Nhìn lại 'văn hóa đi chùa' (kỳ 3 & hết): Phật giáo đích thực là một nền giáo dục

Tiếp theo 2 kỳ “Văn hoá đi chùa”, nêu lên thái độ, cách cư xử cần có của mỗi người khi đến nơi cửa Phật; tới kỳ này (cũng là kỳ cuối), Thể thao & Văn hóa (TTXVN) xin giới thiệu một góc nhìn về giá trị giáo dục của đạo Phật.
01/04/2019 10:50

(Thethaovanhoa.vn) - Tiếp theo 2 kỳ “Văn hoá đi chùa”, nêu lên thái độ, cách cư xử cần có của mỗi người khi đến nơi cửa Phật; tới kỳ này (cũng là kỳ cuối), Thể thao & Văn hóa (TTXVN) xin giới thiệu một góc nhìn về giá trị giáo dục của đạo Phật. Hy vọng qua bài viết này, mỗi chúng ta khi đến chùa tham quan, vãn cảnh hay lễ Phật đều có thể tìm thấy cho mình những giá trị hữu ích từ sự “vô lượng, vô biên” của Phật pháp.

Nhìn lại 'văn hóa đi chùa' (kỳ 2): 'Bốc thuốc' cho du khách

Nhìn lại 'văn hóa đi chùa' (kỳ 2): 'Bốc thuốc' cho du khách

Xung quanh chuyên đề về “văn hóa đi chùa”, PGS-TS Bùi Hoài Sơn (Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) đã có những kiến giải cùng Thể thao & Văn hóa (TTXVN) về nguyên nhân, cũng như phương hướng để từng bước khắc phục những hiện tồn.

1. Phật giáo (Buddhism) là một tri thức đặc biệt, là một nền giáo dục khai phóng, trí tuệ. Ðể đạt được lợi ích thực sự, chúng ta phải hiểu tính chân thật của Phật giáo. Phật Thích Ca là một nhà giáo dục, Phật pháp là nền giáo học và ngài đã chỉ dạy mọi người một cách không mệt mỏi và phân biệt. Giữa Ðức Phật và người học Phật là liên hệ thầy trò.

Cách xưng hô trong Phật giáo đã chứng minh điều đó. Người học Phật gọi Phật là Đức bổn sư, trong kinh văn đầy đủ là “Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, bổn sư chính là người thầy khai sáng. Thứ nữa, “Hòa thượng” trong tiếng Ấn Độ là upādhyāya, nghĩa là “Thân giáo sư”, chỉ vị lão sư đích thân dạy bảo.

Hòa thượng là bậc thầy mô phạm của người thọ giới, tôn xưng của trò đối với bậc thầy. Khi một tăng sĩ được gọi là Hòa thượng thì vị đó tương đương với giám hiệu của một trường học ngày nay, là người chăm lo về đường hướng giáo dục của các tăng sĩ. Nền giáo dục ấy với thể chế của trường học hoàn toàn giống nhau, có huấn đạo, có giáo vụ, giáo thọ, có tổng vụ.

Ở Việt Nam, các vị tăng, ni thường được gọi là sư, một số nơi gọi là thầy (như ở Huế) cũng không nằm ngoài ý nghĩa này. Ngày xưa, đức Phật tổ chức tăng đoàn thành một hội chúng, có học có tu. Mỗi Tăng, Ni đều dành hết cả cuộc đời mình cho việc học tập, thực hành những gì đã học, rồi sau đó mới truyền đạt lại cho người khác.

Chú thích ảnh
Phật viện Nalanda ở bang Bihar của Ấn Độ thành lập từ thế kỷ 5, nơi đây được coi là trung tâm đào tạo Phật giáo lâu đời nhất thế giới

Tiêu biểu là Phật học viện Nalanda, là một trung tâm học tập rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 12. Khu đại học này từng được ghi nhận là có hơn 10.000 học viên và 2.000 giáo sư, bao gồm nhiều ngành học khác nhau, và cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế đầu tiên. Nalanda nghĩa là “người trao trí tuệ”. Di tích này hiện nay ở bang Bihar, Ấn Độ.

Thời Đường có chế độ Tòng Lâm, tương đương giáo học của đại học hiện tại qua sự phân phối công việc, chức trách. Chủ tịch Tòng Lâm là hiệu trưởng đại học, hòa thượng thủ tọa tương đương với giáo vụ trưởng, duy na tương đương với huấn đạo trưởng, giám viện tương đương với tổng vụ trưởng. Tính chất làm việc đều giống nhau, nó cũng có một cơ cấu học thuật hoàn chỉnh.

Hiện tại các trường học Phật giáo như hệ thống trường trung cấp, cao cấp Phật học, viện đại học trong và ngoài nước cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó. Theo số liệu, Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật giáo Việt Nam, 9 lớp Cao đẳng Phật học, 33 Trường Trung cấp Phật học và gần 100 lớp Sơ cấp Phật học.

Và một người muốn học Phật nhất định phải thân cận thiện tri thức, tức thân cận phải thân cận minh sư. Chữ “minh” là quang minh, "trí sáng như mặt trời, mặt trăng", một vị người thầy chân thật có đạo đức, có trí tuệ.

2. Phật pháp đặc biệt xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Phạm vi của chữ hiếu sâu rộng vô cùng. Phật dạy trước tiên từ “hiếu thuận cha mẹ”. Việc này cùng với dạy bảo của nhà Nho cũng hoàn toàn giống nhau. Chữ hiếu ấy còn là hiếu với tất cả mọi người, đất nước, vũ trụ, vạn vật… Hiếu đạo là căn bản nhất của việc làm người. Hiểu đạo lý làm người trước mới học đạo được. Đức Phật cũng đã thực hành nhiều phương tiện để nói về hiếu đạo. Từ hiếu mới phát khởi từ bi, yêu thương con người, vạn vật.

Học Phật có bốn điều cần nhận thức và thực hành đúng: Thứ nhất “hiếu dưỡng cha mẹ”: phải biết ơn sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo với cha mẹ là chính đạo; thứ hai “phụng sự sư trưởng”, tức cung kính với các vị thầy, bậc trưởng thượng của mình như Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hết lòng tu học theo tấm gương và lời chỉ dạy ấy; thứ ba “từ tâm bất sát” là không giết hại, tuyệt không nên sát sanh mà gieo tâm từ bi, hành thiện, tuân thủ chữ Hiếu với chúng sinh; thứ tư “tu mười nghiệp thiện” từ thân, khẩu, ý, gạn lọc vô minh, lấy đó làm điều kiện thực hành việc học Phật.

Trọn bốn điều này đều nằm trong chữ hiếu. Hiếu đạo chiếm địa vị tương đối quan trọng trong Phật pháp. Phật pháp chân thật là đời sống tự do dân chủ bình đẳng, một lý tưởng cao độ của nhân loại.

3. Giáo học của Ðức Phật có ba điểm chính yếu, đó là Giới (sìla), Định (samàdhi) và Tuệ (pannà). Trí tuệ là mục tiêu, còn thiền định là tiến trình thực hành để đạt được trí tuệ. Trì giới là phương tiện giúp hành giả đạt trạng thái định, tâm thanh tịnh thì được trí tuệ. Trong đó, giới là quan trọng nhất, người tu học phải lấy giới làm thầy.

Toàn bộ hệ thống giáo lý đạo Phật được bảo tồn trong ba Tạng Kinh Ðiển, tức là ba Tạng Kinh, Luật và Luận không bao giờ xa rời ba điểm này. Thâm nhập Kinh tạng là định, tuân theo Luật là trì giới và thấy được chân lý, thật tướng vạn sự từ Luận tức là trí tuệ.

Phật giáo là một hệ thống giáo dục nhắm tới việc chứng ngộ chân tính. Phật nói về sự bình đẳng tuyệt đối, vì rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh tức là chân tính và trí tuệ vô thượng. Trong Sanskrit, cổ ngữ của Ấn Ðộ, trí tuệ Phật giáo được gọi là “Anuttara-Sanyak-sambhodi”, tức “Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác” hay “trí tuệ tối thượng, hoàn hảo”. Ðức Phật dạy rằng mục đích chính yếu của việc tu tập là đạt trí tuệ vô thượng này. Ngài còn dạy rằng ai cũng có tiềm năng chứng ngộ trạng thái trí tuệ tối thượng, vì nó là một thành phần cốt yếu trong chân tính của con người, chứ không phải là một cái gì ở bên ngoài ta cả.

Lại nói về quy y, quy là quay đầu, y là nương tựa. Quay đầu từ mê lầm điên đảo về nương vào chánh tri chánh kiến; từ bỏ thân tâm ô quay đầu nương vào tâm thanh tịnh. Quy y Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng để quay đầu, nương tựa giữ tín, nguyện, hạnh mà tu học, đạt được trí tuệ chân thật.

Đạo Phật ngay từ đầu đề cao vai trò của trí tuệ thay vì niềm tin mù quáng. Phật từng nói tiếp thu giáo pháp của Phật mà không hiểu cũng không khác gì một cái thìa đựng mật, nhưng không thể biết mùi vị của mật là gì, Phật lại nói: “Chớ có tiếp thu giáo pháp của ta chỉ vì kính nể Ta, trái lại hãy thử thách nó như là lửa thử vàng vậy”.

Xét trong bối cảnh hiện nay, để tinh thần tu học Phật giáo là cứu cánh, là con đường giải thoát, con đường trí tuệ hòng cứu vãn được phong hóa xã hội thì mục đích giáo dục chính là vậy.

4. Trọng tâm giáo học của Phật chính là sự thông suốt nhân sinh và vũ trụ. Trong Thiền tông gọi là “minh tâm kiến tánh”, Mật tông gọi là “tam mật tương ưng”, còn Tịnh độ thì gọi là “nhất tâm bất loạn”. Tông chỉ của Phật giáo là phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Vũ trụ là hoàn cảnh sinh hoạt của ta, nhân sinh chính là ta. Ta vì mê lầm, bị che lấp không thấy rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Mê đã làm mất đi chính mình, mê mất đi chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình. Từ đó, cách nghĩ, cách nhìn sai lầm. Nghĩ sai, thấy sai thì sẽ làm sai. Nhân quả là của ta, không phải người khác tạo ra, ta tự làm và tự gánh lấy. Pháp cú nói: “Tự mình làm điều ác/ Tự mình làm nhiễm ô”.

Muốn đạt đến sự lìa khổ được vui, phải phá mê khai ngộ, chân thật nhận rõ chính mình, nhận rõ chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt của ta vậy. Sự thanh tịnh của thế gian phát xuất từ sự thanh tịnh nội tâm của cá nhân. Với tâm thanh tịnh, người học Phật sẽ đạt được trí huệ và thế giới xung quanh cũng sẽ tự nhiên hòa hợp.

5. Giáo học của Phật giáo phân làm năm giai đoạn, từ cạn vào sâu, tuần tự mà tiến. Phật Thích Ca Mâu Ni ở đời, giảng nói kinh pháp tổng cộng 49 năm. Ngài giảng kinh A Hàm đến Phương Đẳng, Bát Nhã. Bát Nhã là trung tâm của Phật pháp, là khóa trình chủ yếu, thời gian giảng hết 22 năm. Kinh Bát Nhã tổng cộng có 600 quyển. Cuối cùng Ngài giảng kinh Niết Bàn mất 8 năm. Rồi quay trở lại cảnh giới của Hoa Nghiêm. Phật giảng kinh nói pháp có trình tự, thứ bậc, từ thấp đến cao.

Phật Giáo có tới 84.000 pháp môn, tức là có vô số pháp môn thực hành khác nhau, nhưng tất cả đều đưa tới ba mục tiêu: giác ngộ, tri kiến chân chính, và thanh tịnh. Như vậy tất cả các pháp môn đều bình đẳng, không có pháp nào cao hơn pháp nào. Tiếp nhận pháp môn tùy thuận vào căn cơ của mỗi người, rất không nên định cao thấp, đúng sai... Mà có khởi tâm như vậy thì lại chính là phân biệt, chấp trước vậy.

Những gì chúng ta biết, chúng ta học hôm nay theo đà tịnh tiến sẽ thấy những điều chưa hoàn thiện. Cho nên Phật nói: “Trong 49 năm Ta chưa hề nói 1 câu, 1 chữ, 1 lời nào”, cho thấy rằng chân lý không dùng ngôn ngữ để hiểu thấu lẽ, phải tự mình chứng nghiệm. “Qua sông bè để lại” là vậy. Gặp Pháp tùy duyên, “Pháp vi diệu rất sâu vô thượng, trăm nghìn ức kiếp khó gặp được”, cho nên đừng đánh mất cơ hội học Phật của bất kỳ ai. Mỗi người đều có căn tánh riêng, hoàn cảnh khế hợp riêng, nên tùy phương tiện, điều kiện mà tu học vậy. Ở mỗi pháp môn đều có người thành tựu, tùy căn cơ mà tu học.

Phật pháp là vô lượng, vô biên, không bờ bến. Cũng như ta phải công nhận rằng nội tâm con người là cả một thế giới mênh mông sâu thẳm, khôn lường khó định. Chúng ta cũng chưa trả lời hết các câu hỏi: “Chúng ta từ đâu tới?”, “Điều gì khiến chúng ta hiện hữu ở cõi đời này?”, “Sống để làm gì?”, “Chết sẽ đi về đâu?”, thì cũng cần nên tiếp thu một phần giáo dục của Đức Phật để tìm ra đáp án “thù thắng” (vượt trội) nhất cho mình vậy.

Lê Vũ Trường Giang (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.