Nhà văn Trang Thế Hy: 'Đừng để người yêu mến mình đọc những câu lếu láo'

Nhà văn Trang Thế Hy thường được bạn bè và người dân trong vùng gọi bằng tên thân mật: Tư Sâm. Có thể với nhiều người thì tên tuổi của ông còn hơi xa lạ. Nhưng tương lai, chắc vị thế của những người như ông sẽ “cao” hơn trước.
09/12/2015 07:00

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà văn Trang Thế Hy thường được bạn bè và người dân trong vùng gọi bằng tên thân mật: Tư Sâm. Có thể với nhiều người thì tên tuổi của ông còn hơi xa lạ. Nhưng tương lai, chắc vị thế của những người như ông sẽ “cao” hơn trước.

Trang Thế Hy nổi tiếng bởi câu nói: “Cái gì mình không yêu mến hay chưa kịp yêu mến thì đừng giả bộ yêu nó. Tôi luôn tự dặn mình như vậy cả trong cuộc sống, chứ không chỉ khi viết văn. Với tôi, cái gì đã viết, dù ít, là phải chân thật. Đôi lần tôi bị vấp cũng là vì vậy. Đừng để cho những người yêu mến mình phải đọc những câu lếu láo”.

Quý hồ tinh…

Với gia tài còn sót lại chừng 65 truyện ngắn, 2 tiểu thuyết, vài chục bài thơ sáng tác và dịch thuật, nếu nhìn về số lượng, thì Trang Thế Hy là ngòi bút “mỏng mảnh”.

Thế nhưng trong sáng tạo, đôi khi “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, vì vậy, vị thế của ông vẫn được đánh giá rất cao. Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá xếp ông “cùng chiếu” với Sơn Nam, Mai Văn Tạo, Trần Kim Trắc, Nguyễn Quang Sáng... Có ý kiến khác, xếp ông vào “thập gia” của văn học Nam bộ nửa sau thế kỷ 20, trong đó có Bình Nguyên Lộc, Hồ Hữu Tường, Sơn Nam, Trần Kim Trắc… Có ý kiến nhìn bao quát hơn, thì vị thế của Trang Thế Hy không hề bị mờ nhạt trong một lớp nhà văn (không tính thơ) đa diện, có bản sắc sau năm 1954, mà càng về sau này càng được tái bản và được giới nghiên cứu mổ xẻ.


Chân dung nhà văn Trang Thế Hy của họa sĩ Nguyễn Trung

Sau năm 1983, vì nhiều chuyện “đắng hơn ngọt”, Trang Thế Hy gần như không viết nữa, ông càng lúc càng lặng lẽ. Từ năm 1992, ông lui về quê nhà ở xã Hữu Định (huyện Châu Thành, Bến Tre) sống tới khi qua đời, ngẫm ngợi và đọc nhẩn nha. Cũng có ý kiến cho rằng khi đọc lại bản thảo, ông đã bỏ bớt khá nhiều.

Với cái nhìn đầy hy vọng, ông nói về lớp trẻ và văn chương: “Tôi đọc một số cây bút trẻ hiện nay, cũng có những điều đáng phục lắm. Không nhiều, nhưng có những cây bút đáng nể, đáng sợ. Vẫn có những bạn trẻ viết tinh tế từng ý, tứ, câu, chữ. Đó là điều không phải người viết nào cũng chú ý đúng mức”.

“Mỗi thế hệ cũng như từng nhà văn, giỏi lắm cũng chỉ làm tốt vài chức phận xã hội bằng một số tác phẩm nào đó mà thôi. Nhưng phàm đã là nhà văn thì đều phải chung vai gánh vác một sứ mệnh chung là góp sức làm giàu ngôn ngữ của dân tộc, giàu từ, giàu ngữ, giàu sức chất chứa, đong đựng trong từng tác phẩm của mình bằng một phương tiện duy nhất là ngôn ngữ. Trong sự sa sút vị trí xã hội của văn chương hôm nay, trước hết hãy xem lại đội ngũ những người làm văn” - Trang Thế Hy gởi gắm.


Tập thơ Đắng và ngọt của Trang Thế Hy do Nguyễn Tiến Văn chuyển ngữ tiếng Anh

Nhà văn viết về nghề văn

Về ngôn ngữ, Trang Thế Hy chịu ảnh hưởng bởi lối văn chương tu từ, từng chữ, từng câu, từng ý được trau chuốt kỹ lưỡng. Thế nhưng, về mặt tư duy, ông giống Maxim Gorky, Lỗ Tấn, Nam Cao (ít nhất trong Đời thừa), Phan Khôi… ở quan điểm cầm bút là phải luôn trách nhiệm với ngòi bút của mình. Trong các nhà văn sống và viết ở Nam bộ, Trang Thế Hy là người viết về nghề văn một cách thường xuyên nhất. Nhưng ông không viết bằng lý luận mà bằng chính các sáng tác của mình.

“Không viết được những điều làm nên phẩm chất quý giá của văn học, trước hết hãy tự hỏi mình: Có lạt lòng với lý tưởng cách mạng vì dân, hay chỉ vì sự ấm êm, giàu có của bản thân, gia đình và phe nhóm mà phản bội lại những người đã hy sinh tất cả cho cách mạng. Lấy cớ nghèo, để thoát nghèo bằng mọi giá, người ta sẵn sàng làm mọi điều xằng bậy, thất đức, có khi tàn độc đến dã man” - Trang Thế Hy từng nói.

“Một nền văn chương muốn được người ta tôn trọng trước hết người viết văn phải tự tôn trọng nghề của mình. Hãy nhớ câu nói về Kinh Thánh: Kẻ phản Chúa là kẻ ở gần Chúa nhất. Phải sống nhiều năm tháng mới thấy đó là chân lý”.

Nhà văn Trang Thế Hy (tên đầy đủ Võ Trọng Cảnh) qua đời ngày 8/12/2015. Ông sinh ngày 9/10/1924 tại Châu Thành, Bến Tre. Ông còn dùng các bút danh như Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Minh Phẩm, Song Diệp, Văn Minh Phẩm… Các tác phẩm văn xuôi tiêu biểu: Nắng đẹp miền quê ngoại (1964), Anh Thơm râu rồng (in chung, 1965), Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa Thu (1981), Vết thương thứ 13 (1989), Tiếng khóc và tiếng hát (1993), Nợ nước mắt (2002)… Mãi đến năm 2009, vào tuổi 85, ông mới in tập thơ đầu tiên có tên Đắng và ngọt.

Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

Bức tranh văn xuôi đương đại sau năm 1975 ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ của nhiều thể loại. Trong đó, tiểu thuyết và truyện ngắn được đánh giá có nhiều thành tựu hơn cả khi phản ánh những chiều hướng vận động phát triển mới của nền văn học Việt Nam.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.