Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019 đổi mới gì để hấp dẫn sau 7 kỳ tổ chức?

Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 8 năm 2019 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" diễn ra từ 26/4 - 2/5 có hơn 350 nghệ nhân từ 60 đơn vị thuộc 40 làng nghề, cơ sở nghề trong cả nước, đông nhất từ trước đến nay.
28/04/2019 11:30

(Thethaovanhoa.vn) - Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 8 năm 2019 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" diễn ra từ 26/4 - 2/5 có hơn 350 nghệ nhân từ 60 đơn vị thuộc 40 làng nghề, cơ sở nghề trong cả nước, đông nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia rất đông của 69 nghệ nhân đến từ 11 quận, thành phố, hiệp hội của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ với những sản phẩm làng nghề truyền thống đặc trưng.

Festival Nghề truyền thống Huế 2019: Phong phú và đặc sắc Tinh hoa Nghề Việt

Festival Nghề truyền thống Huế 2019: Phong phú và đặc sắc Tinh hoa Nghề Việt

Ngày 27/4, tại công viên Tứ Tượng (thành phố Huế. tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế 2019 với chủ đề "Tinh hoa Nghề Việt". Tại đây không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực mở cử đón khách cho đến hết ngày 2/5.

Không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống

Nét mới của Festival Nghề truyền thống Huế 2019 là việc tổ chức không gian giới thiệu những làng nghề, cơ sở sản xuất với những sản phẩm độc đáo lần đầu tham gia trưng bày như: Không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề, không gian sen, không gian lụa và thổ cẩm, không gian áo dài, không gian lồng đèn, diều, không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống của các thành phố quốc tế... Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề trong và ngoài nước được tổ chức tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu kết nối với công viên Tứ Tượng và Bảo tàng Văn hóa Huế (bên bờ sông Hương) với 39 nhà rường, nhà tre đã được dựng lên. Mỗi không gian là một câu chuyện về nghề, giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống mang dấu ấn Việt cũng như sự hội nhập quốc tế.

Chú thích ảnh
Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm dệt zèng của Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN

Lần đầu tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2019, không gian giới thiệu ngành y học cổ truyền vốn là đặc trưng của Huế. Không gian trưng bày tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Liễu Quán, giới thiệu đến người xem những tư liệu, hiện vật, hình ảnh về tổ chức, sinh hoạt của nghề Đông y Huế xưa và nay. Trong đó có phần giới thiệu các hình ảnh, tư liệu liên quan đến Thái Y Viện, những ngôi làng có nhiều ngự y, các vị lương y nổi tiếng, các dụng cụ được sử dụng trong ngành Đông y, như tủ thuốc, các bài thuốc, vị thuốc, dụng cụ sắc thuốc, bào chế thuốc, những cây thuốc Nam… Hoạt động này giúp người xem khái quát đặc điểm truyền thống, nét tinh hoa của ngành Đông y Huế, đồng thời tôn vinh những đóng góp của các lương y, các dòng họ y gia, các cơ sở khám chữa bệnh Đông y trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh hoa của một nghề truyền thống đáng tự hào của vùng đất cố đô Huế. Đặc biệt, ở đây, còn có hình thức tổ chức cho các thầy thuốc đông y khám chữa bệnh và trình diễn tài năng.

Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019 giới thiệu may áo dài - vốn là nghề truyền thống lâu đời của Huế và dịch vụ may áo dài nhanh. Hướng chủ đạo của nghề này là tôn vinh chất liệu truyền thống, đẩy lùi tơ lụa giả. Theo nhà thiết kế Viết Bảo, tác giả đã mang đến 30 mẫu áo dài thiết kế ấn tượng tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Đây là câu chuyện về một thời vàng son được nhà thiết kế kể một cách sinh động, bắt mắt trên dáng áo dài Việt Nam với dòng vải lụa quý thượng phẩm của làng nghề Việt Nam, thể hiện sự tự hào về bản sắc văn hóa, tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn người nghệ sĩ.

Nhà thiết kế Viết Bảo cho rằng, một trong những di sản nổi bật của Huế là mỹ thuật triều Nguyễn. Trong đó vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành Huế có dấu ấn rõ nét được tác giả vận dụng tinh tế để điểm xuyến trên tà áo dài. Trên các mẫu thiết kế là hoa văn trang trí từ các linh vật cho đến các kiểu thức hoa lá có sẵn trong thiên nhiên hay các biểu tượng trừu tượng như mây, mưa... được cách điệu thành hoa văn trang trí. Điều ấn tượng nhất là từ những vốn cổ sẵn có, nhà thiết kế cùng đội ngũ nghệ nhân chắt lọc và "triển lãm" những hình ảnh mỹ thuật tinh tế trên trên những tấm lụa tơ tằm tự nhiên thượng hạng của Bảo Lộc (Lâm Đồng). Lụa ở đây được người dệt chăm chút cẩn thận từng chi tiết nhỏ từ lúc chăn tằm cho tới ươm tơ dệt vải. Ngoài kỹ thuật thêu truyền thống, nhà thiết kế Viết Bảo cho biết, anh chú trọng khai thác công nghệ in trên tơ tằm tiên tiến để chuyển tải vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống. Đồng thời, qua bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Viết Bảo muốn tôn vinh chất liệu lụa truyền thống của làng nghề Việt Nam, xóa bỏ những chất liệu không nguồn gốc, vải giả tơ lụa đang trà trộn trên thị trường, đánh lừa người tiêu dùng.

Chú thích ảnh
Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm vải thổ cẩm. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN

Lần đầu tiên xuất hiện tại Festival nghề truyền thống Huế 2019, Không gian Lễ hội Hoa làng nghề mang lại nhiều nét thú vị, trở thành điểm nhấn ấn tượng, độc đáo, hấp dẫn tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Để thực hiện không gian này, Doanh nghiệp tranh thêu XQ đã dành gần 1 tháng để thực hiện, trong đó có hàng nghìn chậu hoa nhiều sắc màu được mang về từ Đà Lạt, được chăm sóc, bảo quản rất công phu, chu đáo trong điều kiện thời tiết ở Huế mùa này rất nóng. Ông Võ Văn Quân, Tổng Giám đốc XQ cho biết: Không gian Lễ hội Hoa làng nghề tại Festival nghề truyền thống Huế 2019 vừa mang tính nghệ thuật và nhân văn, càng tôn thêm vẻ đẹp cho không gian trình diễn nghề tại các tuyến phố này.

Trong không gian này, các nghệ sĩ còn thực hiện tác phẩm sắp đặt có tên "Ngõ cụt" với chất liệu chủ đạo từ là những tác phẩm làm từ lốp cao su phế thải - của tác giả Nguyễn Văn Phúng (Nha Trang, Khánh Hòa). Một góc khác có tên "Phụ nữ trong nội thất", trưng bày những bức tranh thêu của XQ, sản phẩm từ lụa tơ tằm thiên nhiên Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ở đây còn có chương trình "Ẩm thực của bà" nhằm đề cao tài nội trợ của người phụ nữ, tôn vinh những người mẹ, người chị, người vợ tinh tế... góp phần nuôi dưỡng sự khao khát về sự trở lại của bản thân con người, bảo vệ gia đình và không thể khác, các làng nghề muốn hồi sinh cũng cần có những cơ sở như thế. Không gian Lễ hội Hoa làng nghề còn có không gian trưng bày hàng thủ công mây tre đan và đồ gốm sứ Hương Sa, được chế tác từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội. Đây lần đầu tiên các tác phẩm gốm Hương Sa được trưng bày ở Festival nghề truyền thống Huế...

Hồi sinh, phát triển các ngành nghề truyền thống Huế

Đặc biệt, lần đầu tiên tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2019, Hiệp hội thợ thủ công thành phố Namyangju, tỉnh Gyeonggi, giới thiệu với công chúng và khách du lịch các sản phẩm thủ công khảm xà cừ và sơn mài truyền thống với gần 20 loại sản phẩm khác nhau như hộp trang sức, hộp tài liệu, trâm cài áo, bình gốm… được kết hợp giữa phương pháp truyền thống và kỹ thuật sản xuất hiện đại. Đến với Festival nghề truyền thống Huế 2019, ba thành phố của Nhật Bản là Takayama, Sasayama và Saijo cũng đã giới thiệu đến công chúng nhiều sản phẩm nghề độc đáo như gốm, sơn mài, điêu khắc...

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival khẳng định: Festival nghề truyền thống Huế mới đi được nửa chặng đường, nhưng theo đánh giá chung của lãnh đạo thành phố, cứ mỗi kỳ tổ chức thành công đã góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng thành phố Huế xứng đáng là thành phố Văn hóa ASEAN, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Hiệu quả của lễ hội mang lại những tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề truyền thống Huế.

Đến với Festival nghề truyền thống Huế năm 2019, ngoài các nghệ nhân trong và ngoài nước tham gia, các nghệ nhân ở Huế đã tạo được nhiều mẫu thiết kế sản phẩm đa dạng, có ý thức và tập trung nhiều hơn cho việc sáng tác, sản xuất các sản phẩm quà tặng, lưu niệm phục vụ nhu cầu của du khách; đồng thời, thu hút được sự tham gia của các họa sĩ trong việc sáng tác, thiết kế các mẫu hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ Huế.

Đáng chú ý, các nghề và làng nghề truyền thống ở địa phương có nhiều triển vọng hồi sinh, phát triển rõ rệt sau mỗi kỳ tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, cụ thể như: Nghề Pháp lam; nghề chế tác nhà rường; nghề may (may áo dài truyền thống); làng nghề đúc đồng Phường Đúc với các sản phẩm lư, chuông, tượng, hàng mỹ nghệ lưu niệm; nghề thêu tranh ở phố Phan Đăng Lưu, Hùng Vương, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, tranh thêu XQ; tranh làng Sình; nón lá Mỹ Lam; gỗ mỹ nghệ Mỹ Xuyên; gốm Phước Tích; hoa giấy Thanh Tiên; giấy Trúc chỉ. Festival Nghề truyền thống Huế 2019 còn gắn kết, tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Festival Nghề truyền thống Huế 2019 tiếp tục có các hoạt động: Lễ tế tổ bách nghệ, lễ rước; Lễ hội áo dài; Lễ hội ẩm thực và các hoạt động văn hóa cộng đồng hấp dẫn, sôi động như Lễ hội khinh khí cầu quốc tế, Liên hoan sắc màu tuổi thơ, hoạt động triển lãm nghệ thuật và các chương trình biểu diễn nghệ thuật dành cho giới trẻ nhằm tạo tính tương tác với cộng đồng, hứa hẹn mang lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng, và khách du lịch...

Quốc Việt/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.