Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11: Gửi gắm 'tình riêng' để cắm bản

Tại Nghệ An, hàng nghìn giáo viên miền xuôi tự nguyện lên miền núi dạy học. Nhiều người chấp nhận xa gia đình, xa con, gửi gắm “tình riêng” để ở lại cắm bản.
17/11/2022 12:30
Bích Huệ/TTXVN

Tại Nghệ An, hàng nghìn giáo viên miền xuôi tự nguyện lên miền núi dạy học. Nhiều người chấp nhận xa gia đình, xa con, gửi gắm “tình riêng” để ở lại cắm bản. 

Dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, với lòng nhiệt huyết và tình yêu thương, các thầy, cô nơi đây vẫn ngày đêm miệt mài đem những "con chữ" đến với học sinh dân tộc thiểu số.

Miệt mài “gieo chữ”

Tròn 20 năm trước, cô giáo Nguyễn Thị Hải và chồng là thầy giáo Nguyễn Trọng Toàn lên Kỳ Sơn dạy học, được biên chế về Trường Tiểu học và Mầm non Đọoc Mạy - một trong những trường xa xôi và khó khăn nhất của huyện (cách thành phố Vinh hơn 400 km). Sau khi lập gia đình, sinh con, vì điều kiện thời tiết vùng cao khắc nghiệt, vợ chồng anh chỉ sống cùng con gái đầu hai năm, sau đó cháu được gửi về quê nhờ em gái chăm sóc. Cuộc sống xa con vất vả, khi cháu đầu được 11 tuổi, anh chị mới quyết định sinh con thứ 2. Lần này, thương con, không muốn con phải xa mẹ, hai vợ chồng thuê một căn phòng nhỏ gần trường sinh sống.

Cuối tháng 11 năm ngoái, thầy Toàn được chuyển về xuôi nhưng vợ và con trai vẫn phải ở lại Đọoc Mạy. Dù đã chuyển về quê nhà Thanh Chương dạy học nhưng thầy Toàn lại được phân dạy ở Trường Tiểu học Thanh Xuân, cách nhà 40 km. Vì thế, thầy phải ở tại trường, cuối tuần về thăm con gái. Vậy là, gia đình 4 người ở 3 nơi. Cuộc sống, đi lại rất vất vả. Cô giáo Nguyễn Thị Hải chia sẻ, xa chồng, xa con, cô đã dồn hết tình yêu thương cho học trò và bù đắp lại chính là sự kiên trì học tập, chăm ngoan của các em.

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11: Gửi gắm 'tình riêng' để cắm bản - Ảnh 2.

Niềm hạnh phúc của giáo viên cắm bản khi được học trò tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Cô giáo Phan Thị Huyền, Trường Trung học Cơ sở Trà Lân (huyện Con Cuông) công tác ở vùng cao đã 35 năm. Nhớ lại những ngày mới lên xã Lục Dạ, cô Huyền cho biết, việc dạy học ở nơi “rừng sâu nước độc” khác nhiều so với hình dung của một nữ sinh trường sư phạm vốn sinh ra ở vùng thuận lợi. Ngày ấy, trường nơi cô dạy chỉ là tranh tre nứa lá. Mỗi lớp học chỉ có 2 - 3 học sinh đều là người dân tộc thiểu số. Để học sinh đi học, các giáo viên phải vào từng bản vận động các em đến trường…

Cô giáo Phan Thị Huyền chia sẻ, lên vùng cao công tác, gắn bó với bà con dân bản, với phụ huynh, chính quyền sở tại, cô nhận thấy sự thay đổi tích cực của vùng đất này. Rõ rệt nhất chính là sự thay đổi trong nhận thức về sự học và quan tâm đến công tác giáo dục. Con Cuông hiện nay là một trong những điểm sáng về giáo dục vùng cao; nhiều năm liên tục nằm trong top 3 cả tỉnh về cả thành tích mũi nhọn và chất lượng đại trà. Có được thành công này một phần không nhỏ nhờ vào những giáo viên “ngược núi” lên dạy học như cô.

Các trường ở các huyện miền núi cao của Nghệ An như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp… đều có một dãy nhà công vụ dành cho giáo viên miền xuôi lên vùng cao dạy học.

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11: Gửi gắm 'tình riêng' để cắm bản - Ảnh 3.

Điểm trường Huồi Cọ, trường Tiểu học Nhôn Mai, huyện Tương Dương có nhiều giáo viên miền xuôi lên đây dạy học trên 10 năm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Tạo cơ chế đặc thù cho giáo viên vùng cao

Ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết, trong điều kiện hiện nay, việc có chính sách riêng cho giáo viên lên tăng cường vùng cao là điều ngoài quy định. Tuy nhiên, địa phương luôn cố gắng để tạo điều kiện tốt nhất cho các thầy, cô giáo phát triển chuyên môn, cải thiện đời sống như: thuyên chuyển các giáo viên về vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn để tăng thêm tiền lương, tiền hỗ trợ vùng đặc thù. Những giáo viên có năng lực, chuyên môn được cử tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, được bổ sung vào lực lượng cốt cán. Hiện tại, trong số 82 trường học trên toàn huyện có khoảng 65% trường có giáo viên vùng xuôi lên tăng cường đang là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Để các giáo viên lên vùng cao yên tâm công tác, các địa phương luôn quan tâm, thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách, ưu tiên tuyển dụng vào viên chức, tạo cơ hội cho các giáo viên đi học, nâng cao trình độ, tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi tỉnh. Hiện nay, hầu hết các trường học có giáo viên vùng cao lên công tác đều có nhà công vụ. Những giáo viên có gia đình riêng, khi cắm bản ở vùng sâu, vùng xa được chính quyền địa phương tạo điều kiện mượn đất dựng nhà, sớm ổn định cuộc sống. Nhiều năm liên tục, ngành Giáo dục Nghệ An đều tôn vinh các giáo viên cắm bản và nhiều giáo viên được nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc. Trong danh sách Nhà giáo Ưu tú, giáo viên được trao thưởng “Quỹ phát triển tài năng” có nhiều thầy, cô đến từ các huyện vùng cao.

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11: Gửi gắm 'tình riêng' để cắm bản - Ảnh 4.

Giờ học thể dục tại điểm trường Huồi Cọ, trường Tiểu học Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Hiện tỉnh đang xây dựng đề án Phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu chính là tập trung nguồn lực, tạo đột phá, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền. Với giáo viên, ngoài việc duy trì chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách đối với người dạy, người học xóa mù chữ, tỉnh tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tham mưu đề xuất các chính sách đặc thù để thu hút giáo viên giỏi yên tâm ở lại công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đề xuất, hiện Quốc hội đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Vì vậy, địa phương mong rằng, từ đề án này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Chính phủ có những chính sách phù hợp với từng tỉnh, thành phố, từng vùng, miền nhằm góp phần phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao đời sống của các giáo viên vùng cao. Về chế độ tiền lương, Chính phủ nên đưa ra cơ chế mở để các địa phương xây dựng cơ chế đặc thù, phù hợp nhằm hỗ trợ cuộc sống, xây nhà công vụ, hỗ trợ về đất đai cho giáo viên an tâm công tác ở miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện rận mi ký sinh gây ngứa và viêm mắt cho bệnh nhân

Phát hiện rận mi ký sinh gây ngứa và viêm mắt cho bệnh nhân

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đà Lạt vừa tiếp nhận một trường hợp đặc biệt: bệnh nhân K., trong quá trình đến khám và dự kiến điều trị đục thủy tinh thể, đã được phát hiện có rất nhiều rận mi (Pthirus pubis) trên mí mắt.

Không khí đón Noel sớm trên những con phố của Hà Nội

Không khí đón Noel sớm trên những con phố của Hà Nội

Một mùa Giáng sinh đang đến gần. Trên nhiều con phố của Hà Nội như Hàng Mã, Nhà Thờ, Hàm Long... đã ngập tràn sắc màu đỏ, ánh đèn lấp lánh, cùng những cây thông được trang hoàng lung linh.

Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD

Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD

Sau những màn phô trương xa hoa và sự bùng nổ tài sản, hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu trên 100 tỷ USD).

Cổ tích hiện đại về chàng trai không chân và người vợ xinh đẹp bán hàng online doanh thu cả tỉ đồng

Cổ tích hiện đại về chàng trai không chân và người vợ xinh đẹp bán hàng online doanh thu cả tỉ đồng

Tập 6 Cơ hội cho ai - Whose Chance? mùa 6 phát sóng 20h Chủ nhật ngày 15/12 trên VTV3, mang đến một câu chuyện truyền cảm hứng về Tô Đình Khánh - người đàn ông không chân nhưng đã vượt qua nghịch cảnh để vươn lên.

Người dân làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc đào đón Tết Ất Tỵ

Người dân làng đào Nhật Tân tất bật chăm sóc đào đón Tết Ất Tỵ

Do ảnh hưởng của bão YAGI (bão số 3) vừa qua, nhiều diện tích trồng đào khu vực ven sông Hồng của làng nghề truyền thống đào Nhật Tân (Tây Hồ) bị ngập nặng kéo dài, gây úng rễ, chết đào hàng loạt.

Thế giới 2024: Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng

Thế giới 2024: Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng

Năm 2024 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại và cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.

Người Italy chi tiêu mạnh tay cho dịp Giáng sinh 2024

Người Italy chi tiêu mạnh tay cho dịp Giáng sinh 2024

Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn kết quả khảo sát, do Liên đoàn Thương mại - Doanh nghiệp Italy phối hợp với viện nghiên cứu Format Research thực hiện, cho thấy tỷ lệ người dân Italy dự định chi hơn 300 euro cho dịp Giáng sinh 2024 đang tăng lên, cao hơn mức chi tiêu bình quân trên cả nước là khoảng 207 euro.

Ai đang dẫn đầu lượt bình chọn Nam diễn viên xuất sắc tại VTV Awards?

Ai đang dẫn đầu lượt bình chọn Nam diễn viên xuất sắc tại VTV Awards?

BTC giải VTV Awards - Ấn tượng VTV 2024 vừa tiết lộ số lượt bình chọn hạng mục Diễn viên nam ấn tượng, cập nhật tới 10h ngày 09/12/2024.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.