Hà Đình Cẩn - Tác giả những bài Tiếng Việt về rừng và biển

Văn Hà Đình Cẩn được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt các lớp 3, 4, 5 là các trang trích từ những tác phẩm đầu tay của ông - ký sự “Quần đảo san hô” (1979) và tập truyện ngắn “Vùng rừng âm vang” (1980). Nhìn từ nguồn trích dẫn, và nội dung bài trích, có thể nói, Hà Đình Cẩn thuộc danh sách các tác giả đem rừng và biển vào những bài học tiếng Việt đầu tiên của học sinh lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.
30/09/2020 19:05

(Thethaovanhoa.vn) - Văn Hà Đình Cẩn được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt các lớp 3, 4, 5 là các trang trích từ những tác phẩm đầu tay của ông - ký sự “Quần đảo san hô” (1979) và tập truyện ngắn “Vùng rừng âm vang” (1980). Nhìn từ nguồn trích dẫn, và nội dung bài trích, có thể nói, Hà Đình Cẩn thuộc danh sách các tác giả đem rừng và biển vào những bài học tiếng Việt đầu tiên của học sinh lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Gặp lại các tác giả được đưa vào SGK (Kỳ 25): Hoài Vũ – đau đáu về một 'miền xanh'

Gặp lại các tác giả được đưa vào SGK (Kỳ 25): Hoài Vũ – đau đáu về một 'miền xanh'

Nói đến nhà thơ Hoài Vũ, có thể ít người biết, nhưng nói đến bài hát Vàm Cỏ Đông thì ngược lại. Vàm Cỏ Đông là bài hát mà nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ bài thơ cùng tên của Hoài Vũ. Bài hát với lời thơ của Hoài Vũ đã đi vào lòng người yêu nhạc nhiều thế hệ…

1. Tập ký sự Quần đảo san hô của Hà Đình Cẩn được giải Nhất cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức (1976 -1979). Từ sách này, nhóm biên soạn giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, bộ cũ, (đang dùng cho các lớp 2 , 3, 4, 5) chọn đưa vào tr.108 sách Tiếng Việt 3 (tập 1), bài Cá heo ở vùng biển Trường Sa:

“Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đó đang tập bơi. Một người kêu lên: "Cá heo!". Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: "A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào tàu sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng:

- Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé!

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngay lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng”.

Sách chỉ yêu cầu các em học theo nhà văn cách bỏ đúng chỗ những dấu chấm than và chấm hỏi. Nhưng người dạy giỏi, làm sao dạy mà như kể các bé nghe, rồi hiểu những dấu cảm, dấu hỏi ấy được bắt đầu từ sự cưng nựng, nhún nhường, chu đáo, trân trọng của anh lính thủy đối với những chú cá heo, những người bạn biển xanh của mình. Với câu chuyện loài người và loài vật rất dễ thương trên, thì sau các tri thức ngữ pháp, ngữ văn, gợi được chút gì nhân văn với các bé tiểu học thì đấy là thành công lớn của người dạy! Là tri âm, đồng cảm với tác giả Hà Đình Cẩn!

Chú thích ảnh
Nhà văn Hà Đình Cẩn

Ở trang 144 sách Tiếng Việt 5 (tập 1), Hà Đình Cẩn kể một chuyện lạ đường rừng, chuyện Thôn Chư Lênh đón cô giáo trích từ sách Vùng rừng âm vang. Trong truyện, nhân vật nữ chính “Nhận con dao mà già trao cho nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột”, khắc sâu lời thề khai sáng với buôn làng. Đẹp như một nhân vật anh hùng trong các trường ca Tây Nguyên, cô giáo Y Hoa cầm dao mở đường, mở trường cho buôn làng. Để rồi khi Y Hoa xuống bút viết những chữ đẹp cho bài học đầu tiên thì truyện kết trong tiếng hò reo tôn vinh đạo học, tôn vinh chữ nghĩa: “Ồ! Chữ cô giáo này! A, chữ, chữ cô giáo!”.

Cá heo ở vùng biển Trường Sa mềm mại, uyển chuyển, thoáng đãng như bài thơ văn xuôi, Thôn Chư Lênh đón cô giáo uy nghi, quyết liệt như một hồi kịch mà mâu thuẫn được cởi bằng một vĩ thanh là lời nói như hát của dàn diễn viên quần chúng. Viết ký, viết truyện mà được những trang như thế cho sách giáo khoa là vì Hà Đinh Cẩn trong đời văn của mình đã thử bút ở cả kịch, thơ và có nhiều thành công!

2. Hà Đình Cẩn làm thơ như là cách đẩy những từng trải của mình, nếu chưa đủ thăng hoa trong văn xuôi, thì thăng hoa ở thể loại rất chắt lọc, rất chưng cất này. Chắt, chưng để cô lại tới mức có được những chữ thơ, nhỏ hơn một từ, chỉ còn là một mẫu tự, một chữ cái, một giọt chữ: Tiếng có là tôi/ Giữa đội hình tiểu đội/ Mười hai tiếng có là A/ Ba mươi sáu tiếng có là B/ Một trăm hai mươi tiếng có là C/ Khối tiếng có hóa quân cờ/ Trên bản đồ chiến dịch. (Người lính, tr.7 tập thơ Ngày đi qua, NXB Hà Nội 2010)

“Khối tiếng có” xếp bằng những cá nhân đã đồng phục lại vô danh cứ ngày một nhiều, 12 rồi nhiều hơn, 36 nhiều hơn nữa 120… dòng chảy chiến tranh đổ nhưng cá nhân ấy vào các khuân đúc đơn vị A, B, C… Chiến tranh buộc người lính, cởi tên riêng, gửi tên riêng cho cấp chỉ huy, rồi tất cả được điểm danh và tự xướng danh, giống nhau: Có! Có! Có! Họ đã làm theo khúc quân hành từng đồng thanh một thời: “Vì nhân dân quên mình…”.

Nếu soi bài thơ dưới ánh vàng lung linh của đài tưởng niệm Bắc Sơn ngoài quảng trường Ba Đình, bên Hoàng thành Thăng Long, thì ánh sáng tri ân ấy, sẽ soi rõ hơn cách hiểu bài thơ - trong tiếng Việt, khi chữ “người lính” đồng nghĩa với chữ vô danh, thì đấy là một chữ đẹp!

Còn chữ đẹp, dáng đẹp khác, sáng bừng một đêm nơi các anh “Có” binh nhất, binh nhì đang ra trận: “Phố ga/ Anh từng qua/ Thời lính sư đoàn chủ lực/ Súng ống mới toanh/ Tràn trề sức vóc/ Chỉ câu chuyện tình còn bỏ trống cuối trang thư” nhưng, một cô hàng rong tiên nữ đã kịp xuất hiện: “Chuyện như thực như hư/ Cả vạn quân lên tàu không ai đưa tiễn/ Chỉ cô bé bán hàng rong chợt đến/ Với chiếc khăn xanh em đứng vẫy cả đoàn người”. (Phố ga, tr.71, tập thơ Ngày đi qua).

Từ thời chiến khác thường, trở về với hòa bình thường nhật, nhân vật trữ tình trong thơ Hà Đình Cẩn không mất đi sự lãng mạn nên có, cần có. Đó là những người công nhân làm đường, biết “Bay trong mây, bước qua các đỉnh núi”, vì thế họ không “mặc kệ nó” khi thấy “Hoa đành chết già trên vách cao” vì “Bậc đá trong mây, ong bướm không tìm đến”, họ mở công trường như mở một không gian nghệ thuật để: “Cả ngàn chàng trai nhận lời nhắn gửi/ Yêu em đừng sợ núi ngăn đường, Các chàng treo người lên vách dựng/ Mở đường như tác tượng/ Con đường hiện dần trên đá đẫm mồ hôi”.

(Lời anh công nhân duy tu đường Mã Pí Lèng, tr.39 tập thơ Ngày đi qua).

Biết “mở đường như tạc tượng” thì đá núi cũng kính nể, cũng “toát mồ hôi” khi chiêm ngưỡng!

3. Mãi sau này tôi mới biết tác giả Hà Đình Cẩn khi dạy văn ông trong sách giáo khoa, nhưng trước đó đứa em tên Kim Cúc của tôi đã thành nhân vật trong bài bút ký Cánh buồm trong rừng tràm ông in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội từ 1978!

Chú thích ảnh
Bài “Thôn Chư Lênh đón cô giáo” của Hà Đình Cẩn trong sách “Tiếng Việt 5” (tập 1)

Những ngày ấy tôi đã lên thăm em tôi khi nó đóng quân, cùng đồng đội gieo cấy trên cánh đồng mênh mông dưới chân dãy Thất Sơn trong tứ giác Long Xuyên, được nó đãi món canh cải cá rô đồng nấu lối Bắc, gỡ cá lấy thịt rồi đâm, giã xương cá trong một cái nón sắt quân dụng đã lỗi thời. Vậy là tôi có ti tí từng trải với chính tác giả mà tôi đang giới thiệu. Ông viết về em tôi như thế này:

“Cô gái ấy là Kim Cúc. Một tiểu thư con gia đình giàu có của Sài Gòn trước năm 1975”. “… ngày bộ đội kéo vào giải phóng thành phố, Kim Cúc đang học đại học…”. “Tiểu thư Kim Cúc đẹp, dịu dàng, cả ngày có nụ cười thật xinh trên môi”. Nhưng người đẹp áo lính nhà tôi, theo tường thuật trực tiếp của Hà Đình Cẩn tại trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang hôm ấy: “… đang tắm cho con trăn to cỡ cột nhà, 62 kilogam”. “Được cô gái đổ nước lên mình, trăn khoái quá vùng vẫy cứ chực lao đi. Cô giữ lại, con trăn càng vùng vẫy, rồi như bực tức nó cuộn một vòng quanh cô gái”.

Không chỉ thuộc, viết hay về người lính, Hà Đình Cẩn còn nhiều trang thú vị, dựng rất có thần, chân dung những trí thức, những văn nghệ sĩ Việt Nam. Ông viết về Võ Nguyên Giáp, Hữu Loan, Ma Văn Kháng, Tào Mạt, Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Ngọc Cảnh, Pờ Sào Mìn… Ở bức văn Ngẫu hứng chèo trong tập búy ký Theo tháng năm đi (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2019), Tào Mạt sống thật tròn vai người.

Hà Đình Cẩn nhìn thấy trong Tào Mạt người anh văn nghệ tài hoa, thương em Phạm Tiến Duật, người anh hào phóng nhường em bộ sa lông gỗ quý tỉnh Thanh tặng mình. Quà quý hiếm mà cách cho thân tình, ông nói với cô giáo Vân, bà Phạm Tiến Duật, như nói với em dâu: “Cho bọn trẻ con ra khiêng bộ ghế vào nhà, để Tết khách đến chơi còn có chỗ ngồi, chứ bệt à?”. Lại còn tặng thêm bài thơ Xuân chữ Hán tức hứng, xuống bút tại trận mà bừng bừng chất lính: “Tàn Đông Xuân vị đáo thi gia/ Táo lãnh, bình không nội diệc ca/ Hốt kiến hủ tường tân lịch ảnh/ Biên phòng chiến sĩ thưởng đào hoa (Đông tan nhưng trong nhà thi sĩ Xuân chưa đến/ Bếp còn lạnh, chai hết rượu, chỉ có lời ca cẩm của người vợ/ Chợt nhìn thấy tờ lịch mới treo trên bức tường cũ/ Nơi biên giới, người chiến sĩ đang ngắm hoa đào).

Sách giáo khoa đang được làm mới, nhưng dù mới đến đâu thì trong sách vẫn cần có những người lính đầu bạc, người lính nghệ sĩ như Hà Đình Cẩn, kể lại với người học những từng trải núi cao, biển rộng của mình!

(Còn tiếp)

Vài nét về nhà văn Hà Đình Cẩn

Nhà văn Hà Đình Cẩn sinh 1945, là hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Ông nhập ngũ 1965, từ người lính bộ binh trở thành phóng viên mặt trận của báo Quân đội Nhân dân. Sau khi giải ngũ ông từng làm việc ở Tạp chí Sân khấu, NXB Sân khấu, Tạp chí Hồn Việt… Tác giả Hà Đình Cẩn đã xuất bản hơn 20 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, và nhận nhiều giải thưởng văn học, sân khấu… Hiện ông sống và viết tại TP.HCM

Lê Cát Quế

Tin cùng chuyên mục

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Ngày 18/12, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.