Dự báo thế giới 2024: Cần thêm động lực cho kinh tế toàn cầu

Kinh tế toàn cầu đã có nhiều thăng trầm, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2023. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo có thể tăng trưởng năm nay ở mức thấp lịch sử khoảng 3%.
27/12/2023 07:45
Thu Hằng - Phóng viên TTXVN tại CHLB Đức

Kinh tế toàn cầu đã có nhiều thăng trầm, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2023. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo có thể tăng trưởng năm nay ở mức thấp lịch sử khoảng 3%. 

Nghiên cứu của Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) cho thấy, lạm phát cao, thu nhập khả dụng và chi tiêu tiêu dùng thấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế trong năm 2023, tạo tiền đề không mấy sáng sủa cho kinh tế 2024.

Đầu năm nay, tình hình cơ bản vẫn khá tốt, song quý II được đánh giá "rất đáng thất vọng" và quý III cũng ảm đạm ở hầu hết các nền kinh tế. Trong môi trường kinh tế như vậy, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ lạm phát giảm đáng kể trong khi lãi suất cơ bản tăng mạnh. Những chao đảo do sự hỗn loạn của thị trường tài chính gây ra nhanh chóng giảm bớt, nhưng bên cạnh xung đột Nga-Ukraine lại nổ ra các cuộc xung đột quân sự khác ở Trung Á và Trung Đông. Ngoài ra, quyết định cắt giảm nguồn cung dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (OPEC+) đã đẩy giá dầu tăng đến 25% kể từ tháng 5, khiến lạm phát giảm chậm hơn, thậm chí còn tăng trở lại tại Mỹ.

DỰ BÁO THẾ GIỚI 2024: Cần thêm động lực cho kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Với tình hình chung ảm đạm như vậy, giới chuyên gia nhận định rất khó để tìm ra động lực tiềm năng cho kinh tế phát triển trong năm mới.

Đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang chậm lại ngay cả khi cuộc suy thoái ngắn được nhiều người dự đoán đã không xảy ra. Kinh tế Trung Quốc cũng khá u ám với chỉ số quản lý mua chủ chốt quay trở lại mức suy giảm trong tháng 10. Sang năm 2024, triển vọng tăng trưởng hơn nữa của Trung Quốc cũng không chắc chắn.

Trong khi đó, những khó khăn nghiêm trọng trên thị trường bất động sản đang làm suy yếu nhu cầu đối với sản phẩm công nghiệp. Những năm dịch bệnh COVID-19 hoành hành cũng không làm thay đổi hành vi của các hộ gia đình, gây bất lợi cho chi tiêu tiêu dùng, mua nhà chung cư và các công ty tư nhân, vốn từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong đầu tư vào các dịch vụ hiện đại, công nghệ mới và hoạt động kinh tế nói chung. Ngoài ra, các quyết định quan trọng trong chính sách kinh tế, như "lưu thông kép" hay cách tiếp cận các công ty công nghệ, có tác động làm giảm hoạt động kinh tế, ít nhất là trong ngắn hạn.

DỰ BÁO THẾ GIỚI 2024: Cần thêm động lực cho kinh tế toàn cầu - Ảnh 2.

Cảng hàng hóa ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Các chuyên gia dự báo kinh tế châu Âu có thể sẽ phục hồi, đặc biệt là khi chi tiêu tiêu dùng được cải thiện nếu không xuất hiện những cú sốc mới gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Ngoài ra, chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn tiếp tục được duy trì ở hầu hết các nền kinh tế trong nửa đầu năm tới và chỉ có thể được nới lỏng trở lại vào nửa cuối năm.

Hiệu quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt trong OECD cũng chưa rõ ràng. Biện pháp này ban đầu có tác động nhanh và mạnh tới các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất của nền kinh tế mà không gây ra những biến động lớn và bất ổn tài chính. Tuy nhiên, việc thắt chặt và lãi suất sẽ luôn ở mức cao có thể gây ra rủi ro về ổn định, đặc biệt đối với các công ty, ngành hoặc quốc gia mắc nợ cao.

Khả năng quay trở lại các điều kiện trước khủng hoảng ngày càng khó xảy ra, cả đối với chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài chính, bởi vì cùng lúc nhiều vấn đề mang tính cơ cấu tương tác với nhau, bao gồm: Lãi suất cao hơn trên thị trường vốn khiến chi phí lãi vay cao hơn trong trung hạn; Chi tiêu nhiều hơn và thu nhập giảm do già hóa dân số và hỗ trợ chính sách xã hội; Suy giảm tiềm năng tăng trưởng (do già hóa, xói mòn về năng suất); Chi tiêu quốc phòng cao hơn; và những thay đổi trong phân công lao động quốc tế dẫn đến tăng trưởng kém hơn.

Ngoài ra, cuộc xung đột ở Trung Đông – với những tác động tiềm ẩn đối với thị trường năng lượng, lạm phát và niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các nước công nghiệp hóa – đang treo lơ lửng nhiều rủi ro đối với phát triển kinh tế.

Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 3% trong năm nay, cao hơn chút ít so với con số dự báo 2,75% của BDI hồi mùa Hè, chủ yếu là nhờ Mỹ tăng trưởng 2,25%. Nhật Bản cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,7%.

DỰ BÁO THẾ GIỚI 2024: Cần thêm động lực cho kinh tế toàn cầu - Ảnh 3.

Một phố mua sắm ở Hyogo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong số các nền kinh tế mới nổi lớn, Brazil có thể tăng trưởng 3%, Ấn Độ đạt hơn 6% và Nga 2% nhờ thời tiết tốt và mùa màng bội thu ở Brazil; giá dầu tăng .... Vương quốc Anh được kỳ vọng sẽ tránh được suy thoái và tăng trưởng ở mức 0,5%.

Đức được xếp trong nhóm các quốc gia có mức phát triển kinh tế đáng thất vọng do tình trạng suy giảm trong chi tiêu tiêu dùng thực tế, đầu tư xây dựng và xuất khẩu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức được dự báo giảm nhẹ. Kinh tế Pháp và Italy hoạt động tốt hơn với mức tăng trưởng khoảng 0,75%. IMF dự báo, các nước công nghiệp hóa nói chung dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5%, các nước đang phát triển và mới nổi 4%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trong năm 2024 sẽ chậm lại phần nào do Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, mất đà và có thể chỉ tăng 1,5%. Kinh tế Canada cũng được dự đoán sẽ chỉ tăng nhẹ. Đồng thời, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm xuống 4,5%.

Tuy nhiên, Khu vực đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone) và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ quay trở lại tăng trưởng mạnh hơn ở mức 0,7% nhờ thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng thực tế và đóng góp nhỏ từ ngoại thương.

Tại châu Á-Thái Bình Dương, sự phát triển bùng nổ đặc biệt của Nhật Bản đang dần đi đến hồi kết với tăng trưởng quý III năm nay rất yếu. Tuy nhiên, năm 2024, "đất nước Mặt trời mọc" được dự báo tăng trưởng trên mức tiềm năng hơn 1%. Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Singapore dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn vào năm tới sau một năm 2023 trì trệ, trong khi Australia, New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) sẽ chứng kiến mức tăng trưởng yếu hơn.

Theo dự báo, Brazil, Mexico và Nga cũng đi lên chậm hơn, trong khi Ấn Độ, các nước ASEAN, Trung Đông và Bắc Phi (do giá dầu thúc đẩy), phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi và đặc biệt là Nam Phi, có thể sẽ đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.

Mỹ Latinh đang phải đối mặt với xu hướng đi ngang khi tăng trưởng ở mức khoảng 2,25%, trong đó Nam Mỹ đạt mức 2% và Trung Mỹ khoảng dưới 4%, các nước khu vực Caribe được dự báo con số ấn tượng 8%.

Triển vọng năm 2024 sẽ có chiều hướng giống năm 2023. Các nước công nghiệp hóa sẽ có mức tăng khoảng 1,5% và các nước đang phát triển và mới nổi tăng khoảng 4%.

Về lạm phát, IMF dự báo lạm phát toàn cầu trong cả năm nay sẽ giảm từ gần 9% xuống dưới 7% và tiếp tục xuống dưới 6% trong năm tới. Quá trình giảm lạm phát có phần chậm hơn dự kiến do giá cả giảm chậm, đặc biệt là đối với dịch vụ. Các nước công nghiệp phát triển nhìn chung đang đạt được tiến bộ nhanh hơn các nước đang phát triển và mới nổi. Động lực quan trọng cho quá trình ổn định lại lạm phát là giá nguyên liệu thô đang suy giảm.

Tỷ lệ lạm phát trung bình ở các nước công nghiệp hóa và đang phát triển đã giảm xuống dưới 6%. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu sẽ cần ít nhất đến năm 2025 để đưa tỷ lệ lạm phát xuống gần với mức mục tiêu.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.