Dịch COVID-19 ngày 19/8: Thế giới có 22.362.935 ca bệnh, 785.412 ca tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 19/8, thế giới đã ghi nhận tổng số 22.362.935 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 785.412 ca tử vong. Gần 1/4 số ca nhiễm được ghi nhận tại khu vực Bắc Mỹ (với 6.673.825 ca). Châu Á đứng thứ hai với 5.874.429 ca nhiễm và 123.975 ca tử vong.
19/08/2020 22:41

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 19/8, thế giới đã ghi nhận tổng số 22.362.935 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 785.412 ca tử vong. Gần 1/4 số ca nhiễm được ghi nhận tại khu vực Bắc Mỹ (với 6.673.825 ca). Châu Á đứng thứ hai với 5.874.429 ca nhiễm và 123.975 ca tử vong. Khu vực Nam Mỹ ghi nhận 5.411.507 ca, trong khi con số này của châu Âu là 3.234.842 ca. Số ca nhiễm ở châu Phi đã vượt 1.100.000, trong khi châu Đại Dương có 26.251 ca nhiễm.

Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 10/8, thế giới ghi nhận hơn 20 triệu ca

Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 10/8, thế giới ghi nhận hơn 20 triệu ca

Theo trang mạng worldometers.info, tính đến 8h sáng 10/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận hơn 20 triệu ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có hơn 733.600 ca tử vong.

Tại châu Á, Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng cộng 2.786.999 ca nhiễm sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất (64.531 ca). Theo Bộ Y tế nước này, hiện tổng số ca tử vong cũng tăng lên 53.164 ca. Trong những tuần gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường tiến hành xét nghiệm. Tính đến ngày 18/8, nước này đã thực hiện tổng cộng 31.742.782 lượt xét nghiệm, trong đó riêng ngày 18/8 đã tiến hành 801.518 lượt. Iran là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai châu Á, với 350.279 ca nhiễm, trong khi số ca tử vong đã vượt quá 20.000 ca. Tiếp đó là Saudi Arabia với 302.686 ca nhiễm và 3.506 ca tử vong.

Tại Đông Nam Á, ngày 19/8, Thái Lan đã phát hiện ca nhiễm đầu tiên bên ngoài khu cách ly của nhà nước trong bối cảnh nước này vừa trải qua ngày thứ 86 không ghi nhận bất cứ trường hợp lây nhiễm nào trong nước. Đến nay, Thái Lan đã ghi nhận 58 ca tử vong. Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) đang cân nhắc gia hạn quy định khẩn cấp chống đại dịch thêm một tháng, đến ngày 30/9 tới nhằm thực thi hiệu quả các biện pháp chống dịch. 

Trong ảnh: Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng ngày, Chính phủ Philippines đã nới lỏng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận, theo đó cho phép thêm nhiều cơ sở kinh doanh được nối lại hoạt động. Tổng số ca mắc bệnh tại nước này hiện là 173.774 ca, cao nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong khi tổng số ca tử vong là 2.795 ca. Cũng trong ngày 19/8, Indonesia ghi nhận 1.902 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 144.945. Số ca tử vong tại nước này cũng tăng lên 6.346 người sau khi có thêm 69 ca mới.

Tại Đông Bắc Á, trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục ghi nhận 17 ca nhiễm mới, tất cả đều là các ca nhập cảnh trong khi không có ca tử vong mới. Như vậy, tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục là 84.888 ca, trong đó có 4.634 ca tử vong, 79.685 bệnh nhân đã xuất viện, 569 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó có 26 ca bệnh nặng. Tại Hàn Quốc, Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh (KCDC) cho biết ngày 19/8 là ngày thứ 6 liên tiếp nước này có hơn 100 ca mắc mới và phần lớn ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận, nơi chiếm gần một nửa dân số Hàn Quốc.

Cũng theo KCDC, không có thêm ca tử vong nào ở Hàn Quốc. Bắt đầu từ 0h00 ngày 19/8, Chính phủ Hàn Quốc cấm mọi cuộc tụ tập, hoạt động tại các nhà thờ ở thủ đô Seoul, thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi, chỉ cho phép các buổi cầu nguyện "không tiếp xúc", trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 đang có chiều hướng tăng vọt, chủ yếu do lây nhiễm tập thể liên quan tới các nhà thờ ở các địa phương này. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 19/8 phải gia hạn đến ngày 18/9 khuyến cáo đặc biệt về đi lại đối với tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, công dân Hàn Quốc tiếp tục được khuyến cáo hủy hoặc hoãn các kế hoạch đi ra nước ngoài.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, tình hình tại "điểm nóng" về dịch ở Australia là bang Victoria đã có xu hướng giảm dần trong những ngày gần đây, làm dấy lên hy vọng dịch bệnh thuyên giảm tại bang đông dân thứ hai này. Trong 24 giờ qua, bang Victoria thông báo có thêm 216 ca nhiễm - mức tăng trong ngày thấp nhất trong 1 tháng qua - và 12 ca tử vong.

Tại châu Âu, Nga là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất với 937.321 ca nhiễm sau khi ghi nhận 4.828 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Ngoài ra, 117 ca tử vong trong ngày 19/8 đã nâng số ca tử vong ở nước này lên 15.989 ca. Tại nhiều quốc gia Liên minh châu Âu (EU), số ca nhiễm cũng tăng mạnh trở lại khi Pháp ghi nhận số hơn 3.000 ca mới mỗi ngày, mức cao nhất kể từ khi nước này gỡ bỏ lệnh phong tỏa hồi tháng 5 vừa qua. Số bệnh nhân nhập viện cũng gia tăng, với trên 200 bệnh nhân mỗi ngày. Tình hình đại dịch tại Tây Ban Nha cũng rất đáng lo ngại. Nước này đã ghi nhận 384.270 ca nhiễm, và 28.670 ca tử vong.

Viện Robert Koch (RKI), cơ quan chính phủ liên bang Đức về phòng và kiểm soát dịch bệnh, đã ghi nhận thêm 1.510 ca bệnh mới, nâng tổng số bệnh nhân tại Đức lên 226.914 ca. Tương tự tại Bỉ, số ca lây nhiễm tăng vọt kể từ đầu tháng 6, với gần 1.000 ca mỗi ngày. Điều này kéo theo số bệnh nhân phải nhập viện gia tăng. Theo các chuyên gia y tế Bỉ, khác với đợt dịch lần đầu, ở đợt bùng phát dịch lần 2, đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là thanh niên, nên số ca tử vong không cao nhưng nguy cơ lây nhiễm là đáng lo ngại. Trong khi đó, các nước Đông Âu như Ukraine và Romania cũng ghi nhận trên dưới 1.500 ca nhiễm mới trong ngày 19/8.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức ngày 16/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2, nhiều nước châu Âu đã ban bố các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Ngày càng nhiều thành phố của Pháp quy định bắt buộc đeo khẩu trang, trong khi Chính phủ Italy ra sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang từ 6h - 18h tại các nơi công cộng đông người. Xác định những hoạt động hội hè, tụ tập đông người là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm trong cộng đồng, Tây Ban Nha tiếp bước Italy một lần nữa đóng cửa các hộp đêm, vũ trường và các nhà hàng phải đóng cửa muộn nhất là 24h.

Ngoài ra, 6 trên 17 vùng của Tây Ban Nha cũng ra quy định cấm hút thuốc ngoài đường phố. Đảo quốc Malta, cũng bị ảnh hưởng nặng bởi số ca mắc COVID-19 tăng vọt, từ ngày 17/8 cũng ra quyết định tạm thời đóng cửa các vũ trường và hộp đêm. Cơ quan bảo vệ dân sự Hy Lạp ngày 19/8 cho biết nước này sẽ gia hạn các biện pháp hạn chế để phòng dịch tại đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Mykonos và vùng ven biển Chalkidiki thuộc miền Bắc nước này.

Nhiều quốc gia châu Âu khác không thực hiện biện pháp cách ly, tuy nhiên, yêu cầu xét nghiệm PCR, như tại Áo đối với các khách du lịch từ Tây Ban Nha và Thụy Điển. Đặc biệt, nhiều nước châu Âu đã một lần nữa đóng cửa biên giới đối với một số người đến từ những nước đang có nguy cơ cao, như Phần Lan không cho phép các công dân Pháp vào nước này nếu không chứng minh được là đang cư trú tại Phần Lan, hoặc có mối liên hệ gia đình với người địa phương hay tới nước này vì lý do nghề nghiệp, học tập…

Chính phủ Phần Lan thông báo sẽ đưa hầu hết các nước EU ra khỏi "danh sách đi lại xanh", theo đó, chỉ có công dân một số nước có thể nhập cảnh nước này. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 24/8 tới. Hiện Phần Lan vẫn là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất châu Âu, với chỉ 5,3 ca mới/100.000 người trong hai tuần qua, dù số ca mắc đang tăng lên.

Như một trong các biện pháp nhằm sớm khoanh vùng dịch, Chính phủ Anh cho biết sẽ mở rộng nghiên cứu xét nghiệm toàn quốc, với mục tiêu mỗi tuần tiếp cận dữ liệu của 400.000 người về sự lây lan của đại dịch và xác định tốt hơn các đợt bùng phát dịch tại địa phương trong tương lai. Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội cho biết ban đầu sẽ tiến hành xét nghiệm 150.000 người tại vùng England 2 tuần/lần vào tháng 10, gấp hơn 5 lần so với hiện nay (28.000 người), tiến tới mục tiêu cuối cùng là 400.000 người trên toàn quốc. Nghiên cứu xét nghiệm trên do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh thực hiện, cũng sẽ được mở rộng tới Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland.

Chuyên gia hàng đầu của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền nhà ở Balakrishnan Rajagopal cảnh báo tình trạng số người bị đuổi khỏi nhà ở đang gia tăng trên toàn cầu, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước áp dụng quy định cấm đuổi người ra khỏi nhà cho đến khi đại dịch kết thúc.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nay Pyi Taw, Myanmar, ngày 16/8/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạt động xã hội và các nhóm cứu trợ ở Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch - đang đấu tranh để hàng triệu người không bị đẩy vào cảnh vô gia cư. Theo Viện Aspen, ước tính hơn 40 triệu người ở Mỹ có nguy cơ bị đuổi khỏi nhà trong những tháng tới. 

Theo ông Rajagopal, trong tháng 5 vừa qua tại Kenya, hơn 8.000 người bị buộc phải rời khỏi nhà trong một ngày, trong khi ở Brazil có hơn 2.000 gia đình đã bị đuổi ra khỏi nhà trong đại dịch COVID-19. Ông cảnh báo nguy cơ xảy ra hàng loạt vụ việc như vậy trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh “mất nhà trong đại dịch này có thể đồng nghĩa mất mạng”. Chuyên gia của LHQ nêu rõ quyền có nhà ở là trọng tâm của bất kỳ biện pháp ứng phó nào đối với đại dịch COVID-19, song các vụ đuổi người ra khỏi nhà đang ở và phá dỡ nhà cửa lại đang có xu hướng gia tăng. Ông kêu gọi chính phủ các nước không được để người dân trở thành người vô gia cư trong đại dịch vì họ bị mất việc làm và không trả được tiền thuê nhà hoặc không có tài sản thế chấp.

Bích Liên/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.