Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Sinh và cà phê Hàng Hành

Ngày nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950 – 2021) rời cõi tạm, người ta nhắc nhiều đến văn tài cũng như vị thế của ông trên văn đàn.
02/04/2021 07:00

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950 – 2021) rời cõi tạm, người ta nhắc nhiều đến văn tài cũng như vị thế của ông trên văn đàn. Nhưng có lẽ ít ai thấy được một góc đời giản đơn, bình dị của ông như người bạn vong niên - nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh (sinh năm 1940).

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã thoát kiếp trần

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã thoát kiếp trần

Thế là là văn Nguyễn Huy Thiệp đã thoát kiếp trần để về cõi Phật, hưởng thọ 72 tuổi ta. Tôi không ngạc nhiên về việc ông ra đi, bởi từ áp Tết Âm lịch Tân Sửu, khi tôi đến thăm, tôi tiên liệu ngày “Giời kêu ai nấy dạ” của ông đã rất gần.

Họ vẫn thường ngồi với nhau ở một quán cà phê trên phố Hàng Hành (Hà Nội), để rồi lúc sinh thời, Nguyễn Huy Thiệp từng viết hẳn một truyện ngắn là Cà phê Hàng Hành và còn lấy đó làm tên một tập sách của mình.

1. Nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh tiết lộ rằng, ông đã cùng các bạn văn bàn với ông chủ cà phê Nhân trên phố Hàng Hành về việc sẽ gắn một biển tên nhỏ bằng đồng trên mặt bàn, nơi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thường ngồi, để làm lưu niệm. Đó là một cách để níu giữ những hình ảnh thân thuộc về Nguyễn Huy Thiệp chính tại nơi lúc sinh thời, ông rất năng lui tới và tỏ ra có hứng thú đặc biệt.

Chú thích ảnh
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (thứ 2 từ trái qua) và nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (bìa trái) cùng bạn văn chương tại Cà phê Nhân, phố Hàng Hành - Ảnh: Đ.N.T

“Ở quán cà phê Nhân không ai mang cơm nắm muối vừng ra ăn cả, chỉ có Thiệp mang theo cơm nắm được bà vợ nắm cho. Có lẽ đó là hình ảnh độc nhất của Thiệp khi ở cà phê Nhân. Không phải mang ngày một ngày hai mà ngày nào Thiệp cũng mang cơm nắm muối vừng lên cà phê Nhân, hai anh em bẻ chung một nắm cơm muối vừng, bày ra bàn cùng với nhau” - nhà thơ kể - “Ăn với nhau rất ngon, ăn xong là no, no xong hai chúng tôi lại đi vài vòng quanh Bờ Hồ. Thỉnh thoảng lại tạt vào hàng cháo nấm. Bao giờ tôi và Thiệp cũng gọi một bát cháo nấm và xin thêm một bát không. Nhà hàng quý hai anh em đến mức đồng ý cho 2 ông chỉ ăn một bát cháo nấm chia đôi, hôm nào sang thì mỗi người một bát, trong khi quán toàn món sang trọng, nhiều khách Tây thường vào”.

“Thiệp thường ngồi lại ở cà phê Nhân rất lâu, ngồi hàng tiếng đồng hồ, có khi từ 4 giờ chiều cho đến khi 9 - 10 giờ tối. Thiệp không uống cà phê, thay vào đó là một ấm trà. Một ấm trà tiếp bạn văn ngồi nhâm nhi lâu đến độ thay 5 lần nước thành ra nước chè như nước trắng” - ông kể thêm.

Chưa hết, ở cà phê Nhân, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp còn có nhiều thói quen rất lạ mà hay. Ngồi với bạn cứ hễ sắp mưa là bao giờ ông cũng đi về trước. Có lần, cách đây cũng lâu lâu rồi, nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh lo lắng hỏi: “Sắp mưa thế này ông về giữa đường mưa to thì sao?”. Ông “vua truyện ngắn” đáp chẳng biết đùa hay thật: “Anh không hiểu! Mưa to tôi cũng về được nhà nhưng nếu tôi ngồi lại đây với anh chờ tạnh mưa thì nhà tôi đã lụt, lúc bấy giờ mới không vào được nhà. Còn bây giờ sắp mưa, tôi về kịp để tát nước, như thế mới vào được”.

Cà phê Nhân chẳng giống những quán xá bình thường, bởi nó chứng kiến một tình bạn tri âm tri kỷ của cặp bài trùng Bảo Sinh - Huy Thiệp. Hễ gặp nhau hay bất cứ đi đâu, họ đều ghé quay trở lại cà phê Nhân như một thói quen trong hơn 30 năm. Theo nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh thì “mỗi ngày trung bình chúng tôi ngồi bên nhau khoảng 6 tiếng”. Hết ngồi cà phê Nhân, hai người bạn Bảo Sinh - Huy Thiệp lại đi dạo mấy vòng Bờ Hồ như hình với bóng.

Chú thích ảnh
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (bìa phải) và nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (thứ 3 từ phải qua) dạo Bờ Hồ cùng bạn bè - Ảnh: NVCC

2. Hình ảnh gắn bó thân thuộc Nguyễn Huy Thiệp ở cà phê Nhân trên phố Hàng Hành không chỉ quen mắt với mọi người nơi đây. Trong tập tản văn Hà Nội quán xá phố phường, nhà văn Uông Triều viết: “Hai vị khách nổi tiếng của cà phê Nhân là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh, đôi bạn này chơi với nhau từ lâu. Nguyễn Huy Thiệp thường xuyên ngồi ở cà phê Nhân, thậm chí muốn tìm ông, cách dễ nhất là cứ đến đây vào các buổi chiều. Nhà văn gọi một ấm trà và bên cạnh có một gói lạc luộc hoặc đôi củ khoai nhâm nhi suốt buổi”.

Có lẽ chính bởi sự gắn bó đặc biệt này đã khiến người bạn thân thiết của ông nảy ra ý tưởng đề xuất với ông chủ quán cà phê Nhân, “nên gắn một biển đồng nhỏ hoặc to tùy ý, ghi “Nơi đây, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thường ngồi với bạn bè”. Hoặc sau này nếu có điều kiện có thể làm tủ kính để trưng bày tác phẩm của Thiệp trong không gian của cà phê Nhân”.

Việc làm này như một cách để thể hiện tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ”, cũng là nơi để bạn văn chương nhớ về Nguyễn Huy Thiệp, một tầm vóc văn chương lớn của thời đại. Tác giả Bát phố tâm niệm: “Có những chi tiết nhỏ nhoi nhưng lại đóng đinh vào trong tâm hồn. Có những sự trân trọng giản đơn, thầm lặng lại để lại trong lòng người nhiều tình cảm sâu sắc hơn là những lời tán dương hay những việc làm đao to búa lớn”.

Chú thích ảnh
Tập tản văn "Hà Nội quán xá phố phường"

3. Bảo Sinh tự nhận mình và Nguyễn Huy Thiệp thực giống như Đoàn Chuẩn – Từ Linh, tuy trái ngược nhau về tính cách nhưng lại khăng khít đến mức ngoài sức tưởng tượng. “Tôi chơi với Thiệp hay ở chỗ không phải điều gì cũng nhất trí với nhau, nếu luôn nhất trí với nhau thì buồn. Nhiều người hỏi tại sao Sinh và Thiệp lại chơi được với nhau? Bởi lẽ người ta chưa hiểu được rằng tôi và Thiệp đi chơi với nhau cũng là cùng chia sẻ sáng tác” - tác giả Bát phố cho hay - “Tôi làm thơ, đọc thơ cho Thiệp nghe, Thiệp thẩm ngẫm, góp ý câu này được, câu kia chưa được, câu này hay, câu kia chưa hay. Thiệp trao đổi rất nhiều về thơ của tôi. Và có nhiều bài thơ của tôi được sáng tác khi ngồi cùng với Thiệp”.

Những cuộc tâm tình chia sẻ sáng tác ở cà phê Nhân hay chiêm nghiệm những lúc dạo quanh Bờ Hồ dường như là chất xúc tác giao quyện giữa hai tâm hồn đồng điệu tưởng như rất khác nhau và xa nhau của cặp đôi Bảo Sinh - Huy Thiệp. “Thực ra tất cả công việc văn thơ của tôi đều có linh tính của Thiệp trong đó. Tâm hồn, suy nghĩ của hai bên đan vào nhau nhưng cả hai đều không biết. Thiệp mang tính đời, hiện thực còn tôi thì là thiền định, tâm linh. Hai người tưởng như trái ngược nhau mà lại hòa vào nhau, đan vào nhau, thấm vào nhau” - nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh kể thêm.

Rồi ông nói tiếp: “Tôi và Thiệp ngồi với nhau gần 40 năm trời, ngồi với nhau tâm sự nhưng thực ra là đồng sáng tác. Thiệp có cái hay là nhiều khi chỉ cần một tứ thơ của tôi cũng có thể triển khai thành một câu chuyện. Có nhiều khi Thiệp viết từ tứ thơ của tôi mà không hề biết. Và cũng nhờ có văn của Thiệp mà nhiều người biết đến thơ của tôi. Bởi trích thơ tôi, Thiệp thường ghi rõ ràng “trích thơ Bảo Sinh”.

Ví như trong Tuổi 20 yêu dấu, khi cô đơn trên đảo Cát Bà, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có viết một đoạn lấy từ tứ thơ Nguyễn Bảo Sinh rằng: “Quạnh hiu ngay giữa đất trời/ Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương”. Hay đồng cảm với Nhà Ôsin của Nguyễn Huy Thiệp, nhà thơ Bảo Sinh viết: “Bỏ cả giang sơn vì người đẹp/ Biết đâu người đẹp thích giang sơn”.

Có lần Nguyễn Huy Thiệp tâm sự: “Ông Sinh ạ, có lẽ tôi chỉ thọ được đến chừng 70 tuổi, tôi không thọ được lâu đâu, tôi biết tôi lắm”.

Nhà thơ dân gian động viên bạn rằng: “Tuổi con người không thể tính bằng sinh học, có kẻ sống 100 tuổi không bằng người sống chỉ 40. Tuổi của một con người phải tính bằng năng lượng sống tỏa ra cho xã hội. Nếu ông mất năm 70 tuổi thì ông phải thọ được 700 tuổi. Bởi ông sống bằng năng lượng sống, sự đóng góp cho xã hội bằng 10 người khác. Nếu ông mất năm 70 tuổi thì tôi nói là Thiệp mất năm 700 tuổi, thọ 700 tuổi”.

Nguyễn Huy Thiệp đã mãi ra đi ở tuổi 71. Giờ đây, bên góc phố Hàng Hành nơi quán cà phê Nhân chỉ còn mình Nguyễn Bảo Sinh bên bóng hình người bạn tri kỷ trong ký ức. Vài củ khoai bẻ đôi, dăm ba lời tếu táo, câu thơ nặng giao tình thay cho muôn lời nói tâm tình… Thật là: “Vừa ngoảnh mặt đã thành ra mộng/ Chưa quay nhìn đã hóa cố nhân”.

Thái Gia Khánh

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.