Nhà văn Trần Quốc Toàn: 'Điện ảnh, âm nhạc cũng là một thứ văn liệu chính danh'

Để bắt đầu cho kỳ số 101 của chuyên mục Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa, báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện với - nhà văn Trần Quốc Toàn.
02/11/2022 20:59

LTS: Thời gian qua, chuyên mục Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa phải tạm hoãn, vì người giữ mục này gặp một tai nạn nhỏ, cần được nghỉ ngơi. Để bắt đầu cho kỳ số 101, báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện với - nhà văn Trần Quốc Toàn - khi anh đã có thể tiếp tục trở lại nhiều kỳ cùng độc giả.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Giữ mãi sự duyên dáng mặn mòi

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Giữ mãi sự duyên dáng mặn mòi

Nguyễn Đức Căn học khóa 12 Khoa Cơ khí động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội (1967-1972), nhưng có tác phẩm nhiếp ảnh trong sách giáo khoa "Mỹ thuật 10 - Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện", thuộc bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống".

Xem chuyên đề "Gặp lại các tác giả được đưa vào SGK" TẠI ĐÂY

Trần Quốc Toàn sinh năm 1949 tại Nhà hộ sinh số 3 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Học hết phổ thông ở Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội 1970. Dạy học ở Hà Nội, rồi Đồng Tháp tới 1989. Là người viết chuyên nghiệp ở TP.HCM tới nay, là tác giả của hơn 35 đầu sách, trong đó có khoảng 25 cuốn viết cho thiếu nhi.

Chú thích ảnh
Nhà văn Trần Quốc Toàn

* Giữ mục này gần 100 kỳ, cảm xúc của anh lúc này thế nào? Đâu là những thuận lợi và khó khăn?

- Rất vui thưa anh. Vui vì mình còn sức viết, còn được góp công bảo vệ, truyền bá tiếng mẹ đẻ và từ đấy nâng cao dân trí nói chung. Cũng buồn chút đỉnh, rồi mất mát nữa. Tôi mất vài người bạn, khi tôi “liều mình” bênh vực bài Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh trên chính tờ báo này. Nhưng vui lại rồi, khi bài thơ lớp 6 ấy không bị “đuổi học”, “đuổi dạy” khỏi những ngôi trường như có người mong muốn. Vui khi trong câu chuyện học thuật này, cố nhà văn Chu Văn Sơn đã kịp “di chúc” cho chúng ta tình yêu dành cho bài thơ! Và nguyên Trưởng ban Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam là ông Trần Đức Tiến đã có ý kiến cân chỉnh rất thuyết phục, rất kịp thời, bảo vệ bài thơ “thách đấu” kia. Trong những tuần đầu năm học mới 2022-2023 báo Nhi đồng TP.HCM số 41 ngày 14/10/2022 dành hẳn 2 trang để hỏi bạn đọc “Bạn có bị bắt nạt ở trường?” như Nguyễn Thế Hoàng Linh đã hỏi bằng thơ.

Chú thích ảnh
Nhà văn Trần Quốc Toàn khi dạy học ở vùng núi Tản sông Đà

Với công việc này, thuận lợi là cũng như ai từng đi học, tôi đã quen với giáo khoa từ thời còn ê a: “Sách quốc ngữ/ chữ nước ta/ con cái nhà/ cùng phải học/ miệng thì đọc/ tai thì nghe/ đừng ngủ nhè/ chớ láu táu”. Thơ tôi cũng được vào giáo khoa từ những bộ cũ trước năm 2000. Tôi được tập huấn 12 mùa Hè liên tục trong cuộc thay sách “cuốn chiếu” lần trước. Trong chuyến tập huấn xuyên Việt này, tôi còn được trực tiếp làm việc với soạn giả Nguyễn Thị Nhất (phu nhân nhà tâm lý học Nguyễn Khắc Viện) khi bà về tỉnh Đồng Tháp thị sát việc thay sách giáo khoa, lúc tôi đang dạy học ở đây.

Còn khó khăn, cũng như số đông các thầy cô giáo khác, phải làm quen với một việc chưa từng, đó là tự chọn sách dạy, không ỷ nhà nước chọn cho mình. Phải biết và dám quay lưng lại việc bao cấp quan điểm học thuật từ các cấp trên. Phải tự mình “Yêu sách nào cứ bảo là yêu…”.

Còn với riêng người làm báo, khó là khi đi vào đề tài này, giữ chuyên mục này, sách phải đọc nhiều quá, tốn thời gian và tiền mua. Thí dụ, viết về một trang giáo khoa mỹ thuật lớp 10 thôi, muốn thấu đáo, phải có trong tay cả bộ gần 10 cuốn. Rồi muốn thấu đáo hơn, công bằng hơn, phải nhân 3 số lượng này, vì phải xem cả 3 bộ giáo khoa Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống.

Chú thích ảnh
Trần Quốc Toàn (đeo kính) cùng giáo sinh THSP Đồng Tháp cắt lúa ở Đồng Tháp Mười

* Anh cũng là một tác giả có tác phẩm được trích in trong SGK tiếng Việt, nhìn một cách sòng phẳng và khách quan, anh thấy việc chọn văn thơ đưa vào SGK hiện nay thế nào?

- Tôi thấy ổn vì không còn những trang không có vẻ đẹp văn chương như đã từng có một thời. Cái thời chỉ vì muốn đơn giản, các nhà biên soạn giáo khoa tiếng Việt, ở những trang nào đó, không tuyển chọn văn liệu, mà tự “tăng gia sản xuất” những câu sơ lược tới thô thiển.

Các nhà biên soạn sách mới - chương trình 2018 - đã mạnh tay giữ lại được những trang văn học chất lượng cao, loại những trang yếu. Giữ lại văn phẩm của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Phan Hách, Trần Hoài Dương, Bế Kiến Quốc…; đồng thời mạnh tay đưa vào nhiều tác giả mới và trẻ. Rất nhiều, không thể kể hết trong một bài báo ngắn, chỉ xin chợt nhớ ai thì nhắc tên.

Mới có: Anh Ngọc, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Lãm Thắng, Văn Giá, Thanh Nguyên, Đàm Chu Văn, Văn Công Hùng, Thái Chí Thanh, Võ Thị Xuân Hà, Huệ Triệu, Võ Diệu Thanh, Trần Tùng Chinh, Bùi Minh Huế, Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Thúy Loan…

Trẻ có: Cao Nguyệt Nguyên, Văn Thành Lê, Đoàn Đại Trí, Nguyễn Xuân Thủy, Võ Thu Hương, Huỳnh Mai Liên, Lục Mạnh Cường…

Chú thích ảnh
Thơ Trần Quốc Toàn thành đề thi trong Ngày hội viết chữ đẹp toàn quốc 2021-2022

Các nhà biên soạn giáo khoa mới còn làm mới bằng cách thay đổi cấu trúc bài dạy. Trong các sách ngữ văn THCS, THPT, cả tập làm văn - giảng văn, ngữ pháp nằm trong một quyển sách, nằm cùng trong từng bài giảng theo cách, từ tác phẩm cụ thể học sinh được học cả văn chương và ngôn ngữ học.

Làm mới bằng cách để tác giả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài cùng đứng chung trong một bài học như trường hợp truyện Lẵng quả thông (Paustovsky) đứng cùng truyện Tôi muốn trồng một cái cây (Võ Thu Hương) ở Ngữ văn lớp 6.

Làm mới bằng cách phân biệt sách học đại trà và sách chuyên sâu dành cho học sinh muốn theo đuổi nghề văn theo nghĩa rộng nhất, muốn làm báo, làm sách, làm kịch, làm phim… mà tôi đã đưa thí dụ ở phần trên.

Nếu nhìn từ góc độ thị trường, một nét mới rất đáng khen là những cơ quan phát hành giáo khoa mới, tiến hành nhanh việc trả nhuận bút dành cho tác giả có văn liệu được sử dụng theo luật định.

* Xin hỏi sâu hơn, kỹ hơn về môn tiếng Việt bậc tiểu học. Anh nghĩ việc biên soạn sách mới ở cấp học này đã thật hợp lý chưa? Phải chăng còn những khía cạnh, vấn đề có thể làm tốt hơn, hay hơn?

- Vâng! Nếu cho phép cầu toàn thì tôi thấy vài điều chưa hợp lý. Học sinh lớp 1 theo học sách mới chưa được làm quen với Nguyễn Du, mặc dù Truyện Kiều có văn liệu giản dị và trong sáng để các em học ghép vần tiếng Việt, học đọc tiếng Việt, ngay trong những tiết đầu đời. “Lơ thơ tơ liễu buông mành…” chẳng hạn. Chưa được học Nguyễn Du nhưng với La Fontaine, Lev Tolstoy thì lại được. Đấy là điều đáng tiếc.

Sách tiểu học mới, tính tới Tiếng Việt 3 đã dịch thơ thiếu nhi của Pháp, Nga, sao chưa thấy dịch thơ loại này của các tác tác giả cổ điển Việt Nam, viết bằng chữ Hán cho gần gũi hơn. Như bài Hàn dạ ngâm ấm áp, cảm động của Cao Bá Quát với tấm chiếu và đĩa đèn dầu lạc: “Rét quá không ngủ được/ Dậy chữa lại câu thơ/ Dầu hết gọi nhỏ rót/ Nhỏ cứ nằm ậm ờ/ Vội vàng đi lấy chiếu/ Đắp lên mình chú ta”.

Từ góc nhìn văn bản học, sách giáo khoa tiểu học môn tiếng Việt còn những khác biệt về chữ nghĩa, của cùng một tác phẩm khi tác phẩm ấy được vào những bộ sách khác nhau. Những khác biệt này là ở thơ Nguyễn Khoa Đăng, Đặng Hấn, Bảo Ngọc… cũng cần thống nhất.

Nhìn chung, giáo khoa Tiếng Việt mới cấp tiểu học chưa tận dụng nguồn văn liệu đã quen thuộc với học sinh từ các tiện ích nghe nhìn (các ca từ, các phim hoạt hình…). Khi văn hóa đọc đang chuyển thật nhanh sang văn hóa nghe nhìn, cần coi băng đĩa, âm thanh và hình ảnh từ môi trường điện ảnh, âm nhạc cũng là một thứ văn liệu chính danh. Coi trọng này vừa tăng cường khả năng và cơ hội tiếp xúc ngôn ngữ nói, qua ngôn ngữ âm nhạc và điện ảnh, vừa giảm chi phí đầu tư cho tiết học, vì sử dụng các đồ dùng dạy học đã có sẵn ngoài thị trường.

* Cảm ơn anh.

Các con số đáng yêu của Trần Quốc Toàn

Tập truyện Bữa tiệc 36 món (NXB Kim Đồng) có trang được chọn vào giáo khoa mới. Có 45 truyện ngắn chọn lọc và bình luận (NXB Hội Nhà văn), đứng thứ hai trong Top ten sách bán chạy năm 2004. Có 108 cửa sổ lớp học (NXB trẻ), tập hợp các tản văn cực ngắn, từng in trên báo Giáo dục & Thời đại.

Trên tuần san Tài hoa trẻ, từng in hơn 1.000 kỳ ở chuyên mục Chơi thơ và hơn 1.000 kỳ ở chuyên mục Đọc truyện, với các bút danh Quản Trò, Tứ Tuyệt, Tầm Chân… “Chẳng dám coi đó là kỷ lục, chỉ là “năng nhặt chặt bị” trên đường vất vả kiếm sống, nhưng cứ sống vui! Vui với công việc báo chí mỗi ngày và với 35 đầu sách đã phát hành” - Trần Quốc Toàn chia sẻ.

Như Hà (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.