Dịch giả Thiên Lương: Độc giả dung túng, dịch thuật tụt hậu

Tại sao một nhà văn nghe nói vĩ đại mà lại viết ngô nghê đến thế? Tại sao một kiệt tác được hàng chục triệu người đọc mà lại sai lung tung?
04/01/2015 10:32
(Thethaovanhoa.vn) - Tại sao một nhà văn nghe nói vĩ đại mà lại viết ngô nghê đến thế? Tại sao một kiệt tác được hàng chục triệu người đọc mà lại sai lung tung? - đó là những câu hỏi độc giả có quyền đặt ra khi đọc một bản dịch kiệt tác không đạt.

Năm 2013, với bản dịch độc lập Lolita (không bản quyền, không cộng tác với một đơn vị xuất bản nào) chỉ vì không đồng tình với bản dịch có sẵn, Thiên Lương gây tò mò trên văn đàn. Trong suốt một năm qua, dịch giả này vẫn tiếp tục theo đuổi công việc phản biện các lỗi dịch thuật trong những bản dịch tiếng Việt của một số kiệt tác văn chương thế giới. Thiên Lương từng học ngành Điều khiển học tại Nga, thông thạo tiếng Anh và tiếng Nga.

* Dựa theo những bản dịch cụ thể đã đọc và so sánh, anh nhận xét thế nào về chất lượng dịch thuật các kiệt tác thế giới khi được đưa đến Việt Nam?

- Tôi thấy rất ít bản dịch ở Việt Nam chạm đến được cái đẹp của nguyên bản. Tuy nhiên, để đánh giá nghiêm túc một bản dịch thì chỉ có một cách duy nhất là đối chiếu chúng với bản gốc, và tôi thật sự thất vọng với bản dịch Lolita của Dương Tường do nó quá khác biệt so với nguyên bản tiếng Anh của Vladimir Nabokov. Lolita là tác phẩm đứng đầu trong hàng loạt bình chọn tiểu thuyết hay nhất của nhân loại, và thật đáng tiếc nếu nó không được dịch thật tốt qua tiếng Việt.

Các bản dịch khác mà tôi có đối chiếu cũng sai lệch rất nhiều, có thể nói là khác biệt ở mức khó chấp nhận.



Bìa bản dịch Lolita của Thiên Lương do họa sĩ Lê Thiết Cương thiết kế

* Các bản dịch như vậy có tác động ra sao đến tiếp nhận và trình độ của độc giả Việt Nam về lâu dài?

- Các bản dịch kém tác động xấu đến độc giả. Có thể độc giả sẽ nghĩ, tại sao một nhà văn nghe nói là vĩ đại đến thế mà lại viết rất bình thường, thậm chí ngô nghê như thế này, tại sao một kiệt tác được hàng chục triệu người đọc, mà lại bình thường, thậm chí sai lung tung thế này. Rồi họ sẽ mất dần thói quen đọc các bản dịch, và tác hại ấy rất lâu dài. Nếu bản dịch sai thuộc về các lĩnh vực như y tế, giáo dục, kinh tế, chính trị, thì tác hại còn khủng khiếp hơn nữa.

Đừng đánh giá thấp các lỗi dịch, đừng nghĩ rằng dịch sai đôi chút cũng không sao, miễn là hay. Có những lỗi dịch làm thay đổi toàn bộ tác phẩm, làm người đọc hiểu sai hoàn toàn. Có những lỗi dịch làm độc giả hoang mang, không biết tác giả là loại nhà văn nào mà viết kém thế. Mặc dù có thể cho bạn thấy hàng ngàn ví dụ như vậy, nhưng trong khuôn khổ của một bài phỏng vấn, tôi sẽ đưa ra một lỗi cực kỳ dễ hiểu với hầu hết bạn đọc có biết tiếng Anh sơ cấp, nhưng lại sai nghiêm trọng. Nó ở trang 261, bản dịch Lolita của Nhã Nam: “Miss Pratt nói, khua hai bàn tay lốm đốm vết men gan để minh họa”, và “hai bàn tay lốm đốm vết men gan” này, theo Nabokov viết bằng tiếng Anh, là liver-spotted hands, nghĩa là bàn tay của người già bị lốm đốm vết đồi mồi mà thôi. Kiểu dịch này chắc hẳn làm cho độc giả hoài nghi vào trình độ của một nhà văn thiên tài như Vladimir Nabokov.

* Dịch giả Đoàn Tử Huyến nói: “Hiện nay, yêu cầu về chất lượng dịch văn học không còn như cách đây mấy chục năm nên dịch giả cũng không thể dịch giống như trước”. Anh nghĩ sao?

- Tôi đồng ý. Ngày xưa, rất ít người có khả năng có được bản gốc, và lại càng hiếm ai đọc nổi bản gốc các tác phẩm văn chương nước ngoài, cho nên dịch giả dịch sao cũng được. Độc giả ngày nay đã khác.

* Thay đổi đó nói lên điều gì về sự khác biệt giữa các thế hệ dịch giả?

- Dịch giả ngày nay có người bạn trung thành và người thầy vĩ đại là Internet, nên họ có cơ hội để dịch tốt hơn rất nhiều so với các dịch giả thế hệ trước. Ngoài ra, chúng ta đang có hàng chục ngàn bạn trẻ sống và học tập ở nước ngoài, họ giỏi ngoại ngữ hơn rất nhiều dịch giả tự học. Ngày nay, những kiến thức tích lũy được sau năm tháng đã không còn ý nghĩa gì nhiều, quan trọng là năng lực nhận thức mối liên hệ tiềm ẩn giữa các sự vật hiện tượng (theo Vaclav Havel). Kiến thức nằm khắp nơi trên Internet, vấn đề là bạn có khả năng “đọc” được nó hay không.

* Có 2 quan điểm đối lập về dịch thuật: có người yêu cầu rất chặt chẽ về độ chính xác so với bản gốc; có người cho rằng chỉ cần giữ được “cái hồn” hay “cái thần” của tác giả tác phẩm, đúng sai có thể châm chước. Quan điểm của anh ra sao?

- Tôi nghĩ trên đời này chẳng ai dám nói là mình hiểu cái thần, cái hồn của các vĩ nhân, và cũng không có ai có tư cách nói như vậy. Và tôi cho rằng các tác giả cũng sẽ rất phẫn nộ (nếu họ còn có thể phẫn nộ) khi nghe thấy một ông dịch giả nào đó tuyên bố rằng bản dịch của ông ta tuy sai lung tung nhưng nắm được “cái hồn”, “cái thần” của tác giả! Nabokov từng phản đối kịch liệt quan điểm dịch méo mó bịa đặt kiểu đó.

Đừng coi thường độc giả, và đừng ngụy biện, đánh tráo một thứ có thể cân đong đo đếm, có thể định lượng là “dịch đúng”, qua một thứ chỉ có thể định tính, rất mông lung, là “dịch hay”. Quan điểm “dịch sai cũng được” ấy nếu còn được độc giả dung túng thì sẽ còn kéo dịch thuật Việt Nam tụt hậu nhiều năm. Tôi thấy đã đến lúc Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế vào công việc dịch thuật. Phải xác định rõ tiêu chuẩn với bản dịch, và phải minh bạch các tiêu chuẩn về lỗi cơ học, tức là sai kiểu “đen” dịch thành “trắng”. Số lỗi vượt quá tiêu chuẩn là nhà sách phải thu hồi, chứ không thể để tình trạng dịch ẩu như thế này kéo dài mãi. Theo tôi, tối đa số lỗi nên là 0,5%, nghĩa là 200 chữ được sai 1. Và trong giai đoạn hỗn loạn này, có thể các cơ quan quản lý nhà nước phải can thiệp sâu hơn vào thị trường sách dịch.

200 chữ chỉ được sai 1 chữ

“Đã đến lúc Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế vào công việc dịch thuật. Theo tôi, tối đa số lỗi nên là 0,5%, nghĩa là 200 chữ được sai 1”, dịch giả Thiên Lương.


Việt Nam đã dịch 50% kiệt tác?

Theo Modern Library thì 10 tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ 20 là:

Ulysses - James Joyce

The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) - F.Scott Fitzgerald

A Portrait Of The Artist As A Young Man (Chân dung một chàng trai trẻ) - James Joyce

Lolita (Lolita) - Vladimir Nabokov

Brave New World - Aldous Huxley

The Sound And The Fury (Âm thanh và cuồng nộ) - William Faulkner

Catch-22 - Joseph Heller

Darkness At Noon - Arthur Koestler

Sons And Lovers - D.H.Lawrence

The Grapes Of Wrath (Chùm nho uất hận) - John Steinbeck.

Danh sách của Modern Library (thuộc NXB Random House, Mỹ) bị cho là quá “thân Mỹ”, đúng hơn là thiên về Bắc Mỹ và châu Âu. Trong ngoặc đơn là tên bản dịch tiếng Việt phổ biến, vậy là Việt Nam đã dịch một nửa số kiệt tác, có cuốn dịch đến 2-3 lần, nhưng nhiều quyển chất lượng lại rất có vấn đề.

Mi Ly (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.