Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

11/01/2025 16:48 | Du lịch
Xuân Tư/TTXVN

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề "Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc" tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Lễ hội hoa Anh Đào năm nay được tổ chức từ ngày 10 - 12/1, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn gồm: Chương trình nghệ thuật đặc sắc; các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và các sản phẩm OCOP, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch thành phố. Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội còn có không gian văn hóa của 3 dân tộc: Thái, Mông, Khơ Mú; gian hàng giới thiệu, quảng bá ẩm thực; thi ẩm thực "Hương sắc Điện Biên"; biểu diễn ném pa pao; đua thuyền kayak trên lòng hồ Pá Khoang; hội thi gói bánh chưng xanh; thi đấu các môn thể thao dân tộc…

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 - Ảnh 1.

Rực rỡ sắc hoa anh đào trên đảo hoa Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ

Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ Nguyễn Quang Hưng cho biết, việc tổ chức Lễ hội hoa Anh Đào thể hiện rõ nét hướng đi của du lịch Điện Biên, gắn kết phát triển du lịch với bảo tồn văn hóa; coi văn hóa là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của các loại hình du lịch đặc trưng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thể hiện sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm để xây dựng sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Điện Biên.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 - Ảnh 2.

Hàng nghìn cây anh đào khoe sắc giữa đảo hoa Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ

Ngay sau chương trình khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc". Chương trình gồm 3 chương: Ấn tượng vùng biên ải; Hương sắc hoa anh đào; Khát vọng và Phát triển. Các tiết mục có sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ, diễn viên thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Trung ương và tỉnh Điện Biên; các đội văn nghệ quần chúng và nhân dân trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ... Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật mang màu sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Điện Biên nói riêng và Việt Nam nói chung, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước thông qua nghệ thuật hát múa, lời bình làm cầu nối xâu chuỗi các tiết mục dựa trên nội dung xuyên suốt của chương trình.

Năm 2024 vừa qua, với các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo ra sức hút mạnh mẽ để lần đầu tiên Điện Biên đón lượng khách du lịch cao nhất, đạt hơn 1,85 triệu lượt khách, vượt xa kế hoạch đưa ra (kế hoạch là 1,3 triệu lượt khách), trong đó khách du lịch quốc tế đạt 11.500 lượt. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 3.321 tỷ đồng (kế hoạch là 2.200 tỷ đồng), góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh Điện Biên đạt hơn 10%... Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 là khởi đầu cho hoạt động chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh trong năm 2025; chào đón năm mới 2025 và hướng tới chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp. Lễ hội còn là dịp quảng bá hình ảnh con người và quê hương Điện Biên, thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, du khách đến với Điện Biên tìm hiểu khả năng hợp tác đầu tư, thương mại du lịch.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 - Ảnh 4.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 - Ảnh 5.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 - Ảnh 6.

Hàng nghìn cây anh đào khoe sắc giữa đảo hoa Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 - Ảnh 7.

Du khách chụp ảnh với hoa anh đào trong trang phục kimono đặc trưng của đất nước Nhật Bản tại lễ hội

Tin cùng chuyên mục

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.