thờ có 1 lối lên xuống được ngụy trang ẩn dưới lớp gạch nền và 4 ngách thông các hướng ra ngoài, gồm 2 cửa hầm cách đường hầm chính khoảng 3m nằm dưới các bụi tre trong vườn và chuồng heo nằm sát rìa vườn. Khoang hầm lớn được thiết kế nằm dưới chuồng bò có cửa lên và một ngách phụ thông ra bìa vườn. Các cửa đường hầm được thiết kế sát với các khu vực cây cối rậm rạp (nay là các ruộng lúa) kết nối với các đường thoát ra bên ngoài. Đường hầm cao khoảng 1m, dài khoảng 40 m, trong đó có khoang hầm lớn khoảng 30 m2 được sử dụng làm nơi cất giấu vũ khí và lưu trú, hội họp của cán bộ cách mạng lúc bấy giờ. Hai bên vách hầm là đất sét pha đá ong, độ bền cao, ít bị sạt lở… đảm bảo độ an toàn cao.

Ông Dương Văn Ký (con thứ 5 của chiến sĩ biệt động Dương Văn Ten), cựu chiến binh xã Thái Mỹ cho biết, trước đây, gia đình ông đã có 2 chiếc hầm trú ẩn nhỏ. Tuy nhiên, khi cha ông là ông Dương Văn Ten tham gia lực lượng biệt động Sài Gòn, do nhu cầu cần cất giữ vũ khí để vận chuyển vào nội đô Sài Gòn, chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 nên bắt đầu từ năm 1962, cha ông và các đồng chí quyết định sẽ đào một căn hầm lớn hơn ngay dưới nền nhà của gia đình. Việc đào hầm được giao cho gia đình ông Chín Ten phụ trách. Kể từ đó, toàn bộ anh chị em, cô chú trong nhà đều được huy động đào hầm.

Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Ảnh 2.

Căn hầm dài khoảng 30m, vách hầm là đất sét pha đá ong nên vẫn giữ được nguyên trạng. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN

Bà Dương Thị Cám (con thứ tám của ông Chín Ten) nhớ lại: “Lúc đó tôi đã hơn 10 tuổi nên có tham gia cùng ba, các chú, bác và anh chị đào hầm. Chúng tôi đào hầm vào ban đêm vì ban ngày địch kiểm tra rất gắt gao. Việc đào hầm ban đêm khá vất vả, ngay cả ánh đèn cũng phải vặn xuống chỉ vừa đủ để địch không phát hiện. Mọi người phải thay nhau đào, vận chuyển đất ra ngoài, người này mệt thì gọi người khác vào thay. Đất sau khi được chuyển ra ngoài cũng được đổ vào những chỗ đất trũng trong vườn, lấy cỏ, cây phủ lên để ngụy trang”. Cứ thế, việc đào hầm của gia đình ông Chín Ten kéo dài từ năm 1962 đến năm 1963.

Khi hầm hoàn tất thì vũ khí cũng bắt đầu được chuyển về. Không chỉ chứa vũ khí, nơi đây còn thường xuyên trở thành nơi hội họp, nuôi giấu cán bộ biệt động. Lúc bấy giờ anh chị em bà Cám không còn xa lạ với việc thỉnh thoảng lại xuất hiện những người lạ đến nhà. “Lúc đó tôi được giao nhiệm vụ cảnh giới, khi phát hiện có địch đến thì báo cho cán bộ xuống hầm, đậy nắp và ngụy trang xóa dấu vết. Những lần địch đóng quân dài ngày ở khu vực này thì toàn bộ các cán bộ đều phải ẩn nấp trong hầm và tôi là người tìm cách đưa cơm tiếp tế”, bà Cám kể lại.

Sau này, bà Cám mới biết trong số những cán bộ từng họp, ẩn nấp dưới hầm của nhà mình có những người là cán bộ cấp cao như ông Hai Phụng (Thiếu tướng Tư lệnh Trần Hải Phụng, Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định), ông Ba Đen (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Thanh Vân - người chỉ huy đội biệt động đánh vào Sứ quán Mỹ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968),  Hai Trí, Ba Phong, Bảy Sơn, Tư Tăng, Năm Mộc, Năm Lai… Đến cả các cán bộ Trung ương Cục Miền Nam khi cần trú ém, hội họp, trao đổi công tác cũng ở đó và được vợ chồng, con cái gia đình ông Chín Ten hết lòng bảo vệ, tiếp tế.

Giai đoạn 1965-1966, khi chính quyền Miền Nam Việt Nam áp dụng chính sách “phá sạch, đốt sạch”, dồn dân vào ấp chiến lược với mục đích “làm trắng địa bàn” Củ Chi khiến cán bộ cách mạng không còn nơi trú ẩn, ông Chín Ten đã chủ động dỡ cột nhà, úp mái nhà xuống nền nhà cũ để che miệng hầm. Nhờ đó, căn hầm được giữ an toàn, không bị địch phát hiện.

Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Ảnh 3.

Ông Dương Văn Ký (người con thứ 5 của chiến sĩ biệt động Dương Văn Ten) giới thiệu bức ảnh chụp ông Dương Văn Ten bên chiếc xe bò chở vũ khí vào nội đô Sài Gòn phục vụ chiến dịch Mậu Thân 1968. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN

Những chuyến xe đưa vũ khí vào nội đô

Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 1966 đến 1967, theo chỉ đạo của cấp trên, ông Ten bắt đầu đón nhận, tập kết vũ khí rồi tìm cách vận chuyển vào nội đô Sài Gòn chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu thân 1968. “Lúc đó ba tôi nhận vũ khí từ Trung ương Cục Miền Nam về cất giấu ở hầm, sau đó từ từ vận chuyển bằng xe bò của bác Năm (ông Dương Văn Đây, anh ruột của ông Dương Văn Ten) chở ra Quốc lộ 22 và tiếp tục giao cho ông Ba Bảo (ông Nguyễn Văn Bảo), Năm Lai (Anh hùng Lực lượng vũ trang Trần Văn Lai – huyền thoại của lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định) từ Sài Gòn lên nhận và đưa về nhà của ông Năm Lai ở Quận 3”, bà Cám nhớ lại.

Do ông Ten có nghề xây dựng và làm đồ gỗ nên đã sử dụng vỏ bọc này để cất giấu vũ khí bên trong xe chở gỗ, đồ mộc để vận chuyển về nội đô. Ngoài ông Ten, ông Đây, các con của ông Ten như bà Hai Phiên, bà Tám Cám… đều tham gia vào việc ngụy trang, vận chuyển vũ khí, làm giao liên, nuôi giấu cán bộ. Nhớ về những ngày tháng đó, bà Cám cho hay, chị Hai Phiên (Dương Thị Phiên - giao liên Biệt động Sài Gòn) là người tham gia tích cực nhất vào việc nuôi giấu cán bộ, thông tin liên lạc, vận chuyển vũ khí hồi ấy. 

Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Ảnh 4.

Ông Dương Văn Ký (phải), người con thứ 5 của chiến sĩ biệt động Dương Văn Ten giới thiệu cửa hầm thoát hiểm được xây dựng dưới nền chuồng bò khi xưa. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN

Bà Hai Phiên cùng các chị em khác chẻ gỗ moi ruột, đan cà tăng, đan giỏ cần xé hai đáy… để khéo léo ngụy trang vũ khí bên trong. Còn ông Chín Ten thì chế tác ra bộ ván gỗ rỗng ruột bên trong chứa đầy vũ khí, cải tiến vách hông chiếc tủ thờ để giấu nòng khẩu cối 82 mm dùng để bắn vào Dinh Độc Lập, nồi nấu bánh chưng có hai lớp đáy giấu chân khẩu cối 82 mm. Sau đó, tất cả đưa lên xe bò vận chuyển về nội đô. Hiện những vật chứng này đều được lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố.

Bằng con đường này, hàng chục tấn vũ khí từ căn hầm bí mật của ông Chín Ten đã vượt qua được hàng chục trạm kiểm soát của địch, vận chuyển suôn sẻ về nội đô Sài Gòn, tập kết tại hầm vũ chứa vũ khí của ông Năm Lai. Ông Trần Vũ Bình, con trai của ông Năm Lai cho biết, căn hầm của ông Sáu Ten tại ấp Tháp, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi chính là một trong những cơ sở bí mật phục vụ cho Chiến dịch Mậu Thân 1968. Cha ông và các đồng đội thường xuyên tiếp nhận vũ khí từ đây và đưa về cất giấu ở nhà mình.

Sau Mậu Thân 1968, hầm bí mật của gia đình ông Chín Ten không bị lộ và tiếp tục trở thành nơi chứa vũ khí, nuôi giấu cán bộ, họp bàn của cách mạng, phục vụ cho Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Ông Dương Văn Tròn, con trai út của chiến sĩ biệt động Dương Văn Ten cho hay, sau giải phóng, nhiều đồng đội của cha ông như Hai Phụng, Năm Lai, Ba Bảo, Ba Đen… ngày xưa cũng thường xuyên lui tới nhà mình, cùng ôn lại kỷ niệm của một thời hoa lửa. Trước khi qua đời, ông Chín Ten luôn dặn dò con cháu phải giữ nguyên ngôi nhà và căn hầm bởi đây là chứng tích về những tháng ngày chiến đấu mưu trí và ngoan cường của lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định.

Nhớ lời cha, anh chị em ông Tròn bao năm qua vẫn giữ gìn ngôi nhà và căn hầm một cách nguyên vẹn. “Thỉnh thoảng có các đoàn khách tới tham quan, tìm hiểu về căn hầm, mỗi lần như thế tôi lại được dịp kể về những tháng ngày cả gia đình chúng tôi sôi nổi hoạt động cách mạng. Anh em chúng tôi rất vui vì đã thực hiện được tâm nguyện của cha mình, biến nơi đây thành nơi cất giấu ký ức đấu tranh hào hùng của thế hệ cha anh”, ông Dương Văn Tròn chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Netflix bị phạt gần 5 triệu USD vì thiếu minh bạch dữ liệu khách hàng

Netflix bị phạt gần 5 triệu USD vì thiếu minh bạch dữ liệu khách hàng

Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Hà Lan (DPA) mới đây phạt Netflix 4,75 triệu euro (khoảng 4,98 triệu USD) do thiếu minh bạch trong cách xử lý dữ liệu của khách hàng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.

Vụ đốt quán cà phê gây cháy tại Hà Nội: Hai nạn nhân cấp cứu trong tình trạng sức khỏe xấu

Vụ đốt quán cà phê gây cháy tại Hà Nội: Hai nạn nhân cấp cứu trong tình trạng sức khỏe xấu

Sáng 19/12, ông Nguyễn Thành, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Trung tâm đã huy động 2/3 lực lượng hiện có, gồm 9 xe cấp cứu với 31 nhân viên y tế, cùng 2 xe cấp cứu của Bệnh viện E và Bệnh viện Nam Thăng Long tới hiện trường.

Bộ trưởng Y tế thăm nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Bộ trưởng Y tế thăm nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Trưa 19/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện E thăm, động viên và tặng quà các bệnh nhân là nạn nhân của vụ cháy quán cà phê (ở số nhà 260 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) vào đêm 18/12, đang được điều trị tại Bệnh viện E.

Apple và Meta đối đầu về khả năng tương tác - EU vào cuộc do lo ngại quyền riêng tư

Apple và Meta đối đầu về khả năng tương tác - EU vào cuộc do lo ngại quyền riêng tư

Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai “gã khổng lồ” công nghệ Apple và Meta Platforms tiếp tục leo thang khi Apple ngày 18/12 chỉ trích rằng Meta liên tục yêu cầu truy cập các công cụ phần mềm của công ty này.

Vụ 84 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa: Có vi khuẩn Coliforms trong mẫu thức ăn

Vụ 84 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa: Có vi khuẩn Coliforms trong mẫu thức ăn

Sau khi ăn bữa trưa, nhiều công nhân xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài… nghi ngộ độc thực phẩm.

Công an đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Công an đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Qua nguồn tin của quần chúng nhân dân cung cấp, Công an Sơn La nắm được một nhóm đối tượng (quốc tịch Lào) nghi vấn là anh em họ hàng tập kết số lượng lớn ma túy ở khu vực biên giới xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cất giấu trong rừng và cử người canh gác, rồi tìm mối tiêu thụ, thẩm lậu ma túy vào tỉnh Sơn La.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ án đốt quán cà phê tại Hà Nội

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ án đốt quán cà phê tại Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng tài khóa 2025 với mức kỷ lục

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng tài khóa 2025 với mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Thượng viện nước này ngày 18/12 đã bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 895 tỷ USD dành cho Lầu Năm Góc.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.