Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 3): Từ sông Thiên Phù cổ đến sông Nhuệ đào

Tiếp theo bài “Vệ sinh môi trường - bài toán ngàn năm” (Thể thao & Văn hóa, 1/7), nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến lược khảo về 2 con sông ở Hà Nội, trong đó sông Thiên Phù đã đi vào ký ức, còn sông Nhuệ cũng có một lịch sử khó tin.
08/07/2019 19:19

(Thethaovanhoa.vn) - Tiếp theo bài “Vệ sinh môi trường - bài toán ngàn năm” (Thể thao & Văn hóa, 1/7), nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến lược khảo về 2 con sông ở Hà Nội, trong đó sông Thiên Phù đã đi vào ký ức, còn sông Nhuệ cũng có một lịch sử khó tin.

Xem chuyên đề "Mọt sách, mọt sử, mọt phim tại đây"

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 1): Từ cơm sáng đến quà sáng…

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 1): Từ cơm sáng đến quà sáng…

… đó là một phần của lịch sử Thăng Long - Hà Nội, một phần thấm đẫm ký ức, kỷ niệm của bao thế hệ. Và gần đây, chuyện cho trẻ tiền ăn sáng cũng trở thành vấn đề tranh luận trên mạng xã hội. Thế mới biết, chuyện cơm sáng hay quà sáng quan trọng như thế nào.

1. Thiên Phù là dòng sông cổ ở phía Tây Bắc Kinh thành Thăng Long. Thiên Phù là chi lưu của sông Hồng vì bắt nguồn từ sông Hồng ở đoạn giữa hai làng Phú Xá (nay thuộc phường Phú Thượng) và làng Nhật Tân (nay thuộc phường Nhật Tân) chảy xuôi qua làng Xuân Đỉnh, Xuân La thì một nhánh chảy vào phía Tây qua Cổ Nhuế hòa dòng với sông Nhuệ, một nhánh chảy xuống phía nam, qua Bái Ân đến vùng Nghĩa Đô hợp lưu với Tô Lịch ở Yên Thái. Khu vực hai con sông gặp nhau nay chính là Chợ Bưởi.

Ở phía sau đình Quán La (nay thuộc phường Xuân La) có một cái động gọi là động Thông Thiền ăn ra sông Thiên Phù. Theo dân gian, vào mùa nước thả quả bưởi từ động Thông Thiền khi nước rút sẽ thấy quả bưởi trôi ra sông Thiên Phù.

Vào những năm lũ lớn, cùng với sông Hồng, sông Tô Lịch, nước sông Thiên Phù cũng gây ra lũ lụt trong kinh thành. Đại Việt sử ký chép: “Năm 1078 nước sông tràn vào cửa Đại Hưng, năm 1128 kinh thành bị lụt lớn, năm 1243 kinh thành nhiều chỗ bị ngập, năm 1265 nước ngập phường Cơ Xá (tương ứng với Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên hiện nay), năm 1270, nước to đi lại trong kinh thành phải dùng thuyền”. Đại Việt sử ký cũng chép: “Năm 1108 vua Lý Nhân Tông cho đắp lại đê Cơ Xá; năm 1248 vua Trần Thái Tông đắp đê Quai Vạc”.

Chú thích ảnh
Sông Thiên Phù trên bản đồ Thăng Long thời Lê

Tuy nhiên, trong bản đồ vẽ thành Trung Đô thời Hồng Đức (nửa cuối thế kỷ 15) và một số bản đồ thời Lê Trung hưng vẫn còn thấy sông Thiên Phù. Trong bài minh khắc trên tấm bia đá Vĩnh Tộ ngũ niên (1623) tại làng Võng Thị cũng có câu: Tích hồ khâm giang (Mặt hồ là chiếu, dòng sông là dải áo) để nói lên hình thế hồ Tây và sông Thiên Phù ở vùng này.

Như vậy dầu thế kỷ 17 sông Thiên Phù vẫn tồn tại nhưng không rõ nó còn rộng như thời Lý không. Vào năm Cảnh Hưng (1747), Chúa Trịnh đã ra lệnh chỉ cho làng Bái Ân được canh tác trên các khoảng ao và ruộng trũng vốn là sông Thiên Phù lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng thành hoàng. Điều đó có nghĩa dòng sông Thiên Phù bị lấp. Nguyên nhân do sông Hồng đổi dòng nên cát bồi lấp cửa sông khiến sông trở thành sông chết. Theo thời gian, dân lấp hồ lấp đất canh tác. Sau này một vài hồ còn sót lại ở Xuân La, Bái Ân chính là dấu tích của Thiên Phù xưa.

Thiên Phù là con sông quan trọng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Hồi đầu Công Nguyên, các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cho luyện thủy binh ở cửa sông Thiên Phù. Và cũng tại cửa sông này đã diễn ra các trận chiến của Hai Bà Trưng với quân nhà Hán. Thiên Phù cũng là đường giao thông thủy thuận tiện cho chuyên chở hàng hóa. Cây dó để dân làng Yên Thái làm giấy là từ vùng trung du đưa về, nó được vận chuyển từ sông Hồng vào Thiên Phù sau đó tập kết ở bến của làng, rất thuận tiện cho các hộ làm giấy.

2. Khi Thiên Phù không còn, để có nước phục vụ nông nghiệp, năm 1935, chính phủ thuộc địa đã phải cho đào sông Nhuệ bắt đầu Liên Mạc nối với sông Nhuệ (thời kỳ này sông Nhuệ là sông chết vì không còn nguồn cung cấp nước) ở Cổ Nhuế. Đây là một chuyện ít biết trong lịch sử sông Nhuệ.

Chúng ta đều biết, sông Nhuệ ngày nay dài khoảng 76km bắt đầu từ cống Liên Mạc (thuộc phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và điểm cuối cùng là cống Phủ Lý (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) khi hợp lưu với sông Đáy. Rất nhiều đoạn trên địa phận Hà Nội được đào mới nên người ta gọi sông Nhuệ là sông đào.

Chú thích ảnh
Sông Nhuệ trở lại vẻ trong xanh trong mùa mưa. Ảnh: Hanoimoi

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, sông Nhuệ là chi lưu của sông Đáy lấy nước từ đầm Bát Long ở làng Hạ Mỗ (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng), chảy ngược lên phía Tây Bắc qua Tây Tựu, Phú Diễn… của huyện Từ Liêm đến Thôn Trù 2 lại quặt xuống hướng Đông Nam. Sông đã mang lại sự thịnh vượng cho những nơi nó chảy qua và làm giàu thêm văn hóa dân gian các địa phương này. Cũng từ bến sông làng, lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc) theo thuyền buôn tỏa đi khắp nơi để rồi thiên hạ biết đến một làng lụa ven sông thơ mộng.

Thế nhưng, khi cửa sông Đáy với sông Hồng là Hát Môn bị cát bồi lấp thì sông Đáy bị mất một nguồn cấp nước từ sông Hồng. Sông này chỉ còn nguồn nước từ các nhánh ở phía hữu ngạn từ Hòa Bình, vì thế sông Nhuệ cũng không còn nguồn cung nước đã trở thành “con sông chết” từ thế kỷ 19.

Vì sông Nhuệ là “sông chết” và sông Thiên Phù lấy nước sông Hồng ở cửa Nhật Tân chảy qua Xuân La, Xuân Đỉnh gặp sông Nhuệ ở Thôn Trù 2 (nay thuộc phường Cổ Nhuế 2) cũng không còn khiến cả vùng Tây Bắc Hà Nội không có nước để sản xuất nông nghiệp. Khi đê Liên Mạc vỡ, nước lũ không có đường tiêu thoát khiến cả vùng rộng lớn từ Chèm, Vẽ kéo xuống tới Phú Diễn bị úng nước gần một tháng.

Để có sông cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng, năm 1935, Chính phủ Bảo hộ đã cho đào sông bắt đầu từ Liên Mạc chạy thẳng xuống Thôn Trù 2 và gọi là sông Nhuệ mới.

Chiều rộng của sông Nhuệ mới rộng hơn 100m, hai bên bờ có đê bao. Tại Liên Mạc có hệ thống cống. Mùa khô người ta mở cửa cống cho nước sông Hồng chảy vào và đóng cống khi mùa mưa. Công trình hoàn thành sau 4 năm đào đắp chủ yếu bằng sức người. Cùng với đào mới, dự án cũng cho mở rộng hai bên sông Nhuệ cũ từ Thôn Trù 2 kéo dài xuống tận Phủ Lý đã làm hồi sinh “con sông chết” trong nhiều năm.

Ngày nay, sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng, cho nên hình ảnh con sông quê thơ mộng của Hà Nội chỉ thi thoảng mới gặp trong mùa mưa khi nước dâng lên “thau rửa” sạch sẽ lòng sông bẩn thỉu.

Chiến dịch “diệt chuột” tại Hà Nội hơn 100 năm trước

Một sự kiện khác liên quan đến môi trường và bệnh tật ở Hà Nội chấn động tới cả nước Pháp thời bấy giờ, đó là thông tin trong những kiện hàng của Ấn Độ chở bằng tàu biển đến Hà Nội dự triển lãm Kinh tế Đông Dương năm 1902 có chuột. Những con chuột này đã chui vào các thùng hàng và được tàu biển đưa sang Hà Nội. Khi người ta dỡ hàng, chuột bò ra ngoài, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi chúng sinh sôi nẩy nở thành đàn.

Nước Pháp chấn động vì họ sợ những con chuột đó sẽ gây bệnh cho người Pháp sống ở Việt Nam, bởi lẽ trước đó loài chuột này đã gây ra dịch bệnh trên diện rộng ở Ấn Độ.

Để ngăn chặn, ngày 23/4/1902 tức là 6 tháng trước khi khai mạc triển lãm, chính quyền Hà Nội đã trả 4 xu cho ai giết và bắt được 1t con chuột mang nộp cho cảnh sát.

Sự “láu cá” của người Việt khiến chính quyền phải hạ giá xuống 1 xu 1 con. Hạ giá vì nhiều người coi đây là cơ hội kiếm tiền đã đi ra các vùng xa săn chuột mang về. Lại có người tổ chức nuôi chuột cấp tốc. Số chuột nộp cho cảnh sát tăng lên vù vù và chính quyền lại tiếp tục hạ xuống 1 xu 5 con. Giá cả bèo bọt nên dân chúng không nộp chuột nữa.

Năm 1903 dịch bệnh xuất hiện. Lo sợ dịch lan ra khắp thành phố, 15 ngày sau họ lại tăng lên 1 xu 2 con rồi 1 xu 1 con nhưng dân làm ngơ.

Hoảng hốt trước thái độ của dân chúng, ngày 4/2/1904 chính quyền tăng lên 3 xu 1 con. Đến ngày 22/2/1904 họ tăng lên 4 xu 1 con, lúc này dân mới nộp số chuột họ nuôi trong nhà. Để ngăn chặn việc vận chuyển chuột từ những vùng không được thưởng vào Hà Nội để trục lợi, chính quyền ra lệnh phạt nặng và bỏ tù nếu bắt được. Kết quả là chấm dứt được tình trạng buôn chuột lậu.

cùng nhờ sự cố gắng của các bác sĩ dịch tễ, dịch lắng xuống, chính quyền thở phào vì không phải mất tiền mua chuột.

Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, họ vận chuyển hàng hóa từ Pháp qua cảng Hải Phòng, những chú chuột giống châu Âu to tướng đang kiếm ăn trong các thùng hàng bị cẩu xuống tàu. Một chuyến du lịch miễn phí đưa chúng đến một vùng đất mới lạ. Khi lên bờ, chúng buộc phải thích nghi với khí hậu, thời tiết và cả thức ăn ở Việt Nam. Nhờ sức sống mãnh liệt, loài chuột này nhanh chóng phát triển. Do không có khả năng đào hang như chuột nhà và chuột đồng, chúng chui xuống cống rãnh và sống ở đó. Vì thế dân đặt tên cho loài chuột châu Âu này là chuột cống.

(Còn nữa)

Nguyễn Ngọc Tiến

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.