Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm: Gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã.
28/01/2019 17:17

(Thethaovanhoa.vn) - Đúng vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ.

Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp: Thời gian, mâm cúng, văn khấn, lễ vật... cần biết

Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp: Thời gian, mâm cúng, văn khấn, lễ vật... cần biết

Năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng, không nên cúng sớm trước vào ngày 22 tháng Chạp.

Xem toàn bộ thông tin cần biết về Tết Ông Công, Ông Táo TẠI ĐÂY

Những ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.

Mâm cỗ cúng ông Táo có những gì?

Trong ngày cúng ông Công ông Táo, người dân cả nước đều có làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo về trời. Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống ở miền Bắc bao gồm rất nhiều món. Trong đó, có các món cơ bản như: Gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Với những gia đình có trẻ em, người dân còn cúng ông Công ông Táo một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng thượng đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Trong khi đó, tại miền Nam, tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính theo từng miền, các gia đình tại miền Nam có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu canh… hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Lễ cúng ở Miền Bắc

Ngày nay, ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời. 

Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Lễ cúng ở Miền Nam

Miền Nam do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên đồ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm lễ cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ.

Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo một cách đầy đủ nhất

Ông Công ông Táo đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc hoàng thượng đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.

1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".

2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".

3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".

Do vậy gia chủ có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.

Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì gia chủ có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lòng thành tâm của gia chủ không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.

Dưới đây là cách chuẩn bị nghi lễ đầy đủ như người xưa

Lễ vật gồm có:

- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.

- Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.

- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.

- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

- 9 cây cây nến đỏ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.

- Thắp 9 nén nhang.

- Quỳ xuống lễ 9 lễ.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cô giáo dạy các em học sinh thả cá chép đúng cách. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Nghi lễ

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

* Lưu ý:

1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.

2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên

3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.

4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.

5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.

6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.

7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.

8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng (trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp). Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Văn khấn, bài cúng ông Công ông Táo

* Dẫn theo cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:...

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

* Văn khấn ông công ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :.............

Ngụ tại :.......................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo

* Văn khấn ông Công ông Táo được chuyên gia phong thủy gợi ý

Gia chủ viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng

Kính lạy Thượng Đế. 

Kính lạy Ngũ Đế. Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy các vị đại tiên.

Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài hạ đàn chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Mậu Tuất. Là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ. Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú... với tấm lòng thành kính con xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.

Kính lạy Sơn Thần, Long Thần, Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ hạ đàn chứng lễ. 

Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên và các Ngài mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị Thần Tiên, toàn gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế cùng chư ngài đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.

Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới Mậu Tuất 2018, đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con. 

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế. Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ. 

Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.

Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.

Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Lễ quan soái rút chân hương trước lễ ông Công ông Táo

Bát hương là biểu hiện tâm linh trên ban thờ của mỗi gia đình. Các gia đình thường làm lễ quan soái sửa bát hương cùng với ngày cúng ông Công ông Táo. Lễ quan soái cần phải làm trước khi làm lễ ông Công, ông Táo. Có nghĩa là phải làm sạch lau bát hương, để lại 3 chân hương đẹp nhất lau sạch sẽ rồi cắm lại vào bát hương. Lễ quan soái một năm chỉ có 1 ngày đó là ngày 23 tháng Chạp, chứ không phải này nào cũng làm được việc này. Sau khi làm lễ quan soái xong, thì các gia đình chuẩn bị đồ lễ cúng ông Công, ông Táo.

Người được lựa chọn làm công việc dọn dẹp ban thờ, rút chân hương cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện nghi lễ với sự thành tâm. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất thường là ở số lẻ: 3, 5, 7, 9.

Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Sau khi hoàn thành công việc, cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.

Quan niệm của người Việt cũng cho rằng, việc tỉa chân hương hay lau chùi ban thờ nên tuyệt đối giữ sự yên tĩnh cho bát hương, không được làm xê dịch, di chuyển.

Theo quan niệm cổ truyền, đây là việc của đàn ông trong nhà. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.

Các bước tiến hành bốc bát hương

1. Lau rửa sạch bát hương bằng nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

2. Dùng tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu), không nên cho cát vì cát nặng.

3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.

4. Đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

5. Lễ gồm có hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Tất cả đặt ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

6. Đọc kinh và thắp hương.

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo

Nguyên tắc khi dâng hương

Việc thắp nhang như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với tất cả mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người.

Người Việt thường thắp 3 nén nhang lên ban thờ. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian giải thích, 3 nén nhang thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều quan niệm, lý giải khác về phong tục thắp 3 nén nhang của tổ tiên ta.

Những đại kỵ cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Theo tín ngưỡng dân gian, ông Công, ông Táo là các vị thần bếp Táo quân trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình . Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được chính xác các quy trình, phong tục cúng lễ truyền thống. Để có một cái Tết Táo quân thật đẹp và ý nghĩa, cần chú ý những điều đại kỵ nên tránh làm ảnh hưởng đến tài lộc và đặc biệt cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thiên nhiên sau lễ này. 

* Chuẩn bị đồ cúng không đúng

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.

Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

Cụ thể, lễ vật cúng ông Công ông Táo "chuẩn" như sau:

Lễ vật gồm có mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời.

Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. 

Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

* Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.

Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

* Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

Khấn xin tài lộc, sung túc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tương trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.

Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Phóng sinh thành sát sinh

Nói về phong tục thả cá chép, không chỉ được cho là phương tiện giúp ông Công, ông Táo lên chầu trời, xét từ góc độ Phật giáo, phóng sinh cá chép thể hiện sự từ bi cũng như truyền thống nhân đạo của nhân dân ta, xét về khía cạnh môi trường, việc thả cá chép còn góp phần làm đa dạng sinh học tại những khu vực cá được thả. Lý thuyết là vậy, tuy nhiên trên thực tế việc thả cá không đúng cách cùng với ý thức kém của một bộ phận dân cư lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. 

Do đó, khi thả cá, mọi người cần chú ý một số điều như: chọn mua những con cá trông nhanh nhẹn, không bị bong vảy; chọn thả cá về đúng môi trường mà cá có thể sinh sống; không nên ném cả túi cá xuống hồ, làm cá không thể thoát ra ngoài dẫn đến cá chết; nhặt, vứt túi nilon đúng nơi quy định… Mỗi người dân hãy ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường xanh và sạch đẹp, vừa thực hành tiết kiệm, vừa gìn giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. 

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo

Phá hoại môi sinh

Thực tế cho thấy, ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác, sau ngày Tết ông Công ông Táo, các hồ ở Hà Nội ngập trong rác bởi sự thiếu ý thức của nhiều người dân. Sau khi thả cá, nhiều người vứt lại các túi nilon, thậm chí, cả chân hương, tro bụi từ đốt vàng mã…

Thả cá, vốn có ý nghĩa đẹp, nhưng thả không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực, không những làm mất đi ý nghĩa tâm linh mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Sự tích ông Công ông Táo

Trong dân gian, có nhiều dị bản về sự tích ông Công ông Táo nhưng nói chung tục lệ cúng ngày 23 tháng Chạp xuất phát từ câu chuyện tình sâu nghĩa nặng giữa nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Hoàn cảnh éo le của ba người, "một vợ hai chồng", "một bà hai ông" được kể lại trong sự tích ông Công ông Táo như sau.

Xưa kia có hai vợ chồng rất nghèo khó, người chông tên Trọng Cao, người vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Cũng vì lẽ này, cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn.

Một ngày nọ, vì quá tức giận và không kiềm chế được bản thân mà Trọng Cao đã đánh vợ mình. Giận người chồng đầu ấp tay gối bấy lâu, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và gặp người đàn ông tên Phạm Lang. Hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Trọng Cao quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.

Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà để xin ăn thì được một người chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cảnh Trọng Cao xin ăn đúng nhà vợ

Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.

Chứng kiến hoàn cảnh éo le cùng tình nghĩa giữa ba người, Ngọc Hoàng phong cho Phạm Lang, Thị Nhi và Trọng Cao làm Táo quân, phân chia nhiệm vụ của mỗi người như sau:

- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Một số hình ảnh mâm cúng ông Công ông Táo:

Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo
Cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông Công ông Táo, Mâm cúng ông táo, cúng ông công ông táo gồm những gì, mâm cỗ cúng ông công ông táo, cúng ông táo, ông công ông táo

Thảo Nhi

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.