Họa sĩ Bùi Thanh Tâm: Tôi vẽ về "những người điên"
TT&VH có cuộc trò chuyện ngắn với họa sĩ Bùi Thanh Tâm.
* Anh có thể giải thích về cái tên Chào anh Tuấn - Chào anh Tâm? Tại sao lại có sự kết hợp này?
- Các nhân vật của tôi vẫn là cách điệu từ hình tượng rối nước dân gian và mang nụ cười của kẻ điên. Ý tưởng các tác phẩm trước đây xuất phát từ việc gặp gỡ tình cờ của tôi với một ông “đại gia” đã hóa điên - một kẻ điên nhưng rất hiểu biết về cuộc đời.
Còn lần này tôi muốn vẽ về “những người điên” khác: họ là một bộ phận giới trẻ ngày nay, những người tưởng như rất bình thường, với vẻ ngoài được chăm chút nhưng lại sớm “hóa điên” lao vào những cuộc chơi vô bổ. Tôi vẽ họ với khuôn mặt bàng bạc và đôi mắt đỏ ngầu, vô hồn.
Tôi không sử dụng các màu tương phản mạnh như trước mà thay bằng gam màu trầm như không có sắc vậy. Tạo hình nhân vật cũng kỹ lưỡng và mỹ cảm hơn. Tôi không phủ nhận việc mình chịu ảnh hưởng của tranh pop art Trung Quốc.
Tôi còn học tập cách vẽ từ nghệ thuật kinh điển, tranh Phục hưng và nhiều nữa. Nhưng tôi nghĩ, sự học hỏi không phải là sao chép, điều quan trọng là phải biến nó thành cái của riêng mình.
- Tôi không nghĩ đó là may mắn, mà là mình có cái duyên với nghệ thuật. Tôi đã từng thi trượt trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đã từng làm nhiều nghề để có tiền đi học, đã đi chép tranh, vẽ minh họa cho báo để kiếm sống. Đến được với nghệ thuật, tôi đã phải “chịu những điều mà người khác khó chịu”.
Trước kia, có lúc tôi nghĩ hay là mình chẳng có tài năng gì cả. Nhưng cuối cùng tôi đã là một họa sĩ vẽ được tranh và... bán được tranh nữa (cười). Quan niệm của tôi là nghệ thuật phải luôn đi từ gốc thì mới sống lâu được, nếu chỉ bám vào ngọn, có ngày cũng rơi xuống mà thôi.
Trần Hoàng Ngân (thực hiện)