Có thể bạn chưa biết: Một đế chế trong tay các hoạn quan

Minh Thành Tổ (1360-1424) là một trong những “bạo đế” Trung Hoa lẫy lừng nhất, người mang lại nhiều cải cách sâu rộng và để lại nhiều dấu ấn lịch sử. Một trong số đó là đỉnh cao của chế độ chuyên quyền do các quan thái giám giật dây phía sau.
30/07/2022 06:55

Minh Thành Tổ (1360-1424) là một trong những “bạo đế” Trung Hoa lẫy lừng nhất, người mang lại nhiều cải cách sâu rộng và để lại nhiều dấu ấn lịch sử. Một trong số đó là đỉnh cao của chế độ chuyên quyền do các quan thái giám giật dây phía sau. Hôm nay, ai đến Bắc Kinh cũng phải vào tham quan Cấm Thành, dù không còn biết nhiều về thế lực lịch sử hắc ám của đám hoạn quan đó nữa.

Có thể bạn chưa biết: Hài hước xung quanh một ý tưởng thiên tài

Có thể bạn chưa biết: Hài hước xung quanh một ý tưởng thiên tài

Thế giới biết đến hệ thống đường cao tốc Đức như một hình mẫu, và đột nhiên ngày ấy Hitler không chỉ là người chỉ đường về tư tưởng, mà còn là một nhà hoạch định giao thông tài ba?

Minh Thành Tổ ngự ngai vàng của đế chế nhà Minh 22 năm, nhưng sự khởi đầu làm thiên tử (con Trời) của ông không được vàng son cho lắm: Mẹ ông chỉ là một phi tần người Triều Tiên hoặc Mông Cổ gì đó thuộc hạng thấp kém nhất trong hậu cung. Sau này ông lên ngôi hoàng đế chỉ nhờ lật đổ đứa cháu Chu Doãn Văn đang là người kế vị hợp pháp mang hiệu Minh Huệ Đế. Có lẽ để làm lu mờ xuất xứ kém phần cao sang ấy, ông sai chuyển kinh đô nước Trung Hoa thống nhất từ Nam Kinh về Bắc Kinh, xóa ván bài để làm lại từ đầu.

Khởi đầu bạo lực

Vị hoàng đế sáng lập Hồng Vũ Đế giao cho con trai thứ tư của mình là Chu Đệ cai quản các tỉnh phía Bắc, một vùng đất khó nhằn, luôn đối đầu với nguy cơ từ những tộc người du mục trên lưng ngựa, ngay cả sau khi quân Mông Cổ rút lui. Ông đã chọn Bắc Kinh, kinh đô cũ từng được quân Mông Cổ sử dụng làm nơi cư trú và đặt tham vọng xây dựng một nền hành chính mẫu mực.

Chú thích ảnh
Minh Thành Tổ (trị vì 1402-1424)

Để làm được điều này, ông tập hợp một nhóm các hiền sĩ đáng tin cậy dưới trướng mình. Bản thân từng lãnh đạo quân đội trong một số chiến dịch đại thắng, ông giành được lòng trung thành vô điều kiện của họ. Cũng với đội quân hùng hậu này, ông mở cuộc chiến chống lại Chu Doãn Văn sau cái chết của cha mình vào năm 1399 và tiến vào thủ đô Nam Kinh ba năm sau.

Để lấp liếm hành vi soán ngôi, làm cho mọi người quên đi những chi tiết về nhân thân của mình, Chu Đệ đã tiến hànhnhiều hoạt động mạnh mẽ. Đầu tiên, ông đề ra khẩu hiệu cai trị Vĩnh Lạc (tức “Niềm vui vĩnh cửu”, đó là lý do sử sách còn ghi tên ông là Vĩnh Lạc Đế) và xóa người tiền nhiệm của mình khỏi danh sách chính thức của các hoàng đế. Sau đó, ông tước bỏ quyền lực của các hoàng tử nhà Minh còn lại và bố trí những người thân tín của mình vào mọi vị trí cốt lõi. Các quan lại bị thất sủng thường bị đi đày biệt xứ hoặc đơn giản là mất đầu. Cuộc thanh trừng này được cho là có tới hai vạn nạn nhân. Chưa hết, tân hoàng đế còn lập ra một bộ máy mật vụ chuyên giám sát công việc và tư tưởng của các quan chức.

Chừng ấy con người và công việc cũng đòi hỏi một hạ tầng cơ sở khổng lồ. Với hơn một triệu dân, Nam Kinh bên sông Dương Tử là đô thị lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, giáo sư Kai Vogelsang viết: “Một bức tường thành dài gần 40 cây số bao quanh mọi thứ thuộc về một thủ đô: Cung điện hoàng gia, sân vườn, phòng ốc, các cơ quan chức năng, kho lương, học viện hoàng gia, đền thờ và doanh trại quân đội - tất cả được di chuyển một nghìn cây số về phía bắc”!

Tử Cấm Thành

Bắc Kinh không được chọn một cách ngẫu nhiên. Các sử gia sau này cũng cho rằng ở Nam Kinh, trung tâm cũ của phương Nam, hoàng đế không cảm thấy an toàn trong thế thập diện mai phục bởi kẻ thù.

Nhưng có lẽ cũng chính tầm nhìn xa của một chính trị gia lỗi lạc đã khiến Vĩnh Lạc Đế công bố một quyết định có tầm ảnh hưởng sâu rộng vào năm 1406. Chính phủ nên chuyển đến Bắc Kinh, cách đó cả nghìn cây số. Các lãnh chúa triều đại nhà Nguyên của người Mông Cổ, từng cai trị trước nhà Minh, đã đặt đại bản doanh Bắc Kinh, ngày ấy còn gọi là Đại Đô. Bắc Kinh nằm ở rìa thảo nguyên, là bản lề mở lên phía bắc, từ đây đế chế có thể được thâu tóm và bảo vệ dễ dàng hơn so với Nam Kinh, trung tâm của nền văn minh Hán.

Cuộc di cư khổng lồ làm đảo lộn cuộc đời của hơn một triệu nô lệ và 100.000 nghệ nhân bị đưa tới làm việc ngày đêm trên một công trường mới, rộng 720.000 mét vuông và có gần 10.000 phòng: Tử Cấm Thành. Lương thực, thuế và cống phẩm đến được Bắc Kinh qua một con kênh. Một bức tường cao mười mét với bốn cổng thành ngăn thủ đô này với phần còn lại của thế giới. Khoảng 300.000 binh sĩ đóng ở vòng ngoài để đảm bảo an ninh. Bắc Kinh là biểu hiện hóa đá của quyền lực và vàng son.

Ngày 2 tháng 2 năm 1421 là một lễ long trọng: Vĩnh Lạc Đế khánh thành thủ đô mới của mình với một lễ hội xa xỉ. 28 nguyên thủ quốc gia đã được mời, tổng số khách là 26.000. Họ được phục vụ một bữa ăn gồm mười món, nhưng chỉ sau khi phủ phục trước mặt Hoàng đế. Ai không quỳ lạy đúng cách, sẽ bị các hoạn quan buộc phải lặp lại.

Chú thích ảnh
Từ Hy Thái Hậu và đám hoạn quan phục dịch

Con đường thăng quan tiến chức số 1

Tử Cấm Thành trở thành nơi ở của hoàng gia, hậu cung với 2.000 cung phi tần và hàng vạn thái giám. Có thể nói, hơn cả với tướng lĩnh cùng chinh chiến với mình, Minh Thành Tổ đặt lòng tin vào lòng trung thành của đội ngũ hoạn quan kể từ khi ông chinh phạt một pháo đài của người Mông Cổ ở Côn Minh từ ngày còn là hoàng tử. Tất cả đàn ông đều bị giết, và tất cả các bé trai chưa đến tuổi dậy thì đều bị hoạn toàn bộ hoặc một phần, theo phong tục phổ biến ở Trung Quốc thời ấy. Không ít người chết khi bị thiến bằng dao, những người sống sót có chung một điểm đặc thù chung là phục tùng vô điều kiện.

Ở Trung Quốc, việc hoạn bao gồm cắt bỏ dương vật cũng như tinh hoàn. Cả hai bộ phận đều bị cắt cùng một lúc bằng dao. Hiện tượng thái giám đã tồn tại ở Trung Quốc từ khoảng năm 146 sau Công nguyên, họ thường được dùng làm công chức. Thái giám thời nhà Minh ở Trung Quốc đóng vai trò quyết định trong việc điều hành hoàng cung. Nhiệm vụ của họ bao gồm hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày trong cung điện hoàng gia. Họ còn phụ trách thu mua đồng, thiếc, gỗ và sắt. Họ cũng phải sửa chữa và xây dựng ao hồ, cổng thành, cung điện ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Nam Kinh, cũng như các dinh thự và lăng tẩm. Họ chuẩn bị bữa ăn cho một số lượng lớn người trong cung điện, chăm sóc các loài động vật trong cung điện.

Từ thời cổ đại, hoạn vừa là một hình phạt truyền thống (một trong năm hình phạt) vừa là một phương tiện để kiếm việc làm trong các dịch vụ của Hoàng gia. Một số hoạn quan có quyền lực lớn, như quan chức triều Minh Trịnh Hòa, được đồn là người tìm ra châu Mỹ trước cả Christopher Colombo. Tự hoạn còn là một thực tế phổ biến để kiếm quyền cao chức trọng.

Người ta biện minh cho việc tuyển dụng hoạn quan làm công chức cấp cao là vì họ không có khả năng sinh con,do đó sẽ không bị cám dỗ để nắm quyền và xây dựng một triều đại. Thông thường, hoạn quan được coi là đáng tin cậy hơn các quan chức khác. Trong thiên văn Trung Quốc cổ đại, một chòm sao được chỉ định là của Hoàng đế, và ở phía Tây của nó, bốn ngôi sao được xác định là "thái giám".

Đại diện cho ý chí cá nhân của hoàng đế

Sự thực luôn kém thơ mộng hơn chút: nhà vua luôn lo ngạicon cái không hẳn là giọt máu của chính mình! Do đó, chỉ có hoạn quan mới được phép phục vụ hoàng đế và ở cạnh 2.000 thê thiếp được phân chia theo một thứ hạng nghiêm ngặt trong hậu cung. Điều này đảm bảo rằng con cái của vua là “hậu duệ đích thực“ của Hoàng gia. Hơn nữa, những “nô lệ ẻo lả, xu nịnh” không thể gây nguy hiểm cho “thiên chức” mà hoàng đế đã nhận từ đấng thần linh.

Nhà sử học người Anh Gavin Menzies viết: “Chỉ có những hoạn quan mới được coi là đủ thấp hèn để trở thành nhân chứng thầm lặng cho những thất bại và điểm yếu trong đời tư của Hoàng gia, chỉ có họ mới được phép hằng ngày kiệu các phi tần trần truồng hoặc quấn hờ dải lụa vào phòng ngủ của vua”.

Xung đột giữa quan thái giám luôn cận kề hoàng đế và các quan lại khác là một chủ đề quen thuộc trong lịch sử Trung Quốc, dĩ nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Có những trường hợp hoạn quan rất có năng lực làm cố vấn cho hoàng đế, và sự phản kháng của các quan chức "có tài có đức" khác thường xuất phát từ sự ghen tị. Dưới thời Minh Thành Tổ có các hoạn quan người Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Á, một phần là những người bị bắt từ Vân Nam do Mông Cổ kiểm soát vào năm 1381, trong số đó có nhà thám hiểm đường biển vĩ đại Trịnh Hòa, hoặc từ Việt Nam như Nguyễn An, được cho là kiến trúc sư xây Thiên An Môn. Trên thực tế, hoạn quan đại diện cho ý chí cá nhân của hoàng đế, trong khi các quan lại khác thể hiện ý chí chính trị của bộ máy cai trị.

Hệ thống hoạn quan ở Trung Quốc mãi sau này mới được bãi bỏ, vào ngày 5 tháng 11 năm 1924. Thái giám cuối cùng của hoàng gia Phổ Nghi, Tôn Diệu Đình, qua đời vào tháng 12 năm 1996.

Vĩ thanh

Đối với các thần dân của mình, những cuộc phiêu lưu tốn kém của Vĩnh Lạc Đế có một tác dụng phụ dễ chịu. Khi ông qua đời vào năm 1424, kho bạc của triều đình nhẵn thín đến mức không thể tiến hành các chiến dịch quân sự lớn nào nữa. Vì vậy, hoàng đế nhà Minh này cũng đi vào sử sách với tư cách là khởi đầu một thời kỳ hòa bình lâu dài!

Lê Quang

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.