Dịch giả Dương Tường: Soi kính lúp dịch 'Truyện Kiều' sang tiếng Anh

Hơn 66 năm dịch sách, ở tuổi 87, dịch giả Dương Tường vẫn cho ra những bản dịch mới. Ông còn đau đáu về ngôn ngữ mẹ đẻ và quyết định dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh cho dù phải dùng kính lúp cặm cụi soi từng chữ…
11/09/2019 06:49

(Thethaovanhoa.vn) - Hơn 66 năm dịch sách, ở tuổi 87, dịch giả Dương Tường vẫn cho ra những bản dịch mới. Ông còn đau đáu về ngôn ngữ mẹ đẻ và quyết định dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh cho dù phải dùng kính lúp cặm cụi soi từng chữ…

Dịch giả, nhà thơ Dương Tường: 'Dứt tình' với thơ vì 'nàng thơ đã bỏ tôi rồi'

Dịch giả, nhà thơ Dương Tường: 'Dứt tình' với thơ vì 'nàng thơ đã bỏ tôi rồi'

Trả lời Thể thao & Văn hóa, nhà thơ Dương Tường cho biết đây là tập thơ cuối cùng, tập thơ tổng kết, tập thơ chắt lọc nhất của đời ông.

Tại buổi giao lưu với bạn đọc về cuốn sách dịch mới nhất mang tên Chết chịu (Mort à Crédit), dịch giả Dương Tường đã lần đầu chia sẻ về việc dịch Truyện Kiều.

Chưa thể “rửa tay gác kiếm”…

Ngồi trên sân khấu chính, lọt thỏm trong chiếc ghế tại Trung tâm Văn hóa Pháp, dịch giả Dương Tường giọng run run nhưng lời lẽ vẫn rất khúc chiết, hào sảng. Ở cái tuổi 87, vừa sinh nhật được hơn 2 tháng trước, ông “tuyên bố” mình chưa thể “rửa tay gác kiếm” vì vẫn nặng tình và nợ cuộc đời nhiều lắm. Vì thế vẫn phải dịch để trả cái nợ đời ấy!

Cũng chính thái độ ấy, ông không cho phép mình ngừng nghỉ nghiệp dịch sách, mà vẫn phải ăn và sống cùng việc dịch. Cuốn Chết chịu đã ra đời trên tinh thần ấy. 

Chú thích ảnh
Dịch giả Dương Tường. Ảnh: Nguyễn Hồng

Nói về Chết chịu, Dương Tường cho rằng đây là cuốn sách khó đọc và khó dịch. Chết chịu (Mort à Crédit) xuất bản năm 1936 của của nhà văn Pháp Louis-Ferninand Céline, một trong những tên tuổi lớn của văn học Pháp thế kỷ XX, chứa đựng một triết lý sống độc đáo. Sống thì là đi xuống mãi, nhưng chết cũng không phải là giải thoát. Làm gì có giải thoát hay cứu rỗi khi mà chết, nghĩa là chết nhiều lần, chết đi chết lại, và chỉ có chết mới tạo ra lòng tin (crédit), có lòng tin thì mới được phép "mua chịu", "mua trả góp". 

Sơ qua nội dung, dịch giả cho rằng, cuốn sách này phù hợp cho những tâm hồn cô đơn, muốn đọc một mình. Tiếp ý của Dương Tường, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng đây là tác phẩm sử dụng nhiều ngôn ngữ đường phố, tiếng lóng và sẽ “kén” người đọc. Nhưng những ai đọc sẽ chiêm nghiệm ra một điều càng đọc càng hay, càng lôi cuốn. 

“Càng khó dịch, càng đọc mới thấy được dịch giả Dương Tường tài hoa như thế nào. Ông là người duy nhất dịch xong sách và say mê đến độ “muốn” ghi tên mình cùng tác giả. Sự phong phú trong ngôn ngữ Việt đã khiến ông “phiêu”cùng tác giả để truyền tải thông điệp, nội dung tác phẩm đầy đủ nhất, chính xác nhất” - nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên bày tỏ. 

Chú thích ảnh
Bìa cuốn “Chết chịu” vừa ra mắt bạn đọc

Dịch Truyện Kiều để trả nợ cho tiếng Việt

Nửa sau buổi ra mắt Chết chịu, Dương Tường chia sẻ sự đau đáu của mình về ngôn ngữ tiếng Việt. Ông ghét những người sống trên đất nước mình mà lại sính dùng ngoại ngữ. Ông cho rằng tiếng Việt không thiếu những ngôn từ để diễn đạt và gọi tên các sự vật, hiện tượng đúng nghĩa, đúng bản chất. Cũng ngần ấy năm theo nghề dịch, làm thơ rồi viết phê bình… Dương Tường cho rằng tiếng Việt bị tàn phá nặng nề hơn “những cơn bão lớn”. 

“Tôi làm nghề dịch xuất phát từ tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng Việt. Tôi cho rằng, không có một ngôn ngữ nào giàu nhạc tính như tiếng Việt của ta. Tiếng Việt có sáu thanh và không có một ngôn ngữ nào đẹp như vậy. Trước sự tàn phá mạnh mẽ tiếng Việt, những người yêu tiếng mẹ đẻ nên thấy đó là đau lòng” - Dương Tường ngậm ngùi.

Từ những ý nghĩ phải “trở mình” góp sức vào công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và lan tỏa giá trị của dân tộc, Dương Tường quyết định dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh sau nhiều năm trăn trở. Hành trình dịch Truyện Kiều bắt đầu từ cuối 2016, và sau hơn 2 năm, 3.254 câu thơ Truyện Kiều đã được dịch ra tiếng Anh xong cách đây vài hôm. Dương Tường coi như “đã trả hết nợ cho đời, cho tiếng Việt khi đưa tác phẩm đẹp nhất của nước Việt ra thế giới”. 

Tuy tuổi đã cao, mắt đã mờ, chân chậm, ông vẫn làm việc cật lực. Sức làm việc của ông khiến bao người nể phục. Nhưng ông bảo, mình dịch sách bằng tâm hồn nghệ sĩ, dịch tám tiếng một ngày vẫn thấy thiếu, những câu chữ ám ảnh, quấn lấy ông. Có khi đêm nằm ngủ, câu chữ bộc phát đến, ông lại bật dậy ghi lại vì sợ sáng mai quên. 

Bằng sự nghiêm túc trong công việc, có thể nói, mỗi bản dịch của dịch giả Dương Tường luôn đậm nét cá nhân. Chuẩn bị dịch một tác phẩm nào đó, Dương Tường thường đọc ít nhất là 2 lần tìm hiểu tiểu sử, phong cách và vị trí của tác giả trong làng văn học nước đó. Ông đọc những cuốn sách liên quan để có thể hiểu tác giả. Dịch Chết chịu ông đã đọc hơn 30 cuốn sách khác nhau để có thể dịch được tốt nhất. Dù được đánh giá là bậc thầy lão luyện trong số các dịch giả tại Việt Nam, song dịch giả Dương Tường vẫn “nhún mình” cho rằng, nếu có sai sót trong khi dịch là lỗi do trình độ mình còn non kém. 

Gần 2 tiếng đồng hồ, buổi giao lưu kết thúc. Người thân, bạn bè tặng hoa chúc mừng cho những nỗ lực của Dương Tường. Sự kiện khép lại bằng cái ôm nồng ấm của người vợ đã song hành cùng ông hơn 60 năm qua và câu chào “hẹn một ngày gặp lại” của dịch giả 87 tuổi…

Vài nét về dịch giả Dương Tường

Dương Tường sinh năm 1932 tại Nam Định, là một nghệ sĩ đa tài, được biết đến với nhiều vai trò: dịch giả, nhà thơ, phóng viên, nhà phê bình nghệ thuật, sân khấu, văn học, âm nhạc, điện ảnh... và là một trong số ít dịch giả văn học có tầm ở Việt Nam.

Ông là dịch giả của những “đại tác phẩm” như: Lolita (Vladimir Nabokov), Anna Karenina (Lev Tolstoy), Đồi gió hú (Emily Bronte), Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami), Phố những cửa hiệu u tối (Patrick Modiano), Bên phía nhà Swann Dưới bóng những cô gái đương hoa (Marcel Proust)... 

An Đạt

 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.