Cuộc thi sáng tác thơ haiku: Rung chuông cảnh tỉnh về sinh thái và nhân văn

Sáng 10/12/2019 tại Đại học KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác thơ haiku Việt - Nhật lần thứ 7. Dù cuộc thi không đưa ra chủ đề cụ thể, nhưng nổi trội nhất lại là các bài haiku cảnh tỉnh về hệ sinh thái và văn hóa - nhân văn của người Việt hiện nay.
11/12/2019 11:34

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng 10/12/2019 tại Đại học KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác thơ haiku Việt - Nhật lần thứ 7. Dù cuộc thi không đưa ra chủ đề cụ thể, nhưng nổi trội nhất lại là các bài haiku cảnh tỉnh về hệ sinh thái và văn hóa - nhân văn của người Việt hiện nay.

Trao giải thưởng cuộc thi thơ Haiku Việt - Nhật lần thứ 6

Trao giải thưởng cuộc thi thơ Haiku Việt - Nhật lần thứ 6

Sáng 20/12, tại Đại học KHXH&NV TP.HCM, đã diễn ra buổi tổng kết và trao giải cuộc thi thơ Haiku Việt - Nhật lần thứ 6.

Được sự đồng ý của PGS-TS Đoàn Lê Giang, báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) trích đăng bài phê bình của ông về cuộc thi lần này.

Đau đáu cùng môi trường sống

Trong số 663 bài thơ dự thi kỳ này, rất nhiều bài thơ nói về nguy cơ hủy hoại môi trường. Những bài thơ này nói rất hay, rất ấn tượng, được viết bằng cách thức rất haiku. Đó là dòng sông ô nhiễm với đàn cá chết, trôi đi trong cảnh thiên nhiên tang tóc như một đám ma khổng lồ: “Đàn cá ngửa bụng/ triền loa kèn rủ trắng khăn tang/ sông lặng im mặc niệm” - Phan Đức Lộc.

Đó là biển chết với ngập túi ni-lông và ống hút, cua cá, rùa rắn đang thoi thóp trong ấy. Hình ảnh có chút hài hước, u-mua: “Biển phủ ni-lông/ cụ rùa/ thở ống hút” - Lê Hữu Thương. Hay bi thảm hơn, như trong bài thơ haiku của Nguyễn Thánh Ngã: “Dạt vào bờ/ mắt cá voi ngấn lệ/ dập dềnh túi ni-lông”.

Chú thích ảnh
Phát biểu tại lễ trao giải, ngài Kawaue Junichi (Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM) nói rằng haiku Việt có nhiều tự do hơn haiku Nhật, vì ít chịu ràng buộc về quý ngữ, quý đề. Ảnh: Văn Bảy

Cảnh báo nguy cơ về môi trường sinh thái là thế mạnh và cũng là một điểm đặc sắc của thơ haiku hiện đại. Bài thơ haiku của Phó Đỗ Quyên đã vẽ nên bức tranh từ góc nhìn độc đáo: một góc trời có tòa tháp cao và cánh nhạn. Bài thơ haiku của Phạm Quốc Duẩn cảnh báo về nguy cơ hủy hoại thiên nhiên qua hình ảnh con chim bị bắt nhốt trong lồng. Thơ haiku của Đỗ Thượng Thế thì cảnh báo sự hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên về việc những rạn san hô ngoài khơi đang bị tàn phá không thương tiếc.

Chú thích ảnh
Giải Nhất được trao cho Lâm Long Hồ sinh năm 1989, hiện sống tại xã biên giới Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Long Hồ nói rằng đã biết đến cuộc thi này từ 3 mùa giải trước, nhưng lần này mới tự tin dự thi. Ảnh: Văn Bảy

Bài thơ haiku của Lâm Long Hồ - giải Nhất - rung chuông cảnh tỉnh về môi trường sống hiện nay, về thiếu vắng tính nhân văn, tính nhân cảm. Lâm Long Hồ viết: “Cà phê Ngày Tình nhân/ hai màn hình điện thoại/ chiếu sáng hai mặt người”.

Bên cạnh đó, thơ haiku Việt cũng viết nhiều về thiên nhiên đẹp đẽ, thông qua những sinh thể nhỏ bé. Cây hoa “tứ quân tử” (mai, lan, cúc, trúc), “tuế hàn tam hữu” (tùng, trúc, mai) đẹp đẽ và cao quý, mà một bông hoa dại tầm thường bên vũng nước cũng có nét đẹp riêng cần phải được tôn trọng. Như Lâm Minh Trí viết: “Nước đọng bên đường/ những bông hoa nhỏ/ soi gương”.

Chú thích ảnh

Tại sao phải cần thêm haiku Việt?

Thơ haiku, thể thơ ngắn nhất thế giới từ Nhật Bản đến nay đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Bên cạnh thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ tự do… đã đến lúc ta có thể nói đến thơ haiku Việt. Thơ haiku Việt là thơ haiku của người Việt, viết bằng tiếng Việt và mang phong cách Việt. Một đất nước có truyền thống thi ca lâu dài, với một kho tàng thi ca đồ sộ như Việt Nam, sao vẫn cần thêm thể thơ haiku?

Thêm haiku không chỉ vì thêm một thể thơ ngắn, cô đúc, vì thơ lục bát phong dao của Việt Nam cũng rất ngắn, mà chính là vì thêm một cách thức nhìn đời, một cách thức phản ánh đời sống của thơ haiku. Cái đẹp của thiên nhiên nhỏ bé là cách nhìn thế giới rất riêng của thơ haiku. Thiên nhiên nhỏ bé ấy cũng phản ánh cả vũ trụ lớn lao. Thơ haiku Việt đã tạo ra một thế giới riêng, một cách thể hiện đời sống rất riêng.

Gắn với thiên nhiên, nên thơ haiku Nhật bắt buộc phải có quý ngữ, tức là từ chỉ mùa. Bốn mùa ở Nhật thay đổi thật rõ ràng và thật đẹp. Thơ haiku Việt cũng có quý ngữ từ cảnh sắc Việt. Có hoa mai vàng, hoa đào, hoa xoan mùa Xuân; có lá bàng đỏ, cây cơm nguội vàng, hương cốm mùa Thu; có mưa phùn gió bấc, có áo bông mùa Đông; có cánh phượng, tiếng ve và bão lũ mùa Hè… Nhưng phần sâu lắng nhất trong thơ haiku Việt lại là hình bóng quê hương, quê nhà nghèo khó, hình bóng ông bà, cha mẹ vất vả, thân cò lặn lội đồng sâu.

Ca dao Việt ít nói về cha, có lẽ vì truyền thống tính nữ, “duy tình” có từ xưa, nhưng thơ haiku Việt lại có bài về người cha khá hay. Giọng thơ thật cảm thương: “Trên đồng heo may/ bóng cha sấp ngửa/ lẫn trong đất cày” - Nguyễn Bá Hòa.

Thơ haiku từ Nhật đi ra khắp thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Việt Nam… Đến mỗi một quốc gia lại mang ít nhiều phục trang, hình hài của quốc gia ấy. Thơ haiku vào Việt Nam ngót một thế kỷ nay, đã và đang lan tỏa trong đời sống người Việt chừng ba chục năm nay. Nó đã mang hình hài Việt, vẻ đẹp Việt, đã nói lên tâm tình và suy tư của người Việt hiện đại.

Kết quả giải thưởng

Từ 663 bài haiku dự thi, 40 bài vào vòng chung kết, ban giám khảo chọn trao 1 giải Nhất cho Lâm Long Hồ (An Giang); 3 giải Nhì cho Phạm Quốc Duẩn (Hà Nội), Lê Thị Thanh Tâm (Hà Nội), Đỗ Thượng Thế (Đà Nẵng); 8 giải Khuyến khích cho Phan Đức Lộc (Điện Biên), Nguyễn Thánh Ngã (TP.HCM), Trịnh Thị Ngọc (Bình Phước), Phó Đỗ Quyên (TP.HCM), Nguyễn Văn Song (Hưng Yên), Lê Hữu Thương (Hà Nội), Lâm Minh Trí (TP.HCM) Hồ Trường (Bến Tre).

Đoàn Lê Giang

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.