Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn: Vẽ về thơ Hồ Xuân Hương không hề dễ...

Đâu là ranh giới giữa dung tục và nghệ thuật ở những sáng tác mỹ thuật lấy cảm hứng từ thơ Hồ Xuân Hương? Đó là câu hỏi đặt ra sau triển lãm “Cõi Hồ Xuân Hương” vừa qua.
28/07/2022 11:00

Đâu là ranh giới giữa dung tục và nghệ thuật ở những sáng tác mỹ thuật lấy cảm hứng từ thơ Hồ Xuân Hương? Đó là câu hỏi đặt ra sau triển lãm Cõi Hồ Xuân Hương vừa qua.

Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn - 21 năm 'nặng' mối duyên Kiều

Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn - 21 năm 'nặng' mối duyên Kiều

“Tôi luôn quan niệm rằng, vẽ minh họa "Truyện Kiều" không đơn giản là sự thỏa mãn cá nhân, mà xa hơn, đây là một phương tiện hữu ích cho giáo dục đương thời, thúc đẩy sự sáng tạo trong mỹ thuật, lan tỏa những giá trị văn hóa của "Truyện Kiều" trước thời đại mới” - họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn tâm niệm.

Về vấn đề này, Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trao đổi với họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn, người đã có nhiều năm theo đuổi những nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương, cũng như có nhiều sáng tác mỹ thuật lấy cảm hứng từ tác phẩm của bà. Anh cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng về một số hình ảnh thô thiển ở triển lãm Cõi Hồ Xuân Hương.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn

Mở đầu câu chuyện, họa sĩ Tuấn Sơn cho biết:

- Theo quan điểm của tôi, vẽ là quyền sáng tác của mỗi người. Nhưng, khi nội dung sáng tác lại gán ghép với một thi sĩ được UNESCO tôn vinh như Hồ Xuân Hương, mọi thứ đã bước sang một câu chuyện khác. Đó không còn là vấn đề vẽ cho đẹp, mà phải gắn với sự hiểu biết về một danh nhân văn hóa tầm thế giới.

Thẳng thắn, sự hiểu biết cần có ấy trước hết phụ thuộc vào khả năng chịu đọc của tác giả. Và đọc cũng không đủ - nếu chỉ gói gọn dung lượng trong mấy chục bài thơ mà Bà chúa thơ Nôm để lại. Xa hơn, đó còn là yêu cầu tự học, tự nghiên cứu và bổ sung những kiến thức văn hóa về tư tưởng, quan điểm sáng tác, thậm chí cả về cuộc đời và các mối quan hệ của nhà thơ hay bối cảnh xã hội đương thời.

Tôi chỉ nói một ví dụ đơn giản: Nếu đọc các nghiên cứu, ta sẽ thấy thời Hồ Xuân Hương sống (cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX) là giai đoạn đầy biến động tang thương của dân tộc và cũng là giai đoạn mục ruỗng của nhiều lề thói cũ. Nhưng trong những biến động ấy, rất nhiều thi nhân tài hoa lại xuất hiện, ca ngợi khát vọng yêu thương, tình yêu đôi lứa và truyền cảm hứng đến tận bây giờ. Hiểu điều đó, ta sẽ thấy những bỡn cợt, đùa giỡn trong thơ bà chỉ là bề nổi...

Chú thích ảnh
Tác phẩm “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương” của Lê Lam

* Với cá nhân anh, quá trình tìm hiểu và sáng tác tranh về thơ Hồ Xuân Hương diễn ra thế nào?

- Từ năm 1998, tôi bắt đầu lấy cảm hứng từ thơ Hồ Xuân Hương để vẽ. Đến giờ, tôi vẫn đi con đường ấy theo cách của mình, với việc tiếp tục tìm hiểu và bổ sung những kiến thức cần thiết, trong đó không thể bỏ qua nguồn tư liệu mà những thế hệ nghiên cứu trước để lại. Thực lòng, với tôi, di sản của Hồ Xuân Hương luôn mang lại một nguồn cảm hứng rất lớn để tự đọc, tự học. Đó là một con đường dài, nhưng lại khiến tôi hạnh phúc trước những gì nhận về.

Vẽ về thơ Hồ Xuân Hương cũng vậy. Vững về nghề chưa đủ, người sáng tác cần hiểu về lịch sử mỹ thuật, hiểu về cách tiếp cận của những người đi trước. Tìm hiểu, ta sẽ biết tại sao nhiều họa sĩ thành công trong đề tài này thường chọn phong cách trừu tượng hoặc lập thể. Đơn giản, thơ của bà nói ít gợi nhiều, người sáng tác càng đi sâu theo hướng hiện thực hóa thì càng dể trở nên thô thiển và trần trụi.

Ai cũng rõ, ranh giới giữa sự thô tục và nghệ thuật vô cùng mỏng manh. Và những ai hiểu về hệ giá trị mà thơ Hồ Xuân Hương mang lại thì sẽ tự biết điều chỉnh, hạn chế những yếu tố tưởng như dâm tục của lớp vỏ ngôn từ.

Chú thích ảnh
Tác phẩm “Của Xuân Hương” của Nguyễn Tuấn Sơn

* Trong lịch sử mỹ thuật, đã có nhiều họa sĩ lấy cảm hứng từ thơ Hồ Xuân Hương để sáng tác. Anh có thể chia sẻ cảm nhận của mình về họ?

- Bằng vốn học thuật từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và khả năng thể hiện ngôn ngữ hội họa ấn tượng, cố họa sĩ Bùi Xuân Phái thường sử dụng bố cục chặt chẽ với những nét đen viền rất mạnh và kĩ thuật đè chồng các mảng màu. Đặc biệt, ông chủ động để sót một số lớp màu đậm nhạt khác nhau rất tinh tế… Ngôn ngữ hội họa của cố họa sĩ này rất gần với ngôn ngữ dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương, có sự khỏe khoắn, hồn hậu nhưng lại rất gần gũi thân quen.

Chú thích ảnh
Một tác phẩm lấy cảm hứng từ thơ Hồ Xuân Hương của Bùi Xuân Phái

Hoặc, cố họa sĩ Lê Lam cũng là một người vẽ tranh minh họa thơ Hồ Xuân Hương khá nhiều. Ông sử dụng những trang phục truyền thống như áo yếm, váy đụp, khăn vấn... một cách rất nhuần nhuyễn, cộng cùng những nét vẽ đặc tả khuôn mặt và đôi bàn tay rất đẹp. Dù có phần bị hạn chế về cảm xúc - điều vốn là đặc trưng của tranh khắc gỗ - nhưng Lê Lam vẫn thể hiện rất tốt cái hồn của thơ Hồ Xuân Hương mà không gợi cảm giác dung tục, kể cả khi vẽ những phần nhạy cảm như bầu ngực và phần bụng dưới của nhân vật.

Rồi, Trương Đình Hào - với đặc trưng của một họa sĩ đến từ xứ Kinh Bắc - cũng sử dụng các mảng và tạo hình rất tốt khi vẽ về thơ Hồ Xuân Hương. Tương tự, họa sĩ gốc Việt Nguyễn Minh Thành là người có nhiều dịp tiếp xúc, lĩnh hội kiến thức về thơ Hồ Xuân Hương qua học giả Hoàng Xuân Hãn và cũng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ trừu tượng. Rộng hơn, khi thơ Hồ Xuân Hương được dịch ra nhiều thứ tiếng như Ba Lan, Nga, Anh, Trung Quốc..., các họa sĩ thế giới khi vẽ minh họa cũng thường chọn ngôn ngữ trừu tượng.

Chú thích ảnh

Nhìn chung, các tác phẩm hội họa thành công về thơ Hồ Xuân Hương từ trước tới nay đều có một số đặc điểm chính: Lấy cảm hứng từ thơ của bà để sáng tác, chứ ít khi “phổ” hẳn cho một tác phẩm cụ thể nào. Và họa sĩ cũng thường có sự gợi mở, để người xem tiếp tục suy ngẫm và say mê, chứ không bày hết ra theo ngôn ngữ hiện thực (cười).

* Câu chuyện về triển lãm “Cõi Hồ Xuân Hương” đã khép lại. Dù vậy, anh có thể nêu quan điểm của mình sau sự cố này?

- Anh em trong nghề chúng tôi vẫn nói với nhau: Vẽ chưa tới thì phải đi học thêm. Còn vẽ được rồi thì phải đi đọc thêm. Vậy thôi.

Từ việc hiểu về chủ đề, bố cục, hình khối, cảm xúc cho đến việc hiểu về thơ ca, con người, tinh thần, tư tưởng của một danh nhân văn hóa luôn là chặng đường dài và đòi hỏi nỗ lực tự thân của mỗi người. Chẳng ai trong chúng ta sinh ra đã đủ hiểu biết. Nhưng, hãy bù đắp cho khoảng trống ấy bằng sự sự cầu thị để tìm hiểu, để tự đọc và học từ những người đi trước.

Chú thích ảnh
Một tác phẩm lấy cảm hứng từ thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Minh Thành

Và cuối cùng, là một nhà giáo, tôi cũng mong các họa sĩ nên có thêm ý thức khi sáng tác. Vẽ cho cá nhân, cho bạn bè thì không nói. Còn khi trưng bày tác phẩm trước công chúng, chúng ta hãy nghĩ tới tính giáo dục, cũng như việc thể hiện sự tự trọng và hiểu biết của mình.

*Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện!

Sự cố “Cõi Hồ Xuân Hương”

Gồm 25 bức tranh lấy cảm hứng từ thơ Hồ Xuân Hương, triển lãm Cõi Hồ Xuân Hương của hai họa sĩ Nguyễn Nghiêm Nhan và Nguyễn Quốc Thắng diễn ra tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội từ 21/7. Tuy nhiên, ngày 25/7, Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam đã họp và yêu cầu gỡ bỏ một số tranh khỏi triển lãm. Trước đó, một số ý kiến phản ứng cho rằng một số bức tranh tại đây có sự dung tục, phản cảm.

Cúc Đường (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.