Nhớ Đỗ Nhuận với 'Giặc đến nhà ta đánh'

Có một sáng tác rất đặc biệt trong đời nhạc sĩ Đỗ Nhuận - vị Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam -ra đời cách đây vừa tròn 56 năm. Đó là ca khúc "Giặc đến nhà ta đánh". Tôi muốn kể lại hoàn cảnh sáng ca khúc này của trước thềm Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam, để thấy rằng người nghệ sĩ tài năng có thể sáng tác nhanh và kịp thời như thế nào trước tình hình thực tiễn.
05/08/2020 08:26

(Thethaovanhoa.vn) - Có một sáng tác rất đặc biệt trong đời nhạc sĩ Đỗ Nhuận - vị Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam -ra đời cách đây vừa tròn 56 năm. Đó là ca khúc Giặc đến nhà ta đánh. Tôi muốn kể lại hoàn cảnh sáng ca khúc này của trước thềm Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam, để thấy rằng người nghệ sĩ tài năng có thể sáng tác nhanh và kịp thời như thế nào trước tình hình thực tiễn.

Phục dựng nhạc kịch 'Người tạc tượng' của nhạc sỹ Đỗ Nhuận

Phục dựng nhạc kịch 'Người tạc tượng' của nhạc sỹ Đỗ Nhuận

Thông tin từ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB) ngày 18/9 cho biết: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (6/8/1959 - 6/8/2019), các nghệ sỹ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc từ ngày 5-7/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cụ thể, nhà hát diễn vở nhạc kịch “Người tạc tượng” của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận vào tối 5/10 và vũ kịch “Hồ thiên nga” vào tối 7/10.

1. Xế trưa ngày 5/8/1964, đang ở nhà, Đỗ Nhuận bỗng nghe thấy tiếng còi chợt xé lên khác thường, hóa ra đó là còi báo động có máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời miền Bắc. Vài ngày đầu tháng 8 năm đó, tin tức đưa về sự kiện Vịnh Bắc Bộ cứ làm xao động tâm hồn người nhạc sĩ. Một cái gì cứ nghèn nghẹn, mưng tấy đâu đấy giữa nỗi bồn chồn. Đúng như thời toàn quốc kháng chiến “Ta càng nhân nhượng, kẻ thù càng lấn tới”. Chuyện xâm phạm vùng trời Việt Nam ngày 5/8/1964 đã quá rõ. Mỹ đã chính thức leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Là người Việt Nam, ai có thể chịu đựng được. Đỗ Nhuận cũng thế!

Ông ngồi vào đàn và những hợp âm rung chuyển như tiếng súng cao xạ bắn lên trời cao. Nỗi căm giận được hát lên:“Đây quê hương ta Bắc Nam một dải/ Có hàng dừa thức canh đầu sóng/ Cây tre xanh đứng gác cho trời cao/ Nên khi có giặc đến nhà là đánh”.

Những nốt nhạc khỏe khoắn, chắc nịch cứ vun vút lên như triều sóng cùng ca từ như khắc vào con tim. Âm nhạc cứ thế trào dâng trong không gian căn nhà muốn ngả nghiêng, muốn nứt ra, muốn gào to:“Xưa tay ta không tầm vông cứ đánh/ Đánh giặc thù giải phóng Điện Biên/ Ta nói thật/ Nếu Mỹ kia định xâm lăng đất này/ Tiêu diệt ngay””.

Ca khúc vừa hoàn tất cũng là lúc tiếng loa phóng thanh báo tin ta bắn rơi và bắt sống phi công Mỹ ở Hòn Gai. Đúng quá rồi:“Ta nói thật/ Nếu Mỹ kia định xâm lăng đất này/ Tiêu diệt ngay”.

Đỗ Nhuận vội vàng viết thêm những lời tiếp theo cho ca khúc mà ông đặt ngay cái tên rất khẩu khí Giặc đến nhà ta đánh. Hoàn thành xong ca khúc cổ động này, ông vội đạp xe từ nhà đến Đài tiếng nói Việt Nam ở 58 Quán Sứ (Hà Nội). Đến phòng thu đã thấy anh em Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam đang chờ sẵn ở đấy, để đón nhận những sáng tác mới về sự kiện chấn động này.

Nhận được tác phẩm, họ xúm nhau vào quanh bản nhạc. Tiếng dương cầm Hoàng Mãnh vang lên. Cuối chiều, Giặc đến nhà ta đánh đã lan trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam cho cả nước, cả thế giới nghe từng câu nhạc.

Chú thích ảnh
Chân dung nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ảnh Hà Tường

2. Những ngày tới, 6 và 7/8sẽ diễn ra Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X. Thấm thoát 63 năm, đã qua 9 kỳ Đại hội. Nhớ Đại hội đầu tiên ngày 17/12/1957. Ngày ấy, bên cạnh Chủ tịch Hội Nguyễn Xuân Khoát là Tổng thư ký Hội Đỗ Nhuận. Ông vừa là Tổng thư ký đầu tiên của Hội, vừa là người lãnh đạo một nhiệm kỳ dài nhất (tới 20 năm, từ 1963 đến 1983). Đấy là nhiệm kỳ II mà ông vẫn giữ vai trò Tổng thư ký.

Trong khai sinh, Đỗ Nhuận sinh 10/12/1922 tại Cẩm Bình, Hải Dương, nhưng theo lời kể của những người thân thì ông sinh vào tháng 5 nhuận Âm lịch năm Nhâm Tuất. Bởi thế, cụ thân sinh mới đặt tên ông là Đỗ Nhuận. Cụ không biết rằng đã mang tên một vị quan thượng thư phụ trách bộ lễ- phó nguyên soái Hội Tao Đàn mà vua Lê Thánh Tông là chủ soái- đặt tên cho con mình. Và quả nhiên, nhạc sĩ Đỗ Nhuận sau này đã trở thành người nâng tầm nhạc Việt, chả thua kém gì thượng thư Đỗ Nhuận khi xưa đã từng cùng Thân Nhân Trung và Lương Thế Vinh đặt ra hai bộ Đồng Văn và Nhã Nhạc cho nước Đại Việt thời ấy.

Sở dĩ Đỗ Nhuận trong khai sinh ghi là sinh 10/12/1922 vì năm lên 3 tuổi, mẹ ông đã bế ông ra Hải Phòng ở với bố, lúc ấy là lính kèn và giấy khai sinh ghi vậy là để đúng năm học sau kịp vào. Và Đỗ Nhuận đã có 15 năm được nuôi dưỡng và giáo dục tại thành phố Cảng sôi động những nhịp điệu công nghiệp. Chính ở đây, Đỗ Nhuận đã bắt đầu nhận vào mình những tiết tấu trống, những làn điệu dân ca Bắc Bộ và cả vọng cổ Nam Bộ.

Nếu giữa những nhà thơ tiền chiến thời “Thơ Mới” xuất hiện một nhà thơ cách mạng là Tố Hữu, thì giữa những nhạc sĩ tiền chiến thời kỳ đầu Tân Nhạc cũng xuất hiện một nhạc sĩ cách mạng là Đỗ Nhuận. Sau khi viết tác phẩm đầu tay mang tên “Trưng Vương”, Đỗ Nhuận đã lọt vào mắt xanh của đồng chí Vũ Quý- một cán bộ Đảng bí mật hoạt động với tư cách là đoàn trưởng Hướng Đạo. Nhờ sự giác ngộ của đồng chí Vũ Quý, Đỗ Nhuận vừa dạy tư tại trường Hồng Bàng ở chợ Cột Đèn, vừa viết những bài hát yêu nước như “Lời cha già” luận chuyện Nguyễn Trãi- Phi Khanh. Dưới vỏ bọc làm hương sư, Đỗ Nhuận được kết nạp vào Đảng và được đưa về làng Dương Thái gần ga Phú Thái để tuyên truyền cách mạng. Năm 19 tuổi, ông đã là tổ trưởng Đảng phụ trách phong trào Việt Minh ở huyện Kim Thành. Những năm tháng sau này, Đỗ Nhuận thường xuyên lên Hà Nội học hỏi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và viết những bài ca cách mạng như “Đường lên ải Bắc” viết về khởi nghĩa Bắc Sơn. Trong một lần chỉ huy anh em rải truyền đơn và treo cờ đỏ sao vàng ở Kim Thành, ông bị bắt. Ở tù, Đỗ Nhuận đã cùng bạn tù Vương Gia Khương (tác giả “Cờ Việt Minh” nổi tiếng) viết những bài hát trong tù để hát vang trong các cuộc đấu tranh. Từ nhà tù Hải Dương, Đỗ Nhuận bị đưa lên nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, rồi lên nhà tù Sơn La. Trước khi cùng các đồng chí của mình vượt ngục Sơn La, Đỗ Nhuận đã viết hành khúc “Du kích ca” vào mùa xuân 1945. Khi Đỗ Nhuận viết “Du kích ca” thì Văn Cao cũng đã viết “Tiến quân ca” và “Chiến sĩ Việt Nam”, Nguyễn Đình Thi viết “Diệt phát xít”. Còn Xuân Oanh thì đúng ngày Hà Nội khởi nghĩa đã viết ngay “19/8” hầm hập hơi thở cách mạng.

Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với thầy giáo Phêrê (Liên Xô) năm 1968. Ảnh do gia đình nhạc sĩ cung cấp

Sau Cách mạng tháng Tám, ước muốn có những bài hát trữ tình mới của thời đại mới, Đỗ Nhuận đã viết Nhớ chiến khu da diết và trầm vang.

Mang sẵn trong mình vốn liếng giàu có của âm nhạc cổ truyền, Đỗ Nhuận bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến cùng dân tộc. Câu chuyện tình cảm giữa ông và bà Nguyễn Thị Bình Định đã mang đến cho ông một hứng khởi về một tình ca cách mạng mang tên Áo mùa đông thật đẹp đẽ và dung dị. Việc gặp gỡ với cô du kích sông Thao tên Hà đã cho ông thăng hoa đạt đỉnh với trường ca hợp xướng Du kích sông Thao bên cạnh Trường ca sông Lô của Văn Cao, Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi lai láng suốt trường kỳ kháng chiến.

Chiến dịch Tây Bắc đã khiến cho tài năng Đỗ Nhuận được đất để phát triển những sáng tạo của mình. Ông đã tìm đến một hành khúc thuần Việt là “Hành quân xa”. Miền đất Tây Bắc đã làm cho ông bừng ngộ về việc khai thác dân ca đồng bào thiểu số. Không chỉ có ngay những giai điệu khác thường mang âm hưởng Thái, Mông như “Anh Pan về bản” mà còn cấp cho ông thêm vốn liếng để sau này làm nên nhạc kịch “Cô Sao” độc đáo. Bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, sau hành khúc cho trận mở màn “Trên đồi Him Lam”, Đỗ Nhuận đã làm ra một “Chiến thắng Điện Biên” như một khúc khải hoàn của dân tộc. Ở đấy, giai điệu Đỗ Nhuận đã hòa quyện giữa dân ca miền núi và dân ca đồng bằng qua cảm xúc tột cùng. Đến hôm nay, giai điệu ấy vẫn là nhạc hiệu trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam cùng “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi.

Hòa bình ở miền Bắc, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đỗ Nhuận đã được tín nhiệm ở cương vị Tổng Thư ký Hội. Ông là nhạc sĩ đầu tiên thuộc thế hệ nhạc sĩ tiền chiến được cử đi học tại nhạc viện Tchaikovsky danh tiếng của Nga. Và ở đấy, dưới sự giáo dưỡng thầy Vơlađimia Phêrê, ông đã được trau dồi kiến thức của một nhạc sĩ viết nhạc kịch.

Trong những năm tháng chống Mỹ, bên cạnh những ca khúc tràn đầy âm hưởng dân ca như Vui mở đường, Hát mừng các cụ dân quân, Hoa thắm núi rừng, Bài ca cao xạ pháo… Đỗ Nhuận thật sáng láng khi viết ra nhạc kịch Cô Sao, Người tạc tượng vạm vỡ và mới lạ, nâng tầm nhạc Việt lên một chiều cao đáng tự hào cho thời chiến tranh oanh liệt. Không chỉ nâng tầm nhạc Việt qua đóng góp của mình, với cương vị phụ trách Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông đã cùng tập thể lãnh đạo thổi bùng ngọn lửa sáng tạo trong các nhạc sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư để làm nên một nền âm nhạc chống Mỹ khiến cả thế giới phải nhìn vào và ngưỡng mộ. Ông còn cùng các đồng nghiệp quảng bá âm nhạc Việt Nam ra thế giới qua những chuyến lưu diễn ở nhiều nước Á, Âu. Bên cạnh đấy, còn giúp đỡ phát triển nền âm nhạc nước bạn Lào anh em.

Sau ngày thống nhất đất nước, ông vẫn đầy nỗ lực cùng anh em nhạc sĩ hai miền Nam- Bắc tạo nên không khí âm nhạc thời thanh bình. Không chỉ chú trọng âm nhạc hàn lâm, ông rất chú trọng âm nhạc đại chúng, phổ cập hóa nhạc nhẹ điện tử qua phong trào “Ca khúc chính trị” ở khắp cả hai miền. Riêng ông, bên cạnh những nhạc kịch nhỏ viết cho các địa phương, ông còn tập trung cao độ để hoàn thành vở nhạc kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” qua vở kịch trùng tên của Nguyễn Đình Thi. Rồi cũng có lúc, vở nhạc kịch thứ ba của Đỗ Nhuận sẽ được trình diễn trước công chúng, dù muộn màng qua nhiều năm tháng bộn bề của đất nước.

Sức làm việc bền bỉ và hiệu quả của ông trong việc nâng tầm nhạc Việt đã tác động trực tiếp đến sự học tập và rèn luyện của cậu con trai Đỗ Hồng Quân để có thể tiếp bước ông đi du học tại nhạc viện Tchaikovsky và tốt nghiệp bằng một tác phẩm đầy ấn tượng mang tên Rhapsody Việt Nam.

Không chỉ nối nghiệp ông trong sáng tạo, từ năm 2005, Đỗ Hồng Quân còn nối nghiệp ông ở cương vị lãnh đạo Hội khi được tín nhiệm bầu là Tổng thư ký Hội (nay là Chủ tịch Hội) cho đến Đại hội này. Vừa nối nghiệp lãnh đạo, Đỗ Hồng Quân cũng nối nghiệp ông ở sức sáng tạo để có thể có những tác phẩm mang tầm quốc tế như Trổ Một, nhạc kịch Lá đỏ… và tổ chức thành công nhiều liên hoan âm nhạc quốc tế những năm qua.

Sức làm việc bền bỉ cùng khả năng sáng tác nhanh và hay của Đỗ Nhuận - vị Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam -đã được các thế hệ nhạc sĩ noi theo trong rất nhiều năm qua, hy vọng rằngsẽ tiếp tục được các anh chị em nhạc sĩ hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam tiếp bước trong nhiệm kỳ tới. Tôi cứ nghĩ, trước tình hình đại dịch Covid-19 căng thẳng như hiện nay, chúng ta đã có khá nhiều những bài hát gây ấn tượng rồi, nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa những tác phẩm chuyển tải được không khí “chống dịch như chống giặc” trên các mặt trận, trong các tầng lớp nhân dân...

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.