Hơn nửa thế kỷ Tết Hà Nội

Nếu nói Tết nhất của người Việt diễn ra có tính chu kỳ thì cũng chẳng sai. Nhưng không đúng với cách hiểu chu kỳ là khoảng thời gian tương đối cố định giữa hai lần lặp lại sự kiện. Vả lại, hồi tưởng lại Tết Hà Nội từ 1954 đến nay sẽ thấy rất nhiều thay đổi.
25/01/2019 11:00

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu nói Tết nhất của người Việt diễn ra có tính chu kỳ thì cũng chẳng sai. Nhưng không đúng với cách hiểu chu kỳ là khoảng thời gian tương đối cố định giữa hai lần lặp lại sự kiện. Vả lại, hồi tưởng lại Tết Hà Nội từ 1954 đến nay sẽ thấy rất nhiều thay đổi.

Xem chuyên đề "Sống chậm cuối tuần tại đây"

Sống chậm cuối tuần: Nếp nhà Hà Nội

Sống chậm cuối tuần: Nếp nhà Hà Nội

Cái “nếp nhà” hay đúng hơn là nề nếp mỗi gia đình cũng tự nhiên phiên phiến và dần mất đi... Nếp nhà Hà Nội phải có một ngày nào đó quay lại.

1. Tết Âm lịch dĩ nhiên là lặp đi lặp lại mỗi năm một lần theo chu kỳ mặt Trăng 29 ngày và 12 giờ cho một tháng. Và 12 tháng có cách bù trừ tháng đủ, tháng thiếu khá lằng nhằng để cho ra kết quả là một cái Tết Nguyên đán. Thế nhưng không có Tết năm nào giống năm nào đến mức tuyệt đối. Kể cả về sinh hoạt lẫn thời tiết.

Những cái Tết ngày mới tiếp quản Hà Nội 1954 tương đối thanh bình nhẹ nhõm. Người mới ở chiến khu về còn nghèo chẳng có gì nhiều nhặn để phô trương. Người cũ ở phố nghe ngóng tình hình cải tạo công thương nghiệp cũng dằn lòng ăn Tết cần kiệm cho giống mọi người.

Một cành đào nhỏ mua trên phố Hàng Lược cắm trang trọng giữa nhà. Bánh chưng gói vừa đủ. Quần áo ăn mặc, cả người lớn trẻ con dành dụm những món mới ngày Tết mang ra diện. Pháo đốt tượng trưng Giao thừa mỗi nhà một bánh. Cỗ bàn đủ món nhưng tập trung vào chiều 30 và sáng mồng 1 là chính.

Những cái Tết thanh bình như thế chỉ kéo dài được 10 năm. Thời kỳ chiến tranh phá hoại ác liệt, dân phố đi sơ tán gần hết. Họ cũng tổ chức ăn Tết ở nơi sơ tán. Hà Nội vắng vẻ đến nao lòng. Người ở lại cũng hết sức cẩn thận không tổ chức ăn Tết linh đình.

Những hàng người thưa thớt ở các cửa hàng mậu dịch mua thực phẩm Tết. Bách hóa tổng hợp bán hàng Tết cũng đìu hiu vắng vẻ. Tiêu chuẩn Tết được các bà mẹ mua dồn lại chở về nơi sơ tán cho đàn con thiếu thốn trăm bề.

Chú thích ảnh
Chợ hoa Tết Quý Mão 1963 tại khu vực Hàng Lược-chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Lúc này nông thôn tự túc tự cấp nên vẫn còn có những cái Tết tươm tất. Tất nhiên cỗ Tết ở nông thôn đơn giản hơn nhiều. Nhiều đứa trẻ sơ tán hàng 3-4 năm về quê vẫn chưa thể ăn nổi miếng thịt lợn luộc đầy mỡ thái to bằng nửa bàn tay.

Không khí Tết quay trở lại vào đợt ngừng ném bom 1968. Sắc màu của Tết quanh Hồ Gươm vẫn còn xám xịt. Lác đác vài chục bóng đèn màu mắc trên cành cây ven hồ phía đường Lê Thái Tổ. Áo quần dạo chơi đêm Giao thừa quanh hồ với màu đen là chủ đạo. Phụ nữ chẳng có gì hơn chiếc quần lụa đen hàng ngày. Cả đàn ông đàn bà và thanh niên có mốt chiếc áo khoác bằng vinilon ướt cũng màu đen trùm kín mông.Chẳng phải người ta kém tư duy về mốt. Chỉ là mậu dịch nhập về hàng Tết chỉ duy nhất có thứ vải ấy. Vải vinilon ướt mỏng tang. Nhiều anh chị dạo chơi Giao thừa về nhà mới biết tàn pháo làm cháy vô số lỗ bằng hạt đậu trên chiếc áo diện Tết của mình. Sáng ngày ra chẳng cần hỏi thăm cũng biết cô ấy đêm qua đi chơi Giao thừa trên Bờ Hồ.

Tết 1973 có lẽ là cái Tết bi tráng nhất của người Hà Nội. Không chỉ cái ăn cái mặc thiếu thốn mà Hà Nội còn vừa phải trải qua một cuộc ném bom rải thảm của Mỹ xuống phố Khâm Thiên và vài nơi khác trong thành phố. Ngày Tết nhang khói thắp lên tưởng nhớ những nạn nhân đã bỏ mình trong trận bom ấy. Cả thành phố sực nức mùi hương bảng lảng. Tiếng pháo Giao thừa ý tứ cũng thưa thớt hơn mọi cái Tết đã qua.

2. Không khí Tết bắt đầu náo nhiệt trở lại vào Tết 1976. Khi hai miền Bắc - Nam đã sum họp một nhà. Loáng thoáng đâu đó dưới những mái nhà Hà Nội đã thấy xuất hiện những cành mai vàng chói lọi. Vài cửa hàng mậu dịch trong phố bày bán những quả dưa hấu xanh đen lạ mắt. Thứ hàng hóa chưa từng có trong dịp Tết ở Hà Nội.

Bờ hồ Hoàn Kiếm mắc đèn màu rợp trời lung linh sáng. Pháo hoa lúc Giao thừa bừng nở. Vài gia đình khá giả trong phố nối những bánh pháo kéo dài từ tầng 2 nhà mình xuống sát đất. Những bánh pháo dài ấy làm cho khoảnh khắc Giao thừa kéo dài ra đến hàng tiếng đồng hồ.

Vài năm sau đó, cái chu kỳTết nghèo khó lại quay về với người Hà Nội. Thời bao cấp đã ở vào lúc kiệt quệ. Tiếng pháo Giao thừa thưa thớt. Trẻ con cũng bỏ thú vui nhét trong túi quần vài quả pháo tép cầm que hương đi đốt dạo ngoài phố.

Ngày Tết còn rất ít nhà đủ khả năng luộc cho riêng mình một nồi bánh chưng. Họ gói quáng quàng hai cặp bánh mang sang tổ phục vụ khối phố thuê luộc. Đánh dấu bằng cách thắt nút lạt riêng của mình. Có người cẩn thận còn giắt thêm vào cạnh cặp bánh của mình một chiếc đũa. Lúc vớt bánh ra vẫn nhầm như thường. Duy có một điều lạ, tất cả những người bị trả bánh của người khác đều nói rằng lấy nhầm phải cặp bánh chẳng ra gì. Chẳng biết những cặp bánh “ngon” của họ lạc sang nhà ai? Còn may lúc ấy Hà Nội có phong trào nuôi lợn. Thịt lợn ngoài thị trường tự do tạm đủ cho người Hà Nội ăn Tết.

Thấm thoắt đã vừa tròn 2 con giáp (24 năm), cả nước không còn tiếng pháo Giao thừa. Từ Tết năm Ất Hợi 1996 nhà nước đã cấm hoàn toàn việc sản xuất buôn bán và tiêu dùng pháo nổ. Tết yên bình hơn vì không có những tai nạn thương tâm hay những phiền toái do pháo nổ gây ra. Mùi thuốc pháo hoa bắn ở những nơi công cộng cũng nhiều nhưng không giốngmùi khói pháo xưa.

3. Giờ thì Tết nhất ăn uống ê hề. Có thể nói chưa bao giờ trong vòng hơn một hoa giáp vừa qua cách ăn uống ngày Tết của người Hà Nội lại phong phú đến thế. Đủ hết mọi sản vật ba miền. Từ những tôm hùm, cá song cho đến chim trĩ, thú rừng nuôi nếu muốn đều có thể mang về mâm cỗ nhà mình.

Hóa ra thước đo sức tiêu thụ thực phẩm của dân phố nếu chỉ căn cứ vào những ngày đói khổ là sai hoàn toàn. Khi đủ đầy mới biết cũng chẳng ăn được nhiều như mình nghĩ. Ngày Tết bây giờ có lẽ đắt hàng nhất vẫn là những hoa quả, rau cỏ tươi, con cá đồng, con gà ri chậm lớn…

Ngày Tết bây giờ đã có khá nhiều gia đình trẻ rủ nhau đi chơi xa hoặc rất xa. Những người lớn tuổi vẫn trung thành với mâm cơm cúng ông bà tổ tiên vào chiều 30Tết. Tuổi trẻ cứ bay nhảy đi. Đến già sẽ lại quay về với hồn cốt cỗ bàn Tết nhất Hà Nội mà thôi.

Đỗ Phấn

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.