Hình ảnh người thương binh trong tôi

Ngày 27/7 năm nay, chúng ta kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Đó là ngày để toàn xã hội cùng nhau tổ chức, tiến hành những hành động tri ân các gia đình thương binh,liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng.
27/07/2018 07:25

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 27/7 năm nay, chúng ta kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Đó là ngày để toàn xã hội cùng nhau tổ chức, tiến hành những hành động tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng.

Nhớ hồi năm 1985, trong khu tập thể chúng tôi lan truyền tin anh em trong khu nhập ngũ chiến đấu ở biên giới Vị Xuyên bị thương đã trở về. Bọn tôi lúc bấy giờ mới 16 tuổi, cũng ngấp nghé cái tuổi nhập ngũ, không ai bảo ai buổi tối đều tập trung đến chơi thăm hỏi các anh. Có đứa còn đòi anh thương binh nặng cụt cả hai chân cho phép sờ tay vào chỗ bị thương vẫn còn quấn băng xem cảm giác thế nào…

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết được thế nào là thương binh ngoài đời thực, còn trước đó chỉ xem trên phim ảnh. Thực sự thì cũng chưa cảm nhận được hết sự tàn khốc của chiến tranh nhưng tình cảm dành cho các anh lúc đó là có thật. Các bà mẹ sang thăm thậm chí nước mắt sụt sùi mặc dù đó không phải là con ruột của mình.

Chú thích ảnh
Đại diện lãnh đạo, cựu chiến binh 2 nước Việt Nam - Lào kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sĩ. Ảnh: VOV

Đến khi nhập ngũ vào quân đội, năm 1990,tôi chuyển đơn vị vào tỉnh Bình Dương. Trong một lần học chiến thuật, một cậu bạn quê Thái Bình đã không may vấp phải đầu đạn M79 từ thời chống Mỹ còn sót lại, một tiếng nổ gây nên một vết cắt ngang mắt cá chân phải làm tất cả giật nảy người. Anh em cõng đi viện cấp cứu, rồi cậu bạn trở thành bệnh binh phải trở về quê với cái chân bị thương.

Chính vì vậy, sau khi xuất ngũ trở về, khi gặp những anh thương binh hoặc đến chơi những gia đình có thân nhân là liệt sĩ, gia đình thương bệnh binh, tôi luôn luôn bày tỏ sự tôn kính, sự sẻ chia, quan tâm tận đáy lòng. Họ đã đóng góp xương máu vào công cuộc giải phóng đất nước, giành lại hòa bình cho mọi người, và góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Một điều mà tôi nhận thấy trong rất nhiều lần tiếp xúc với các anh thương binh, đó là các anh luôn luôn yêu mến cuộc sống. Rất nhiều người tâm sự rằng họ phải sống cho cả những người đồng đội đã mãi mãi ra đi không trở về. Các anh dường như ý thức được sự may mắn của bản thân cũng như thấu hiểu mức độ ác liệt của chiến tranh cho nên luôn nhìn thấy giá trị của cuộc sống đời thường.

Tôi nhớ những năm 1980, tạp chí Văn nghệ quân đội có đăng truyện ngắn Người không có tên trong từ điển mà bây giờ tôi cũng không nhớ tác giả. Đại ý câu chuyện kể về một người lính có tên là Trần Trọng Chình (Chình viết là “Ch” chứ không phải là “Tr”). Anh đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh.

Khi giấy báo tử chuyển về địa phương, anh cán bộ chính sách thấy tên như vậy bèn sửa lại thành Trình và ghi vào tấm bằng Tổ quốc ghi công. Anh cán bộ lý giải rằng trong từ điển không có từ “chình”, chỉ có “trình bày”. Ông bố của Chình dứt khoát không nhận tấm bằng đó và đề nghị đổi lại. Ông nói rằng, các anh phải ghi đúng tên con tôi để mọi người biết đúng con tôi là liệt sĩ, vợ tôi sinh nó khi đang “chình” lại cái hồi nhà.

Lời qua tiếng lại, ông chủ tịch huyện sau khi biết chuyện đã gọi anh cán bộ chính sách lên và mắng: Con trai bác ấy hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bác ấy còn không tính toán, có mỗi cái việc viết lại cho đúng tên mà các anh cũng hạch sách bà con. Như thế còn ra thể thống gì nữa…như thế liệu có ai còn yên tâm ra trận?!

Kể lại câu chuyện trên để nói rằng, các chính sách của Nhà nước và các hoạt động tri ân mà chúng ta làm vào dịp 27/7 hàng năm dù có tốt hơn so với trước đây nhưng cá nhân tôi cho rằng…vẫn không thể bù đắp được hết sự hy sinh, mất mát của các gia đình có thân nhân là liệt sĩ, thương bệnh binh. Hãy thực sự chia sẻ không chỉ là vật chất mà phải cả về mặt tinh thần, không chỉ có riêng ngày 27/7 mà có thể là bất kỳ dịp nào trong năm chứ không cố định. Và trên hết hãy thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với các liệt sĩ, các thương bệnh binh đúng với tinh thần đạo lý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

Chủ tịch nước ký quyết định tặng quà người có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Chủ tịch nước ký quyết định tặng quà người có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa ký Quyết định số 1330/QĐ-CTN về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) cho người có công với cách mạng.

Đào Quốc Thắng

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.