Gìn giữ phong tục Lễ hội ăn mừng lúa mới của đồng bào Raglai, T'rin

Lễ ăn mừng lúa mới của một số đồng bào dân tộc thiểu số như Raglai, T'rin... ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa là một trong những lễ hội dân gian với nhiều nét đẹp dân tộc được đồng bào và chính quyền nơi đây giữ gìn, phát huy.
04/11/2023 08:17
TTXVN

Lễ ăn mừng lúa mới của một số đồng bào dân tộc thiểu số như Raglai, T'rin... ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa là một trong những lễ hội dân gian với nhiều nét đẹp dân tộc được đồng bào và chính quyền nơi đây giữ gìn, phát huy.

Nét đẹp Lễ ăn mừng lúa mới 

Trước khi diễn ra Lễ ăn mừng lúa mới, người đồng bào dân tộc thiếu số ở Khánh Vĩnh thực hiện tuần tự các bước trồng lúa rẫy. Khi mưa xuống, đất mềm và tơi hơn, bà con lấy những hạt lúa giống đã tuyển chọn gieo vào đất. Nhờ sương trời gió núi, những giống lúa vươn mình nảy mầm xanh rồi đơm bông, kết thành những “hạt ngọc” to, chắc nịch; khi nấu chín có mùi thơm đặc trưng đại ngàn.

Lúa rẫy không cày bừa như lúa nước, chỉ có người đàn ông đi trước đào lỗ, người phụ nữ bỏ hạt lúa xuống rồi lấp đất lại. Mùa thu hoạch đến, lúa chín vàng ươm cả những vạt đồi. Người trong buôn làng đổi công cho nhau để thu hoạch lúa nên thời vụ diễn ra rất nhanh. Họ dựng chòi trên rẫy, thay phiên nhau tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi. Cây lúa sau thu hoạch, tự mục thành phân bón cho các cây keo trên triền đồi. Lúa được phơi khô, người đồng bào chọn những hạt lúa to, căng tròn phơi khô cất giữ trong ống lồ ô làm giống cho vụ sau và tiến hành ăn mừng lúa mới.

Gìn giữ phong tục Lễ hội ăn mừng lúa mới của đồng bào Raglai, T'rin - Ảnh 1.

Lễ hội ăn mừng lúa mới của đồng bào Raglai. Ảnh: Internet

Lễ ăn mừng lúa mới được tổ chức vào khoảng tháng 3, tháng 4 hằng năm khi tiếng sấm vang lên với quan niệm bắt đầu khai thông đất trời, âm dương giao hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc. Để chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng nhất trong năm này, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số được giao nhiệm chuẩn bị đồ cúng lễ, đàn ông sẽ dựng cây nêu, sửa sang nhà cửa đón ông bà, tổ tiên về. Không khí đón mừng lúa mới rộn ràng khắp buôn làng và trong mỗi căn nhà sàn của đồng bào.

Lễ hội ăn mừng lúa mới được tổ chức quy mô tùy thuộc vào việc gia đình thu hoạch mùa vụ trúng hay mất mùa. Trước hết, người lớn trong nhà lên rẫy (chọn rẫy tốt nhất) làm lễ cúng thần lúa, xin rước thần lúa về nhà. Lễ cúng này đơn giản, lễ vật chỉ cần trầu cau, cơm, trứng luộc và rượu. Sau khi cúng, mọi người cùng nhau tuốt lúa, làm sạch cho vào gùi và rước thần lúa về nhà.  

Trong lễ chính ăn mừng lúa mới, bà con thường tổ chức linh đình, rộn ràng, những gia đình được mùa to, cúng lớn tổ chức tại nhà dài. Đối với những gia đình làm lễ lớn, bà con trong thôn sẽ giúp chuẩn bị gạo, nếp, rau củ, nấu nướng và món canh bùi - món ăn truyền thống không thể thiếu. Canh bùi có nguyên liệu từ gạo của lúa mới và lá cây bột ngọt giã nhuyễn, nấu chung với rau xắt nhỏ, khi chín sền sệt, có mùi vị béo, thơm của gạo, ngọt của rau.

Các vật lễ được chuẩn bị trước đó sẽ được thầy cúng sắp đặt và cúng với các nghi thức rất long trọng trước sự chứng kiến của gia đình, bà con. Những bông lúa giống được treo ở cây nêu trong những ngày diễn ra lễ hội. Sau phần lễ, chủ nhà thường bưng chén rượu đến mời từng người. Mọi người chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Lễ ăn mừng không thể thiếu những điệu múa của những cô gái dân tộc. Thanh niên trong làng còn đốt lửa trại, cùng nhau ca hát, nhảy múa.

Gìn giữ phong tục Lễ hội ăn mừng lúa mới của đồng bào Raglai, T'rin - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Giữ gìn truyền thống dân tộc

Trước thực tế canh tác lúa nước hiệu quả cao, phong tục canh tác lúa rẫy của đồng bào thiểu số giảm dần, việc tổ chức lễ ăn mừng sau khi kết thúc vụ mùa lúa rẫy không còn nhiều. Vì vậy mới đây, UBND huyện Khánh Vĩnh đã tổ chức phục dựng Lễ hội ăn mừng lúa mới của người dân tộc Raglai - nằm trong Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn  2021-2025 trên địa bàn.

Bà Ca Tông Thị Mến, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh chia sẻ, Lễ phục dựng ăn mừng lúa mới của dân tộc Raglai sẽ góp phần hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Mục tiêu hướng tới vừa bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc vừa khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch, nâng cao đời sống của nhân dân.

Theo bà Ca Tông Thị Mến, phong tục ăn mừng lúa mới có từ lâu trong đồng bào dân tộc thiểu số, là cách bà con tạ ơn Giàng (trời), đất, tổ tiên, các vị thần đã phù hộ cho họ có một vụ mùa bội thu. Người Raglai tin rằng, thế giới tự nhiên có nhiều vị thần và trong các nghi lễ liên quan tới đời người, tới cây lúa mẹ, Giàng chính là hồn lúa mẹ, là đức siêu nhiên tối cao có sức mạnh tác động đến sản xuất và cuộc sống của họ. Tết đầu lúa hay nghi lễ mừng lúa mới của bà con Raglai gắn với tập tục đón rước Giàng, đón hồn lúa từ rẫy về ăn Tết cùng gia đình và cầu mong hồn lúa phù hộ giúp đỡ gia đình một năm dồi dào sức khỏe, làm ăn khấm khá.

Theo những những già làng Raglai ở huyện Khánh Vĩnh, nghi lễ cúng lúa mới chính là sự thể hiện lòng biết ơn “hồn lúa” đã sinh sôi nảy nở, ban lương thực nuôi sống con người. Người Raglai thường tổ chức nghi lễ mừng lúa mới mang tính chất đại gia đình là để bày tỏ biết ơn bà con trong buôn làng đã hỗ trợ, giúp đỡ gia đình họ trong sản xuất, thu hoạch vụ mùa trong năm.

Theo Nhà nghiên cứu dân gian Ngô Văn Ban (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), nói lễ ăn mừng lúa mới của người dân tộc Raglai là Tết nhưng không phải là Tết theo phong tục của người Kinh. Lễ ăn mừng diễn ra chính thức trong 3 ngày, đánh dấu một vụ mùa đã qua. Lễ ăn mừng có nhiều nghi thức cúng tế, cúng Giàng, các vị thần như thần lúa, thần bắp… đã cho họ sự ấm no. Ngày thứ ba trong lễ hội, đồng bào tiếp tục lên rẫy dọn dẹp cho vụ mới. Ý nghĩa sâu xa của lễ ăn mừng lúa mới của người đồng bào là tạo lương thực từ đời này sang đời khác. Việc phục dựng Lễ hội ăn mừng lúa mới của người dân tộc Raglai không chỉ bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dân tộc mà còn có thể phổ biến cho nhân dân trong tỉnh và du khách biết về phong tục của người dân Khánh Vĩnh.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.