Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng!

Khi tôi tiếp nhận bộ ảnh về triều phục Cần Vương mà bà con các bản ở Muang Samoyay (Savannakhet, Lào) giở ra cho chụp, thấy rõ ấn tượng về sự đàng hoàng.
19/07/2023 18:30
TS Nguyễn Việt - Trí Uẩn

Khi tôi tiếp nhận bộ ảnh về triều phục Cần Vương mà bà con các bản ở Muang Samoyay (Savannakhet, Lào) giở ra cho chụp, thấy rõ ấn tượng về sự đàng hoàng. Gấm lụa và sắc màu vẫn còn rất tươi, dù trải qua hơn 1 thế kỷ rưỡi trong rương hòm ở các nhà sàn bà con miền Tây Trường Sơn hẻo lánh này.

1. Khi sang Pháp những năm 2000, tôi có đến thăm một nhà sưu tầm gốc Việt ở miền Nam nước Pháp, được chị nâng niu mở cho xem những áo triều phục của hoàng thân, công chúa nhà Nguyễn đã mang sang Pháp khi triều đình hoàn toàn sụp đổ.

Những triều phục đó có thể chỉ có niên đại Khải Định, Bảo Đại… nhưng đều vô cùng quý giá, bởi ghi dấu những bàn tay khung cửi dệt may, khâu vá thêu thùa bậc cao nhất của dân tộc ta khi đó. Không chỉ những sợi tơ tằm ngũ sắc thượng hạng, mà cả những sợi kim tuyến bằng vàng, bạc thật, cùng các viên đá quý để tôn lên vẻ uy nghi lộng lẫy những bộ lễ phục triều phục dành cho vua quan, hoàng tộc.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 1.

Mãng bào long ly phượng trong sưu tập triều phục Cần Vương lưu giữ tại Muang Samoyay (Lào)

Bộ triều phục còn tới hàng trăm món ở xứ Muang Samoyay, tỉnh Savannakhet, giáp biên giới Lào - Việt không thể không gây kinh ngạc và cảm xúc ấm áp như vẫn còn hơi người. Vẫn thấm mùi mồ hôi và đôi khi cả vết máu tỏa ra từ những con người yêu nước Cần Vương 150 năm trước.

Có thể khẳng định đây là bộ sưu tập lớn nhất về triều phục cung đình Huế thế kỷ 19 hiện còn nguyên vẹn. Hầu hết đều thuộc loại áo dài 2 lớp, chùng quá đầu gối, khuy xuyên móc hoặc gài đóng mở ở cổ vai và nách phía bên phải, cổ cồn dựng. Tất cả đều bằng gấm lụa và thêu tay.

Sơ bộ phân loại, trong điều kiện khá khó khăn, bởi những bộ triều phục này được truyền 6 - 7 đời nay trong nhiều gia đình, dòng họ, được cất giữ và thờ cúng cẩn thận, đâu dễ phơi bày cho người lạ. Tuy vậy, khi tôi viết những dòng này, ít nhất cũng chứng kiến gần 20 bộ triều phục cả nam lẫn nữ, từ bộ cửu long, ngũ long dùng cho hàng cao nhất của hoàng tộc và quan lại nhà Nguyễn, lẫn áo hoa gấm bình thường dùng trong sinh hoạt gia đình, lễ hội.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 2.

2. Trong khuôn khổ bài báo, tôi sẽ chọn ra 4 chiếc áo dài để có điều kiện mô tả thật kỹ.

Thứ nhất là bộ áo gấm triều phục thêu long ly phượng, dành cho quan lại cao cấp nhất trong triều. Thứ 2 và thứ 3 là bộ y phục trên gấm xanh, dành cho hoàng thân và quan lại cao cấp, được vua ban tặng, dùng trong lễ tiệc. Thứ 4 là một bộ áo gấm hoa màu tím, dùng trong lễ hội của nam và nữ quý tộc nhà Nguyễn.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 3.

Một số chi tiết thêu và cả vệt máu trên mãng bào long ly phượng

Mãng bào gấm thêu long ly phượng vẫn là áo chuyên dùng cho đại thần cấp cao. Tôi đã gặp áo gấm cửu long khoác trên người vua Lê Dụ Tông khi khâm liệm ngài. Loại áo triều phục chính thống của vua (hoàng đế) luôn lấy nền vàng làm chủ, trên đó thêu một con rồng lớn, mặt quay trực diện, đầu rồng nhìn thẳng ở chính giữa ngực. 2 rồng ở mỗi bên vai, tay áo và 2 rồng ở mỗi vạt khoảng đùi trước sau.

Chiếc áo gấm có rồng trước ngực và sau lưng chụp được ở Muang Samoyay (Lào) cũng thêu rồng theo công thức như vậy, nhưng con rồng ở chính giữa mặt nhìn chính diện, thân nằm ngang, vắt qua vai, đối diện trước sau. Vạt trước và sau khoảng đùi đều có 2 nghê (hoặc ly) chầu vào giữa. Nền áo dùng gấm màu ghi đá ngả vàng để tôn các mảng thêu màu sắc ấm như da cam, đỏ mây, xanh biếc… thêu các họa tiết rồng phượng, mây sóng trên áo. Đặc biệt còn thấy một đôi phượng bay ở phía dưới tay áo.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 4.

Áo gấm hoàng thân màu xanh biếc với đồ án dệt rồng đơn cuộn tròn

Áo có 2 lớp, lớp ngoài là gấm dày màu ghi đá, đếm được gần trăm sợi tơ trên 1cm. Lớp trong là lụa tơ tằm sợi xe lớn hơn, dệt ô vuông bình thường, nhưng rất đều và không thấy một mắt nối sợi nào. Khuy gài làm bằng bạc với hạt khuy như dạng gỗ bọc bạc, hoặc bằng ngọc trai. Chiếc áo này vừa với khổ người không to béo, cao chừng 155cm - 165cm. Khi đưa ống kính vào sát từng sợi thêu và họa tiết thì dễ dàng nhận ra chất liệu sợi tơ rất nhỏ, sạch, với đường thêu biết gấp lượn và dấu mũi tài tình. Đặc biệt một số sợi vàng kim tuyến óng ánh đan xen lẫn tơ lụa đã giúp các khối thêu óng ánh, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 5.

Họa tiết biển rồng cuộn tròn đớp ngọc trên áo hoàng thân

Chiếc áo đã được dùng nhiều, thể hiện qua các chỗ sờn và rách. Một vài miếng vá và vệt ố máu còn lại phía bên trong thấm cả ra ngoài cho thấy hoàn cảnh chủ nhân đã từng trải qua những ngày khó khăn, xa cung điện và thiếu người hầu hạ.

Tôi đã đề xuất phương án mượn chiếc áo này để thử lấy mẫu máu xét nghiệm AND với hy vọng đủ đối chiếu với hệ gen hoàng tộc Nguyễn Phúc và dòng Tôn Thất hiện còn ở Huế. Hiện tại đã được chủ nhân đồng ý. Tôi chưa dám kết luận đây là áo của vị hoàng thân nào, nhưng có thể gắn với một nhân vật cao cấp trong số những vị quan tướng Cần Vương cao cấp nhất.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 6.

Lớp lót màu vàng với đồ án rồng bện tổ tròn và đỉnh chữ “thọ” trên áo hoàng thân

Trong quá trình khảo sát thực địa, một già làng có nhận đang giữ một "áo vua" cỡ nhỏ. Hy vọng đó là áo mà Hàm Nghi đã mặc khi rời khỏi triều đình Huế năm 1883, khi ngài mới 13 tuổi. Tuy nhiên cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tiếp cận được chiếc áo này.

3. Chiếc áo thứ 2 tuy không thuộc hàng áo cửu long, ngũ long, nhưng tôi tin cũng là áo hoàng thân hoặc quan đại thần. Áo dùng vải nền bên ngoài là gấm màu xanh, cho đến nay vẫn còn ánh biếc như mới. Trên áo có hàng trăm ô tròn, đường kính khoảng 8cm, thể hiện đôi rồng cuốn bện tổ.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 8.

Áo lễ phục gấm xanh biếc với đôi rồng bện tổ xung quanh chữ “thọ”

Tôi ngờ rằng đây là vải dệt như đã từng gặp trong tang phục trong mộ quan đại thần Nguyễn Bá Khanh ở Khoái Châu, do Bảo tàng Hưng Yên khai quật và lưu giữ. Hoa văn dệt này còn thấy trong lớp vải lót bên trong của chính áo này, với những ô chữ "thọ" cách điệu.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 9.

Họa tiết chữ “thọ” trên áo gấm xanh

Việc sử dụng hoa văn rồng trên trang phục luôn là quy định ngặt nghèo trong hội điển nhà Nguyễn. Loại áo này có thể cũng dùng cho cả cha mẹ hoàng thân. Đây là 1 trong số áo được bảo quản tốt nhất trong hàng trăm áo quan lại, quý tộc Cần Vương ở Muang Samoyay.

Chiếc áo cuối cùng trong bài này dành cho một áo gấm màu tím ngắt, màu "rất" Huế, với các hoa văn dệt hoa lá, đỉnh vạc hình chữ thọ, với 2 màu trắng và đỏ gụ.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 10.

Những hiện vật vô giá thời Cần Vương (kỳ 3): Triều phục Cần Vương - Dù trong rừng vẫn phải đàng hoàng! - Ảnh 11.

Áo lễ phục gấm, màu tím, dệt hoa lá, đỉnh chữ thọ và hoa văn rất quý phái

Nhìn kiểu áo và màu sắc có thể nghĩ đến nó được dùng cho những hoàng tộc nữ lớn tuổi, có thể như nhũ mẫu của vua, hoặc hoàng thân của Cần Vương nào đó.  

"Tôi đã đề xuất phương án mượn chiếc áo này để thử lấy mẫu máu xét nghiệm AND với hy vọng đủ đối chiếu với hệ gen hoàng tộc Nguyễn Phúc và dòng Tôn Thất hiện còn ở Huế. Tôi chưa dám kết luận đây là áo của vị hoàng thân nào, nhưng có thể gắn với một nhân vật cao cấp trong số những vị quan tướng Cần Vương cao cấp nhất" – TS Nguyễn Việt.

(Còn tiếp) 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.