Mịch Quang - 'Viết rồi viết nữa vẫn chưa xong...'

Gần 3 năm trước, tôi có mặt trong lễ mừng thọ tôn vinh nhà nghiên cứu, soạn giả tuồng Mịch Quang tròn tuổi 100 được tổ chức vào ngày 27/1/2018.
23/02/2021 21:00

(Thethaovanhoa.vn) - Gần 3 năm trước, tôi có mặt trong lễ mừng thọ tôn vinh nhà nghiên cứu, soạn giả tuồng Mịch Quang tròn tuổi 100 được tổ chức vào ngày 27/1/2018. Vì lý do sức khỏe, ông không có mặt tại hội thảo, nhưng hơn 30 tham luận gửi đến hội thảo đã đánh giá cao sự nghiệp đồ sộ của ông. Chỉ gần 20 ngày sau, ngày 14/2/2018, ông đã vĩnh biệt chúng ta để lại 101 tuổi trời.

NSND Bùi Bài Bình: Người nghệ sĩ mang tên 3B và '3 huyền'…

NSND Bùi Bài Bình: Người nghệ sĩ mang tên 3B và '3 huyền'…

Cho đến ngày được đạo diễn Vương Đức mời một số nhà văn, nhà báo, ê kíp sáng tạo xem bộ phim Nhà tiên tri lần đầu tại Hãng Phim truyện Việt Nam, tôi mới chính thức gặp vợ chồng NSND Bùi Bài Bình - Ngọc Thu. Tôi có “hơi choáng” và bất ngờ vì không biết nghệ sĩ đã “giấu” chiếc răng khểnh ở đâu…

Với lão tướng tuồng Mịch Quang, sự học là suốt đời. Ông kiên trì học tập ở bất cứ đâu: Sách báo, qua các cuộc tọa đàm, hội thảo; học trong những cuộc tranh luận chuyên môn; học bất cứ ai để làm rõ những vấn đề học thuật… Vì thế, ông đã tự phong cho mình danh hiệu “Lão học sinh” trong bài thơ Khai bút xuân Tân Tỵ đầy xúc động: “Tám mươi lăm tuổi tự ta phong/ Hàm lão học sinh có được không/ Học mãi học hoài còn thấy dốt/ Viết rồi viết nữa vẫn chưa xong...”.

Và đến hôm nay, tôi đã viết nhiều về Mịch Quang. Nhưng quả thực "viết rồi viết mãi vẫn chưa xong", vẫn chưa hết được về con người và tác phẩm của ông.

Từ "Thế Khoán” đến “Mịch Quang”

Nhà nghiên cứu Mịch Quang tên thật là Nguyễn Thế Khoán (tự là Tử Quang, pháp danh là Như Hòa). Là một nhà Nho đỗ tú tài, cha ông - nhà thơ Tú Diệu Liên cư sĩ - đã rất cẩn thận chọn chữ và đặt tên cho cậu con trai duy nhất của mình. Tìm được chữ “Khoán” với nét nghĩa đẹp, ưng ý và cụ liền lấy đặt tên con Thế Khoán.

Chú thích ảnh
Cố nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Bước vào con đường hoạt động văn nghệ, ông đã tự ý chiết tự chữ “Khoán” ra thành bút danh Mịch Quang: Vì chữ Hán, tên cha tôi có bộ “Mịch” nên cha tôi phải tra tự điển tìm chữ có bộ “Mịch”. Như vậy, tên Thế Khoán do cha mẹ đặt, nhưng cách mạng đã sinh ra tên Mịch Quang.

Vốn văn chương giúp ông thuận lợi trong hoạt động sáng tác, soạn tuồng, viết kịch thơ và nghiên cứu. Vào bộ đội, ông đảm nhận Trưởng ban Văn hóa Trung đoàn 94. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông làm thơ, viết văn, tổ chức nhiều hoạt động cho nhóm văn nghệ của Phân hội, biểu diễn phục vụ kháng chiến.

Sau Hiệp nghị Geneva năm 1954, trên tàu thủy Kilinski của Ba Lan tại cảng Quy Nhơn, ông Mịch Quang cùng vợ con tập kết ra Bắc. Ông làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó Ban Nghiên cứu Tuồng, rồi đến Trường Ca kịch dân tộc và cuối cùng là Viện Sân khấu Việt Nam (năm 1998, Viện Sân khấu sáp nhập vào Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội). Sau năm 1975, ông về làm Trưởng đoàn Tuồng Phú Khánh cho đến khi nghỉ hưu năm 1979.

Chú thích ảnh
NSND Kim Hùng vai Đào Tấn trong vở “Thanh gươm hát bội” do Nhà hát Tuồng Khánh Hòa biểu diễn

Thành công về đề tài lịch sử

Cả cuộc đời mình, Mịch Quang đã dành toàn bộ tâm lực, trí tuệ, tài năng nghiên cứu, sáng tác, góp phần bảo tồn, phát huy nền văn hóa dân tộc. Ông có nhiều sáng tác thành công về đề tài lịch sử như Phất cờ nương tử, Vua Hùng kén rể, Quang Trung, Áo vải cờ đào, Trần Hưng Đạo, Thanh gươm hát bội, Má Tám... Hầu hết kịch bản của ông mang tính văn học cao, đậm trí tuệ, có phong cách riêng.

Nhờ vốn am tường văn chương, trước năm 1975, Mịch Quang đã viết vở kịch thơ Vua Hùng kén rể, vở kịch đã được thu thanh trên Đài Phát thanh Giải Phóng. Trên cơ sở kịch thơ đó, ông đã phát triển thành một kịch bản tuồng hoàn chỉnh.

Ông sáng tạo vở diễn Quang Trung. Đoạn đầu của vở tuồng, ông đã hư cấu từ hiện thực lịch sử: Trong vở, Ngọc Hân đang ngắm trăng ở cung riêng, Nguyễn Huệ đang luyện ngoài thành. Bỗng Ngọc Hân được tin báo Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, nàng uất, giận đến ngất, vì ngày xưa chính nàng đã đích thân xin cho Lê Chiêu Thống được nối nghiệp theo sức ép của Việp quận công. Sau khi trấn an Ngọc Hân, Nguyễn Huệ lại trở ra nơi luyện quân. Ngọc Hân lấy áo bào đưa cho Nguyễn Huệ và nói: “Xin chàng hãy khoác chiếc áo bào cho đỡ giọt sương khuya”. Nguyễn Huệ nói: “Nàng để đó mặc ta, hãy vào nghỉ đi”. Ngọc Hân vào rồi, Nguyễn Huệ cầm chiếc áo bào đưa lên nói một mình: “Nàng công chúa nhà Lê cẩn thận quá! Nàng có biết đâu rằng: Dân áo vải đã quen rồi sương giá/ Với lại/ Kẻ làm tướng nếu giữ mình ấm quá/ Thì/ Hiểu làm sao nỗi lạnh của muôn binh”. Vở tuồng trên được biểu diễn rất thành công trong buổi khánh thành Bảo tàng Quang Trung.

Chú thích ảnh
Nhà nghiên cứu Mịch Quang (trái) và GS Trần Văn Khê

Đặc biệt vở tuồng Thanh gươm hát bội có sức sống lâu bền trong công chúng miền Trung qua nhiều thập kỷ. Đây là vở tuồng lịch sử mà nhân vật chính là danh nhân Ðào Tấn. Vở tuồng được xây dựng năm 1986 khi ông ra Hà Nội làm việc với Viện Sân khấu. Được nghe kể việc vua Thành Thái đã trao cho Đào Tấn thượng phương kiếm để xử lý tên Bồi Ba (mật thám đắc lực của Khâm sứ Pháp) cậy thế lộng hành, về Nha Trang, ông bắt tay viết vở tuồng này. Vở tuồng do NSND Hoàng Chương đạo diễn, Nhà hát Tuồng Phú Khánh dàn dựng, phục vụ Hội nghị khoa học lần thứ ba về thân thế và sự nghiệp Đào Tấn (do Bộ Văn hóa và UBND tỉnh Nghĩa Bình tổ chức năm 1987). Năm 1990, vở tuồng đã đoạt HCV tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Vở diễn làm mới bằng cách tuồng hóa toàn bộ các khâu. Theo nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Vịnh, cái tài của đạo diễn Hoàng Chương là xây dựng hình tượng Đào Tấn thành một hình tượng đa diện và đa nghĩa như ý đồ của kịch bản; làm cho vở diễn sôi động, gần với đời sống thực, dung dị mà giàu chất thơ, hiện đại mà không mang tiếng “phá tuồng”. Tất cả các nhân vật đều phải diễn tuồng theo khuôn mẫu, từ động tác, trình thức đến ca hát, võ thuật dân tộc, loại bỏ tất cả những cách thức thể hiện không dựa trên nền tuồng truyền thống. Trong vở đã có tới 4 lớp tuồng truyền thống nguyên mẫu đặc sắc, được khai thác từ tuồng Ðào Tấn.

Chú thích ảnh
Gia đình nhà nghiên cứu Mịch Quang tập kết ra miền Bắc năm 1955

Vở Thanh gươm hát bội sau khi phục dựng đã có diện mạo mới, đậm chất tuồng truyền thống, mở ra hướng đi đúng trong việc nâng cao nghệ thuật tuồng, được dư luận đánh giá cao. Theo GS Hồ Sĩ Vịnh, Thanh gươm hát bội là hình ảnh ẩn dụ sâu xa mà tác giả Mịch Quang muốn nói lên cốt cách cương trực ngay thẳng của một vị quan thanh liêm, đồng thời là tài năng và tính độc đáo của một nhà hoạt động vì nước vì dân, vốn là 2 phẩm chất cao đẹp của Đào Tấn. Đó cũng là chủ đề tư tưởng của vở tuồng.

Bên cạnh văn chương, Mịch Quang đã để lại gia tài đồ sộ về kịch hát dân tộc, nghiên cứu lý luận sân khấu. Về hưu năm 1979, nhưng sự nghiệp nghiên cứu của ông bền bỉ dường như không có tuổi. Thật kỳ lạ, bao năm “ủ kén” giờ là lúc ông “rút ruột” công bố những công trình nghiên cứu: Đặc trưng nghệ thuật tuồng (1988), Âm nhạc và sân khấu kịch hát dân tộc (1995), Kinh dịch và nghệ thuật truyền thống (1999), Khởi nguồn mỹ học dân tộc (2003), cùng hơn 80 tiểu luận đăng trên báo chí. Qua những công trình đó, ông đã trao truyền nhiều kinh nghiệm quý báu cho ngành sân khấu trên nhiều lĩnh vực: Âm nhạc, cải lương, tuồng, bài chòi, mỹ thuật dân tộc, kịch bản sân khấu, kịch thơ... GS Trần Bảng khẳng định tài năng của Mịch Quang là “Lão tướng tuồng”. Còn GS Trường Lưu tôn vinh ông là một Học giả đích thực...

Chú thích ảnh
Nhà nghiên cứu Mịch Quang (trái) và NSND Trần Bảng cùng niềm đam mê bảo tồn nghệ thuật truyền thống

Tinh thần hiếu học của một bậc thầy

Tiếp nối truyền thống gia đình Nho học, soạn giả Mịch Quang sống chân thực, giản dị, ngay thẳng, khí khái. Cuộc đời ông là minh chứng cho ý chí tiến thủ, vươn lên với tinh thần hiếu học, khổ học thành tài. Hơn nữa, “Lão tướng tuồng” có một tâm hồn nghệ sĩ bậc thầy và một tư duy bác học về nghệ thuật dân tộc.

Ông mang cốt cách của một nhà khoa học chân chính. Cứ lặng lẽ, khiêm nhường, hết lòng làm việc phụng sự cho nghệ thuật dân tộc.

Lấy chữ tâm làm trọng, ông không màng danh lợi, không cầu danh vị, học hàm, học vị: “Tôi không có học hàm giáo sư bởi mải mê với nghiên cứu và đóng góp cho nghệ thuật mà không có điều kiện học hành lấy bằng cấp…”. Dù không có học hàm, học vị, công trình nghiên cứu âm nhạc Việt Nam Cấu trúc động mở, đặc thù quán triệt âm nhạc dân tộc Kinh của ông được giảng dạy, nghiên cứu trong và ngoài nước. Đặc biệt công trình đó được đưa vào giáo trình đại học ở Mỹ và nói như GS-TS Terry Miller (Đại học Kent - Hoa Kỳ) đó là "một tiểu luận khai phóng trí tuệ".

Nhà nghiên cứu Mịch Quang đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng nhất (năm 1999); Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (năm 2001) và 15 năm sau là Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 2016).

PGS.TS Lê Thị Bích Hồng

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.