Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Bút Ngữ - 'Chẳng mưa từ chín tầng mây…'

Trong tuyển tập "Giải nhất văn chương" (NXB Hội Nhà văn, 1998) ở trang ghi danh sách những người được giải cuộc “Thi ca dao 1961 tuần báo Văn học” có tên Bút Ngữ. Bài ca dao được giải của Bút Ngữ được tuyển vào sách Tiếng Việt 2 (tập 2, NXB Giáo dục, 1996).
15/12/2021 18:30

(Thethaovanhoa.vn) - Trong tuyển tập Giải nhất văn chương (NXB Hội Nhà văn, 1998) ở trang ghi danh sách những người được giải cuộc “Thi ca dao 1961 tuần báo Văn học” có tên Bút Ngữ. Bài ca dao được giải của Bút Ngữ được tuyển vào sách Tiếng Việt 2 (tập 2, NXB Giáo dục, 1996).

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Bể rộng sông dài trong thơ Trần Ninh Hồ

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Bể rộng sông dài trong thơ Trần Ninh Hồ

Trong bộ sách giáo khoa "Tiếng Việt" hiện hành cấp tiểu học, bài tập đọc của nhà thơ Trần Ninh Hồ được dạy ở cả lớp 3 và lớp 5. Dạy 2 lần 1 bài là chuyện xưa nay hiếm! Được như thếvì bài là một truyện hay!

Năm 2007, lịch treo tường in chung giữa NXB Giáo dục và NXB Chính trị Quốc gia, ở tờ lịch 23/3/2007 - ngày Khí tượng Quốc tế in 2 câu kết của bài được giải: “Chẳng mưa từ chín tầng mây/ Thì mưa từ những bàn tay con người”.

Từ 1953, ở tuổi ngoài 20, Bút Ngữ đã là cây bút tác chiến nhanh của làng văn nghệ Thái Bình, ông sáng tác ca dao, diễn ca, tấu, viết lời cho các điệu hát xẩm, hát chèo… rồi tự tay in bột gửi về các huyện, khích lệ quân dân tham gia cuộc kháng chiến 9 năm. Vậy mà, năm 2019 ở tuổi bát tuần có lẻ, ông còn trình làng tập thơ Thiếu nữ lên chùa! Và năm nay, lão ông 90 xuân Bút Ngữ, vẫn sáng tác, vẫn nói bằng lời ngòi bút, ông đang chờ ngày ra mắt tiểu thuyết mới.

Mượn tiết điệu xưa làm bài đồng dao mới

Bài ca dao vào giáo khoa, lên lịch là bài Làm mưa:

“Bước lên đồng trên/ Thấy con sông mới/ Bước xuống đồng dưới/ Thấy con kênh đào/ Bước ra đồng sau/ Thấy máy bơm nước/ Bước ra đồng trước/ Thấy guồng đang quay/ Chẳng mưa từ chín tầng mây/ Thì mưa từ những bàn tay con người”.

Chú thích ảnh
Nhà văn Bút Ngữ

Học trò lớp 2 ngày ấy, nhất là những em ở vùng nông thôn đọc bài này, hào hứng lắm vì bài học mà giống như bài hát của trò chơi Xúc sắc xúc sẻ: “Bước lên giường cao/ Thấy đôi rồng ấp/ Bước xuống giường thấp/ Thấy đôi rồng chầu/ Bước ra đằng sau/ Thấy nhà ngói lợp/ Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm…”.

Bút Ngữ đã mượn những chữ chủ âm, mượn tiết điệu xưa để làm bài đồng dao mới. Cái mới từ những người nông dân muốn thay trời làm mưa! Mong muốn của những nhân vật thơ ca đang “bước” thoăn thoắt kia có vẻ “duy ý chí”? Nhưng biết làm sao, không “duy” thì đói vì hạn hán sẽ đốt cháy thóc lúa! Cho nên phải bày thế trận cứu hỏa. Có trước - sau, trên - dưới bọc lót, che chở! Có “đào”, có “tát”, có “quay”! Có đăng đối trong không gian 4 phía, có liên thanh động từ để sau 40 âm tiết chia thành 10 nhịp tứ tự dồn dập, thơ tới được cao trào, và vút lên một thách thức, một tin tưởng: “Không mưa từ chín tầng mây/ Thì mưa từ những bàn tay con người”.

Thơ tứ tự đang vun vút hàng dọc, bỗng chuyển hàng ngang lục bát để dứt khoát “không … thì…” Dứt khoát được, là vì, trời chỉ có 9 tầng cao mà mỗi người nông dân những 10 ngón tay! Và họ đoàn kết để mười thành trăm, trăm thành nghìn…

Trong nền văn minh lúa nước, đề tài “mưa” là một thách thức để các tác gia dân gian và bác học cùng đua tài. Nếu ca dao có nhân vật chắp tay: “Lạy trời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống/ Lấy ruộng tôi cầy/ Lấy đầy bát cơm/ Lấy rơm đun bếp” thì thần thoại để ông cóc tía gõ trống kiện trời, giúp con cóc bé tí, lớn vụt lên, cao hơn thiên đình: “Con cóc là cậu ông trời/ Ai mà đánh nó thì trời đánh cho”, và bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương làm cơn mưa thất ngôn bát cú thật ngang ngược: “Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa/ Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve/ Mải việc làm ăn quên cả mệt/ Dạng hang một lúc đã đầy phè”.

Ngay trong cuộc thi ta nhắc trên kia, nếu Bút Ngữ đáo để với ông trời, thì Ngô Văn Phú tha thướt, thơ mộng! Trong thơ, giữa đất và trời, mấy cô thôn nữ đẹp như các nàng tiên: “Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây/ Mấy cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về làng”.

Chú thích ảnh
Bài “Làm mưa” của Bút Ngữ trong sách “Tiếng Việt 2” (tập 2)

Người viết sử bằng thơ và tiểu thuyết

Thái Bình, quê Bút Ngữ, nằm bên quốc lộ số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng. Bằng con mắt của người làm thơ, Bút Ngữ thấy con đường hóa thành nét bút nối chiến tranh với hòa bình, hôm qua và hôm nay, hy sinh cùng thụ hưởng… những quan hệ có tính triết học ấy, lại hiển hiệt sinh động cụ thể trên con đường nối đất quê dưới chân mình với tít tắp trời xanh:

“Một đồng chí qua đường/ Một nấm mồ mới mọc/ Hai đồng chí qua đường/ Hai nấm mồ mới mọc…// Anh du kích Đường 5/ Lần mò trong gió buốt/ Tiếng cú rúc đêm sương/ Tiếng vợ ai thầm khóc/ Thần chết đón ngang đường…/ Nghĩ gì - Anh vẫn bước// Dậy đất một tiếng bom/ Lật tung đoàn tàu giặc/ Đồng lúa ven Đường 5/ Thêm nấm mồ mới mọc// Một chặng đầu Đường 5/ Một nhà máy mới mọc/ Hai chặng giữa Đường 5/ Hai nhà máy mới mọc// Ngày ngày máy tỏa khói/ Dệt những tấm màn xanh/ Từ lưng trời lướt tới/ Nhẹ phủ nấm mồ anh” (Anh du kích đường 5 - trích tập thơ Trên rừng hoa ban in chung với Ngọc Minh, NXB Văn học, 1962).

Nhà thơ Minh Huệ (1927 - 2003) có lời bình: “Bài thơ có tư tưởng tính tốt, có chủ đề rõ ràng, kiến trúc gọn, giản dị mà chắc, cấu tứ tròn trĩnh, có tìm tòi, có chọn lọc, không khí bài thơ gợi lên được không khí chiến đấu âm thầm, gian khổ và dũng cảm của những người du kích địch hậu”.

Bút Ngữ là người viết tiểu thuyết lịch sử rất có nghề, theo nhà phê bình văn học Nguyên An: "Điều đáng ghi nhận như là một thành công của Bút Ngữ ở tác phẩm Cần Vương Đông Du là cách viết, cách dựng tiểu thuyết, là mạnh dạn khắc họa tính cách nhân vật qua đối thoại và mô tả dáng vẻ bề ngoài, rất phù hợp với không gian lịch sử, bối cảnh xã hội quá khứ, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật. Gợi ra được vẻ kỳ vĩ và hùng tráng, có bi ai mà quật cường…”.

Không chỉ ghi chép, Bút Ngữ chính là người góp phần làm nên lịch sử văn học tỉnh Thái Bình thời hiện đại. Nhà văn Kim Chuông, kể trong Văn chương và bạn văn (NXB Hội Nhà văn):

Vào những năm 1970 - 1971, ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lúc ấy đang là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình, bàn với nhà văn Bút Ngữ Thái Bình đâu chỉ “lúa”? Thái Bình đất văn chứ. Một trăm mười một vị tiến sĩ có bia trong Văn Miếu! Thế là, Bút Ngữ, nhà văn đang phụ trách tờ báo của tỉnh, được cử giữ vai trò “thủ lĩnh”, đứng đầu nhóm người sáng lập Hội văn học nghệ thuật.

Đất nước đang chiến tranh ác liệt, đi lại khó khăn. Xe không. Đường xa. Bom đạn địch bất thường. Bút Ngữ khi một mình. Khi đôi ba người, vai đeo túi vải, khi guồng xe đạp, lúc nhảy xe đò mải mê về các vùng để tìm người lập Hội. Bùi Công Bính từ Việt Bắc. Nguyễn Khoa Đăng ở một trường Vũ Thư. Võ Bá Cường ở huyện đảo Cẩm Phả. Đức Hậu đào than ở mỏ. Sau nữa, Hà Văn Thùy, Lê Bính rồi nhà thơ Hoàng Tố Nguyên, quê Gò Me, Nam bộ… Nhà văn Tô Hoài biết việc này ông động viên, bằng cách nói chuyện nghề văn: "Tác phẩm của Bút Ngữ, là những truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử về sông nước, đồng ruộng. Bút Ngữ đã khơi dòng cho một lực lượng mới”.

Chú thích ảnh
Nhà văn Bút Ngữ trong buổi gặp mặt với nhà văn Kim Chuông và nhóm Văn Búp tháng 8/2018. Ảnh: Internet

Ông thầy văn chương hiền lành, sâu sắc

Bút Ngữ từng là “hiệu trưởng” trường viết văn “Bút trên cành” dành cho thiếu nhi Thái Bình, với 4 khóa đào tạo kéo dài 20 năm từ Hè 1976 tới Hè 1996. Học sinh các lớp này tham gia 13 cuộc thi do Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức, nhằm hưởng ứng cuộc vận động thiếu nhi viết vẽ của Tổ chức UNESCO và báo Sự thật thiếu niên Liên Xô, hoặc do Ủy ban Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Bộ Giáo dục, Tổng cục Bưu điện Việt Nam phát động. Những năm ấy các em ở Thái Bình nhận được 56 giải cá nhân và 5 giải đồng đội. Trong số giải cá nhân có tới 10 giải A và 13 giải B. Các em còn có 7 tranh được chọn vào Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 8 bài văn thơ và bức tranh được in hoặc trưng bày tại Liên Xô, Ấn Độ, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức…

Một học sinh giỏi của trường này, ngày ấy, người chiếm giải cao trong cuộc thi viết thư năm 1988 - chuyên gia ngôn ngữ Hán - Nôm Chu Xuân Giao nhớ lại:

“Mãi sau này, khi tốt nghiệp đại học rồi, về thăm ông, mới vỡ ra, ông có vốn Hán văn không xoàng. Ông viết được bút lông. Do mình mải du lãng, còn thầy một dạo vào Nam với người con trai, nên tới cả 20 năm, 2 thầy trò không gặp nhau. Mở cổng để tôi vào nhà là chị B., con gái thầy. Tôi không xưng tên, chỉ nói là học trò. Tôi đi vội lên tầng 2. Tôi xúc động thực sự, trước mắt mình, thầy vẫn rất khỏe qua sắc mặt và dáng ngồi. Tôi cúi thấp chào thầy. Thầy lúc ấy đã quay sẵn ra phía cửa như chờ đợi, và nói: "Giao đấy à"! Xúc động đến ngỡ ngàng! Vậy là thầy vẫn nhận ra tôi. Thầy bảo, vẫn với nhịp điệu nho nhỏ điềm tĩnh như ngày xưa: "Dù thay đổi thế nào, nhưng cái nét xưa vẫn đủ nhận ra. Người ta mỗi người tựa như có một thứ tinh anh riêng, không lẫn được”.

Một học trò khác, cô giáo Bùi Thị Biên Linh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tâm sự: “… thật bất ngờ khi tôi nhận được điện thoại của thầy Bút Ngữ. Ông ân cần hỏi han, động viên sáng tác. 39 năm kể từ ngày tôi vào Nam lập nghiệp và mất liên lạc với các “búp trên cành”, thầy vẫn nhớ rành rọt tên tôi và tên truyện tôi viết ngày ấy! Ở tuổi 90, thầy vẫn đọc và nhắn tin động viên khi chúng tôi in sách và gửi biếu. Tôi đã xúc động nghẹn ngào khi thầy gọi điện cho tôi và bảo “Bác đã đọc lần thứ 3 tập sách của cháu. Cháu viết ân tình lắm! Cái gốc của con người là phải biết sống ân nghĩa, ân tình”. Mỗi năm, khi Hội Nhà văn xét giải thường niên, mỗi 5 năm xét giải Nhà nước, các thành viên nhóm Búp trên cành lại hồi hộp ngóng trông và hy vọng có tên nhà Văn Bút Ngữ”.

Vài nét về nhà văn Bút Ngữ

Nhà văn Bút Ngữ sinh năm 1931 tại Vũ Thư, Thái Bình, từng là Phó Tổng Biên tập Báo Thái Bình, Phó Trưởng Ty Văn hóa Thái Bình, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình, Ủy viên UBTW- Hội LHVHNT Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa III và IV. Ông vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979.

Là tác giả của 25 đầu sách trong đó có 11 truyện dài và tiểu thuyết, nhà văn Bút Ngữ đã 2 lần được giải thưởng và tặng thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam. 4 lần giải thưởng Văn học Lê Quý Đôn của UBND tỉnh Thái Bình. Và nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn học. Hiện ông sống tại TP Thái Bình.

(Còn tiếp)

Trần Quốc Toàn

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.