Hỏa hoạn tại chùa Bút Tháp: Đừng để cháy rồi mới... tiếc

Dù “chỉ” cháy một cấu kiện gỗ, vụ hỏa hoạn tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) vẫn khiến giới chuyên môn băn khoăn về một vấn đề đã được đặt ra từ nhiều năm qua: việc ngăn ngừa “bà hỏa” ở những di tích văn hóa, lịch sử.
28/08/2015 05:07

(Thethaovanhoa.vn) - Dù “chỉ” cháy một cấu kiện gỗ, vụ hỏa hoạn tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) vẫn khiến giới chuyên môn băn khoăn về một vấn đề đã được đặt ra từ nhiều năm qua: việc ngăn ngừa “bà hỏa” ở những di tích văn hóa, lịch sử.

1. Vụ cháy nói trên diễn ra vào rạng ngày 21/8, ngọn lửa được phát hiện tại gian giữa của Phủ thờ, nơi đặt tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Sau 15 phút, đám cháy này được dập tắt. Tuy nhiên, chiếc hương án gỗ trong gian thờ (được cho là có niên đại từ thế kỷ 17) bị hủy hoại hoàn toàn.

Đây là chiếc hương án có kích thước trên dưới 1,5 mét mỗi chiều, thuộc kiểu chân quỳ dạ cá, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo tỷ mỷ với đề tài Tứ linh tứ quý. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đây là hương án cổ, quý vào bậc nhất thế kỷ 17 còn tồn tại.

Ngoài hương án, một số cấu kiện gỗ như cột, rui, kèo... trong trong gian thờ này bị ám khói hoặc tổn hại bề mặt ngoài. Đặc biệt, pho tượng cổ của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đặt gần hương án cũng bị cháy xém phần bệ tượng.

Hiện tại, phía quản lý chùa đang đề xuất tạm thời có biện pháp gia cố bệ các cấu kiện gỗ trong gian, để tránh nguy cơ đổ đè lên pho tượng này.


Hương án và khám thờ hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc tại chùa Bút Tháp trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn

Dù chỉ dừng lại ở việc mất đi một cấu kiện cổ, nhưng vụ cháy tại chùa Bút Tháp không khỏi khiến người ta liên tưởng tới hàng loạt vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại các di tích cổ.

Điển hình là các trường hợp của chùa Dơi (Sóc Trăng), đền thờ Lê Lai (Thanh Hóa), chùa Tảo Sách (Hà Nội), phố cổ Hội An (Quảng Nam) hay chùa Hội Sơn (TP.HCM)... Đặc biệt, phố cổ Hội An bị “bà hỏa ghé thăm” 2 lần vào 2 năm liên tiếp (2012 và 2013).

Trao đổi với Thể thao & Văn hóa (TTXVN), các chuyên gia bảo tồn đều khẳng định: Nếu xảy ra hỏa hoạn, rất nhiều di tích cổ hiện nay sẽ rơi vào cảnh... bó tay đứng nhìn.

Điển hình, trong lần cháy di tích cấp quốc gia chùa Hội Sơn năm 2012. Vào thời điểm cháy, các tu sĩ ở đây đành bất lực nhìn ngọn lửa thiêu trụi hậu cung, chính điện, các bức tượng cổ và dòng đại tự “Vạn đức hồng danh” do vua Khải Định ngự ban.

Hoặc gần hơn, khi vụ cháy nhà Lang cổ xảy ra tại Bảo tàng văn hóa Mường (Hòa Bình) năm 2015, nhân viên tại đây đã dùng bình cứu hỏa dập lửa song bất thành. Trong khi đó, xe cứu hỏa lại không thể tiếp cận được vì lối ra vào quá nhỏ và dốc.

2. Theo ông Nguyễn Hoài Nam (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam), trước thực trạng phòng cháy chữa cháy ở các di tích hiện nay, cháy đành... chịu.

Lý do trước tiên của điều này lại đến từ đặc tính chung của các di tích: có nhiều cấu kiện bằng gỗ và quét sơn (dễ bắt lửa), thiết kế có tường bao và phân bố các cụm cấu trúc lệch nhau nên khó có đường vào, cũng như không gian không thật rộng, gây khó cho các xe cứu hỏa. Chưa kể, theo thời gian, phần gỗ tại những di tích này đều rất khô và dễ dàng bắt lửa khi hỏa hoạn xảy ra.

Trong một lần trao đổi với Thể thao & Văn hóa về vấn đề này, GS Ngô Đức Thịnh từng tỏ ra rất lo ngại khi đề cập tới kích thước của các khuôn cửa ra vào trong nhiều di tích. Theo GS Thịnh, do di tích được xây dựng từ những thế kỷ trước, nên việc xe cứu hỏa tiếp cận được hiện trường nếu có cháy lớn luôn là bài toán nan giải.

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, chuyên gia đình làng Việt chia sẻ: Vấn đề không chỉ là chữa cháy, việc phòng cháy ở các di tích hiện nay cũng rất lơ là. Dù rằng ở một số di tích ban quản lý đã hạn chế việc cắm nhiều hương song vẫn có quá nhiều đồ bắt cháy được ào ạt đưa vào các di tích.

Theo ông Bình, những đồ vàng mã, đèn, nến đều được đặt lên các hương án gỗ chứa đựng những ẩn họa với di tích. Bên cạnh đó, hệ thống điện ở nhiều di tích không được thiết kế khoa học và an toàn. “Qua nhiều chuyến điền dã, tôi thấy, việc hệ thống điện đấu lằng nhằng, qua quýt trong những khu di tích tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến chập, cháy” - ông Bình nói.

Quay trở lại vụ hỏa hoạn tại chùa Bút Tháp, theo báo cáo của Sở VH,TT&DL tỉnh, ở thời điểm cháy, trong chùa chỉ có một sãi, cùng 2 cháu nhỏ do nhà chùa nhận nuôi.

Ngoài ra, việc dập lửa cũng được thực hiện bằng phương pháp "thủ công" là... múc nước để dập. Có nghĩa, thay vì quá trông đợi vào sự bảo vệ của những cá nhân đang trực tiếp trông nom di tích, nên chăng ngành quản lý văn hóa cần có sự chủ động ngay từ đầu để tuyệt đối ngăn ngừa khả năng có thể xảy ra hỏa hoạn?

Sơn Tùng - Mỹ Mỹ
Thể thao & Văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.