Nhà văn Sơn Nam: "Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”

Sau một thời gian bạo bệnh, nhà văn Sơn Nam - cây đại thụ của văn học Nam Bộ đã vĩnh biệt chúng ta.
14/08/2008 08:56

(TT&VH) - Sau một thời gian bạo bệnh, nhà văn Sơn Nam - cây đại thụ của văn học Nam Bộ đã vĩnh biệt chúng ta. Nhưng những gì ông để lại vẫn còn nguyên giá trị khi muốn tìm hiểu về một thời của một vùng đất. TT&VH xin “phác họa” lại chân dung nhà văn Sơn Nam qua hồi ức của các nhà văn.

Sơn Nam lấy họ của người Khơ-me

Nhà văn Sơn Nam (Ảnh Nguyễn Đình Toán)
Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tày, sinh ngày 11/12/1926 tại Đông Thái, huyện Gò Quao, Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Hồi nhỏ ông được nuôi bởi một phụ nữ người Khơ-me, nên sau này ông chọn bút danh có chữ Sơn vì Sơn là họ của người mẹ nuôi Khơ-me đã cho ông bú mớm.

Năm 1945, Sơn Nam tham gia Thanh niên Tiền phong và cướp chính quyền ở địa phương. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là tỉnh ủy viên tỉnh Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Sau chuyển sang làm công tác ở Hội văn hóa Cứu quốc tỉnh, rồi về phòng chính trị quân khu 9. Năm 1950, ông công tác ở Phòng Văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn Xứ ủy Nam bộ. Từ sau Hiệp định Geneve, Sơn Nam trở lại Rạch Giá rồi về Sài Gòn làm báo, văn… Ở trong bưng (chiến khu), nhà văn Sơn Nam đoạt các giải thưởng cho truyện ngắn đầu tiên Bên rừng cù lao Dung (Khuyến khích) và giải Nhì cho ký sự Tây đầu đỏ trên báo Tiếng súng kháng địch và tạp chí Lá lúa.

Trong hôm sinh nhật mừng thọ nhà văn Sơn Nam tròn 80 tuổi (2006) do NXB Trẻ tổ chức tại TP.HCM, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã phát biểu: Xin phép anh Sơn Nam cho tui nói thật, hồi đó chắc vì anh sợ xa miền Nam nên không tập kết ra Bắc, chứ nếu anh đi thì sau này biết đâu anh là quan lớn. Nhưng cũng may cho nền văn học nước nhà, vì tuy mất đi một nhà lãnh đạo Sơn Nam thì bù lại chúng ta có một nhà văn Sơn Nam còn sang trọng gấp bội.
 
Giây phút xúc động của "ông già Nam Bộ" tại lễ mừng thọ 81 tuổi (năm 2006)

Khoảng giữa những năm 1980, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo cấp cho nhà văn Sơn Nam một ngôi nhà mà ông đã ở đến lúc mất trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cấp nhà cho nhà văn Sơn Nam không chỉ vì tình cảm yêu mến cá nhân, mà còn vì những đóng góp của Sơn Nam trong thời kháng Pháp gian khó.

Sơn Nam đi bộ vì học cụ Đồ Chiểu

Nhà thơ Đoàn Vị Thượng thời bao cấp rất gần gũi nhà văn Sơn Nam khi đang làm việc tại Bình Thạnh Tuorist ngay lăng Ông (lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - Q. Bình Thạnh) gần nhà của Sơn Nam. Trong rất nhiều lần gặp gỡ Sơn Nam, nhà thơ Đoàn Vị Thương kể: Bố già (cách gọi thân mật của cánh nhà văn trẻ lúc ấy) Sơn Nam nói với mình những lá xăm trong lăng Ông là do Sơn Nam viết. Vì từ trước 1975, nhà văn Sơn Nam đã tham gia ban lễ tế cúng lăng Ông. Nhu cầu tín ngưỡng của người dân sau khi lễ bái lăng Ông thường hay xin xăm, xem kinh dịch… Nhà văn Sơn Nam chính là người viết những lá xăm từ số 1 đến 99 để giải đoán những thẻ xăm. Bố già cho biết ông viết lời giải những lá xăm đa phần là bảy tốt, ba xấu… Tốt để người ta tin yêu vào cuộc sống, còn xấu để răn đe con người biết sống hướng thiện.
 
Ông già Nam Bộ với nụ cười hồn hậu.

“Thời bao cấp khó khăn nhưng lãnh đạo chính quyền rất quan tâm đến nhân sĩ trí thức có nhiều đóng góp cho xã hội. Những năm đói kém, nhà văn Sơn Nam cùng với Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Á Nam Trần Tuấn Khải… được giúp đỡ cấp cho mỗi tháng 13 kg gạo, trong khi công chức cấp cao lúc đó chỉ có khoảng 16 kg. Nhưng Sơn Nam cùng các nhân sĩ trí thức trên đã khéo léo từ chối. Nhà văn Sơn Nam nói rằng: “Tui viết báo sống cũng được, suất gạo ấy anh nên dành cho người khác khó khăn hơn tui” - nhà thơ Đoàn Vị Thượng kể lại sự việc đã chứng kiến.

Còn tại sao nhà văn Sơn Nam suốt đời đi bộ mà không tự thân “lái” xe đạp hay xe máy? Theo nhà thơ Đoàn Vị Thượng: Bố Sơn Nam có lần nói với mình, hồi nhỏ bố cũng có đi xe đạp. Nhưng sau này đi học, bố biết cụ Đồ Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu) chống thực dân bằng cách bài bỏ tất cả những gì có của ngoại bang. Chẳng hạn cụ Đồ Chiểu cả đời không bao giờ dùng xà bông để giặt đồ mà chỉ dùng tro. Cụ Đồ Chiểu thà lội ruộng về nhà còn hơn đi trên đường cái quan do Pháp làm. Bố Sơn Nam nói: “Tao không bằng Cụ Đồ Chiểu, nhưng tao ghét bọn xâm lược lắm, do vậy hạn chế dùng được món gì của bọn thực dân thì hay món đó nên tao đi bộ riết thành quen”. Vả vậy, đến cuối đời, nhà văn Sơn Nam vẫn không biết xài những vật dụng tân kỳ. Ngay cả quần áo ông mặc trên người cũng là hàng Việt chính hiệu. Sơn Nam có hút thuốc nhưng chỉ thuốc đen (thuốc rê) tự quấn hút, hạn hữu lắm có ai mời ông mới dùng thuốc đầu lọc… Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tùng đùa với Sơn Nam khi “nhái” hai câu thơ trong bài Vô đề làm đề từ Hương rừng Cà Mau của ông: “Sơn Nam mấy độ qua đường phố/ Hạt gạo nghiêng mình nhớ cái lu”. Dù khốn khó vật chất là thế, nhưng văn của Sơn Nam lúc nào cũng sang trọng…

Gần gũi, giúp đỡ nhà văn trẻ

Nhà thơ Lê Minh Quốc (Trưởng ban Văn nghệ báo Phụ nữ TP.HCM) cho biết bài viết cuối cùng của Sơn Nam chính là lời tựa tập sách Người Quảng Nam của anh vào tháng 6/2006. “Lúc đó bố Sơn Nam đã yếu lắm rồi nhưng ông vẫn gắng viết lời tựa cho mình bên giường bệnh”. Sơn Nam đã dạy Lê Minh Quốc hai điều trong nghề cầm bút. Với nghề báo, khi chấp nhận viết một bài báo bị người ta biên tập (thay title, đổi chữ…) là quyền của người ta, đừng chấp chuyện đó. Nhưng khi viết văn phải thật cẩn trọng, tỉnh táo… vì đó là sản phẩm của riêng mình, một mình chịu trách nhiệm. Như khi viết Hương rừng Cà Mau, ông đã phải xem anh em trong chiến khu “ngó ngàng” mình ra sao… Văn để đời nên phải như vậy.

Họa sĩ Lê Thị Kim chân tình: Nhà văn Sơn Nam mất đi là một tổn thất lớn về tinh thần với những nhà văn trưởng thành sau năm 1975 như chị. Vì với những người mới cầm bút vào làng văn, tên tuổi Sơn Nam như một ngọn núi. Thế nhưng, Sơn Nam lại thật gần gũi trao đổi chuyện nghề, chuyện đời chứ không hề xa cách. Riêng văn của Sơn Nam đã cho nhà thơ Lê Thị Kim thấy một Nam bộ hiện ra đầy đủ, chất phác nhưng không thiếu sự khôn khéo khi đối mặt với tự nhiên…
 
NXB Trẻ vẫn là chủ sở hữu các tác phẩm của Sơn Nam
 NXB Trẻ chúc mừng sinh nhật lần thứ 81 của nhà văn Sơn Nam
Trao đổi với TT&VH chiều qua (13/4), bà Quách Thu Nguyệt - Giám đốc NXB Trẻ cho biết: “NXB Trẻ đã mua trọn đời những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam và trả nhuận bút một lần. Khi nhà văn còn sống, nếu in tác phẩm mới thì trả nhuận bút 8%, sách tái bản trả 4%. Nếu nhà văn có di chúc cho ai thừa kế thì NXB vẫn trả nhuận bút như khi nhà văn còn tại thế. Tuy nhiên, bản quyền tác phẩm của Sơn Nam vẫn do NXB Trẻ sở hữu và chỉ có NXB Trẻ mới được quyền ấn hành”. Được biết, các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam được NXB Trẻ mua đứt vào tháng 4/2003.
 
3. Những tác phẩm chính đã xuất bản: Chuyện xưa tích cũ (2 tập, 1958); Nguyễn Trung Trực - Anh hùng dân chài (1959); Tìm hiểu đất Hậu Giang (1960); Hương rừng Cà Mau (1962); Chim quyên xuống đất (1963); Hình bóng cũ (1963); Vọc nước giỡn trăng (1965); Hai cõi U Minh (1965); Nói về miền Nam (1967); Truyện ngắn của truyện ngắn (1967); Vạch một chân trời (1968); Xóm Bàu Láng (1968); Người Việt có dân tộc tính không? (1969); Bà chúa Hòn (1970); Đồng bằng sông Cửu Long (1970); Trời nước bao la (1970); Thiên địa hội và cuộc minh tân (1971); Gốc cây, cục đá và ngôi sao (1973); Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973); 26 truyện ngắn (1987); Tục lệ ăn trộm ( 1987); Người Sài Gòn (1990); Gia Định xưa (1990); Bến Nghé xưa (1991); Theo chân người tình (1991); Một mảnh tình riêng (1992); Dạo chơi (1994)…

Bài thơ Vô đề (trích từ Hương rừng Cà Mau)

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc thuyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
………………………………
 
Chướng khí mù như sương
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng, buồn buồn
……………………………..
 
Hơi vọng cổ vương bờ tre bay vút
Điệu hò … ơ theo nước chảy chan hòa
Năm tháng trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”
 
Sơn Nam

Hoàng Nhân

 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.