Nhạc kịch thế giới và Việt Nam: Xu hướng của nhạc kịch thế kỷ 21
Trong thế kỷ mới này, việc đầu tư cho nhạc kịch được cân nhắc kỹ lưỡng hơn nhiều. Có sự hồi sinh những tác phẩm quen thuộc, có xu hướng quay lại với hình thức trình diễn xa hoa…
Một số người đã thử (thường là với ngân sách khiêm tốn) các tác phẩm mới và sáng tạo, chẳng hạn như Urinetown (2001), Avenue Q (2003), The Light in the Piazza (2005), Spring Awakening (2006), In the Heights (2008), Next to Normal (2009), American Idiot (2010) và The Book of Mormon (2011).
Vở Hamilton (2015) đã biến "lịch sử nước Mỹ ít được kịch tính hóa" thành một bản hit hip-hop khác thường. Năm 2011, Sondheim lập luận rằng trong tất cả các hình thức "nhạc pop đương đại", nhạc rap là "gần nhất với nhạc kịch truyền thống" và là "một con đường dẫn đến tương lai".
Thế kỷ 21 cũng hồi sinh, theo con đường an toàn, những tác phẩm quen thuộc, chẳng hạn như Fiddler on the Roof, A Chorus Line, South Pacific, Gypsy, Hair, West Side Story và Grease, hoặc thử sức với các tác phẩm chuyển thể từ các tác phẩm đình đám (như từ tiểu thuyết The Scarlet Pimpernel, Wicked và Fun Home), với hy vọng rằng các chương trình sẽ có lượng khán giả cố định.
Một số nhà phê bình cho rằng việc tái sử dụng cốt truyện phim, đặc biệt là những cốt truyện của Disney (chẳng hạn như Mary Poppins và The Little Mermaid) là cách thu hút khách du lịch thay vì một lối thoát sáng tạo.
Một số vở nhạc kịch quay lại với hình thức trình diễn xa hoa, từng rất thành công thời thập niên 1980 như bản chuyển thể từ Lord of the Rings (2007), Gone with the Wind (2008) và Spider-Man: Turn Off the Dark (2011) với các diễn viên ít kinh nghiệm sân khấu, thường thua lỗ.
Trong khi đó, các vở như The Drowsy Chaperone, Avenue Q, The 25th Annual Putnam County Spelling Bee, Xanadu và Fun Home được trình bày dưới dạng các tác phẩm quy mô nhỏ hơn, chủ yếu không bị gián đoạn bởi giờ nghỉ giải lao, với thời gian diễn ngắn lại đạt được thành công thương mại.
Sự thay đổi đáng chú ý trong nhạc kịch hiện đại có lẽ là sự công nhận với các tác giả nữ. Năm 2013, Cyndi Lauper trở thành "nữ nhạc sĩ đầu tiên giành giải Tony cho Nhạc hay nhất mà không cần cộng sự nam" với sáng tác nhạc và lời cho nhạc kịch Kinky Boots. Năm 2015, lần đầu tiên, một nhóm sáng tác toàn nữ, Lisa Kron và Jeanine Tesori, cũng giành giải Tony cho Nhạc gốc hay nhất với nhạc kịch Fun Home.