Chương trình của năm: Gừng càng già càng cay…

Sở dĩ Chương trình của năm của giải Âm nhạc Cống hiến phải tách thành hai hạng mục riêng biệt: Chương trình của năm và Chuỗi chương trình của năm cũng bởi các chương trình năm qua không chỉ nở rộ về số lượng mà có nhiều đổi mới hấp dẫn.
11/04/2014 16:13

(Thethaovanhoa.vn) - Sở dĩ Chương trình của năm của giải Âm nhạc Cống hiến phải tách thành hai hạng mục riêng biệt: Chương trình của nămChuỗi chương trình của năm cũng bởi các chương trình năm qua không chỉ nở rộ về số lượng mà có nhiều đổi mới hấp dẫn, kể cả với những tên tuổi không còn mới.

Gặp lại người cũ

4/5 đề cử ở hạng mục Chuỗi chương trình của năm đều đã có mặt trong bảng đề cử này hơn 1 lần, thậm chí đã từng trở thành quán quân (Bài hát Việt 2008), ngoại trừ Đồ Rê Mí Đôi. Tuy nhiên với khán giả thì Đồ Rê Mí Đôi cũng không hoàn toàn mới, đây chỉ là phiên bản mới của chương trình Đồ Rê Mí đã lên sóng truyền hình từ tháng 6/2007 (đến nay đã qua 7 mùa thi). Bài hát Việt, Đồ Rê Mí Đôi, Giọng hát Việt, LUALA Concert, RockStorm không phải là “làn gió lạ”, không nương nhờ sức hút của “lần đầu tiên”, trái lại, họ chứng tỏ “gừng càng già càng cay”.

Chương trình Bài hát Việt 2013 có những cải tiến đáng kể để nâng hiệu quả của ca khúc dự thi và tần suất giới thiệu ca khúc đến công chúng nhiều hơn. Mỗi tháng, chương trình có 3 talk show (thứ Sáu hàng tuần) và 1 gala vào cuối tháng. Trong các talk show với sự tham gia của hội đồng gồm các nhà sản xuất, cố vấn âm nhạc, cho thấy Bài hát Việt đang nỗ lực tìm cách nhằm tiếp cận đời sống âm nhạc để cái “mới, lạ” của ca khúc Bài hát Việt đến với đông đảo công chúng. Hay nói cách khác Bài hát Việt 2013 đang tìm cách dung hòa yếu tố chuyên môn và thị trường để những ca khúc nghệ thuật có được đời sống rộng rãi.

Chương trình Bài hát Việt 2013

Bài hát Việt 2013 đã “hoàn chỉnh” chân dung một số nhạc sĩ như Phạm Hải Âu, Phạm Toàn Thắng; phát hiện các gương mặt mới nhiều cá tính như Đức Hùng, Huyền Sambi. Các ca khúc Bài hát Việt phần lớn đã đi vào thị trường, nhiều ca khúc được các ca sĩ chọn làm album. Một số ca khúc được các bạn trẻ nghe nhiều và tạo được dấu ấn trong công luận như: Vì em nhớ anh (sáng tác Phạm Hải Âu, ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh, đoạt giải Bài hát của năm), ca khúc mang tính chuyên nghiệp cao; Bác làm vườn và con chim sâu (Đức Hùng, ca sĩ Trúc Nhân, đoạt giải Sáng tạo), với nhiều sáng tạo mới mẻ… Bài hát Việt đã góp phần làm phong phú đời sống ca khúc Việt với nhiều đề tài, thể loại và với chất lượng nghệ thuật cao.

Đồ Rê Mí Đôi mùa thứ 7 cũng quyết định ra mắt định dạng (format) mới mà nhiều người cho rằng đây là một sự thay đổi mang tính chất cạnh tranh với các chương trình truyền hình thực tế mới đang rất ăn khách. Thực tế là chương trình vẫn kiên định với “xương sống” của định dạng 6 năm qua ở các vòng thi. Sự thay đổi chỉ là Đồ Rê MíĐồ Rê Mí Đôi sẽ luân phiên diễn ra từng năm. Nhưng với phiên bản Đồ Rê Mí Đôi lần đầu tiên, chương trình đã được làm mới về diện mạo và phong phú hơn về nội dung. Không chỉ ở đêm thi cuối cùng, mà ngay từ những vòng loại, Đồ Rê Mí Đôi đã tỏ ra “tiến bộ” về chất lượng đầu tư, từ nội dung thi đến cách dàn dựng tiết mục.

Chương trình Đồ Rê Mí Đôi

Đây cũng là một cuộc thi đề cao tính giáo dục khá tốt dành cho thiếu nhi. Vì phải thấy rằng, ở độ tuổi từ 4 - 8 tuổi, bên cạnh sự hồn nhiên các bé cũng đang từng bước tiếp nhận tri thức, hình thành nhân cách. Và sân chơi âm nhạc mang tính “ngoại khóa” cao cấp này đã có những nội dung giáo dục được lồng ghép một cách khéo léo, tự nhiên qua mỗi phần thi. Các bé đến với chương trình không chỉ được mở rộng hiểu biết âm nhạc mà còn được rèn luyện kỹ năng mềm khi được giao lưu, học tập, trình diễn với bạn diễn. Bên cạnh sự hồn nhiên, vô tư, sẽ là lòng nhân ái, tình yêu thương, chia sẻ được nuôi dưỡng và phát huy trong mỗi thí sinh.


Clip Đồ Rê Mí Đôi

Trên sóng truyền hình, có lẽ Đồ Rê Mí Đôi (Đồ Rê Mí) là chương trình âm nhạc hiếm hoi dành cho trẻ thơ có thâm niên. Để để có được sự vững vàng trên sóng truyền hình trong nhiều năm qua, ê-kíp đã phải nỗ lực rất nhiều. Nỗ lực để đem đến một cuộc thi nhưng trước hết, phải là một sân chơi đúng nghĩa, dành cho đúng lứa tuổi của thiếu nhi, giữ được sự hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ, đưa các em đến với một không gian của âm nhạc, của sự chia sẻ và yêu thương.

Trong số 5 đề cử thuộc hạng mục Chuỗi chương trình của năm, Giọng hát Việt là chương trình có độ phủ sóng rộng nhất. Dẫu mùa thứ 2 chương trình có giảm chút nhiệt do bị chính người em Giọng hát Việt nhí “đè”, nhưng với định dạng “khủng”, và dàn huấn luyện viên toàn “sao cỡ bự”, Giọng hát Việt vẫn là chương trình rất được yêu thích.

Chương trình Giọng hát Việt

"Cựu binh" Vietnam Idol đã qua 5 mùa nhưng mùa nào cũng trầy trật với chất lượng thí sinh. Trong khi đó dẫu chỉ đi được hai mùa, nhưng Giọng hát Việt đã thu về những thí sinh “chất” nhất. Định dạng thi độc đáo, đầy tính cạnh tranh của Giọng hát Việt vừa là thách thức, vừa là thỏi nam châm thu hút nhân tài. Mùa thứ hai, các HLV thể hiện rõ hơn hẳn dấu ấn của họ trong việc huấn luyện, đem đến cho khán giả rất nhiều tiết mục hấp dẫn ở vòng Đối đầu và và vòng Live show.

Hai “đối thủ” có vẻ không “cân sức” (khi so với 3/5 chương trình truyền hình được phủ sóng toàn quốc) trong bảng đề cử Chuỗi chương trình của năm là hai “người cũ” với Cống hiến: LUALA ConcertRockStorm.

Hình ảnh LUALA Concert

Một chặng đường không còn ngắn nhưng chưa quá dài của LUALA Concert - thương hiệu âm nhạc đường phố duy nhất hiện nay tại Hà Nội trong 5 năm qua, vẫn đã và đang không ngừng đổi mới trong từng chương trình, từng mùa, từng năm. Năm 2013, không gian âm nhạc cổ điển tại LUALA Concert đánh dấu sự mới mẻ trước sự xuất hiện lần đầu của nghệ sĩ nước ngoài - giọng ca tenor Park Sung Min và dàn hợp xướng Hàn Quốc. Bên cạnh đó là phần trình diễn đặc biệt dành cho thiếu nhi của nhà giáo dục âm nhạc pianist Trang Trịnh.


Còn với dòng âm nhạc thử nghiệm, LUALA Concert cũng đã có một nhạc mục phong phú với các yếu tố thử nghiệm như kết hợp giữa jazz với cải lương, hát văn, âm nhạc điện tử “bắt tay” với nhạc cổ truyền, giao hưởng với cải lương hay đưa cả một dàn nhạc dân tộc mới vào chương trình. Cái mới sẽ được ghi nhận hay phủ nhận đều cần có thời gian nhưng rõ ràng, một trong những điều mà LUALA Concert đang thực hiện được với chương trình của mình, chính là sự định hình cho khán giả những “gu” âm nhạc với cách thưởng thức văn minh, hiện đại.

Giống như LUALA Concert, RockStorm được tổ chức để làm thương hiệu. Tuy nhiên, không dừng ở đó, sau 5 mùa, RockStorm trở thành sự kiện đặc biệt dành cho các tín đồ của dòng nhạc vốn bị xem là khó nghe với đại đa số công chúng.

RockStorm trở thành sự kiện đặc biệt dành cho các tín đồ rock

Việc quy tụ những cái tên quen thuộc với khán giả, như: Bức Tường, Microwave, Ngũ Cung, KOP… chỉ là công thức của các mùa cũ, từng tạo nên thành công. Nhưng nếu định hướng RockStorm là trở thành một festival âm nhạc thực sự, thì chương trình cần nỗ lực làm mới. Và sự xuất hiện của ban nhạc nước ngoài đầu tiên: Andromeda tại RockStorm 2013 chứng tỏ nỗ lực ấy. Andromeda - rock band nổi tiếng Thụy Điển, có được chỗ đứng ở thị trường châu Âu khắc nghiệt, đã giúp hâm nóng sự quan tâm của người hâm mộ rock.

Những cái tôi trở lại

Khác với Chuỗi chương trình của năm, 5 đề cử ở hạng mục Chương trình của năm là 5 dấu ấn “cái tôi” rõ nét.

20 năm hoạt động âm nhạc, Đỗ Bảo mới làm live concert đầu tiên. Cánh cung là không gian âm nhạc thuần chất nhất mà Đỗ Bảo muốn mang tới cho khán giả. Với nhạc sĩ, anh cũng không đặt nặng chuyện làm mới hay để nguyên như cũ các ca khúc. Bởi thật sự thì, có những thứ anh viết ra từ hơn 10 năm trước, đến giờ vẫn là mới so với mặt bằng âm nhạc Việt.

Live concert Cánh cung

Đêm nhạc Cánh cung - Đỗ Bảo Live Concert in Hà Nội đưa khán giả gặp lại những ca khúc quen thuộc của tác giả: Bức thư tình đầu tiên, Bức thư tình thứ hai, Những mùa đông yêu dấu, Mùa cây trổ lá, Cánh buồm đỏ thắm, Đỉnh núi lãng quên, Thời gian để yêu, Cỏ mềm, Mây… Các ca sĩ: Thanh Lam, Hà Trần, Tấn Minh, Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Lê Hiếu, Khánh Linh được mời không vì tên tuổi mà vì chính họ từng thể hiện thành công ca khúc của Đỗ Bảo. Một thời gian dài trước đó, sau “cú đúp” giải Cống hiến lần 4 - 2009 với giải Nhạc sĩ của nămAlbum của năm (Cánh cung 2 - Thời gian để yêu) Đỗ Bảo gần như “ở ẩn” cho tới album và live concert này.

Cầm tay mùa Hè năm 2013 được xem là bước đột phá của thương hiệu khi khán giả bị “khuất phục” hoàn toàn trước nhạc điện tử và world music trong sự thăng hoa của Hà Trần và Thanh Lam.

Hình ảnh của Cầm tay mùa Hè

Không quá khi nói giám đốc nghệ thuật kiêm sản xuất chương trình này, nhạc sĩ Quốc Trung “khôn ngoan” chọn hai gương mặt diva đã “cũ” này và biết cách để “làm mới” họ. Những khán giả đã quen với một Hà Trần của dòng nhạc điện tử vẫn bất ngờ khi chị thể hiện sở trường này với một sắc màu không thể trộn lẫn. Còn với Thanh Lam là world music - con đường mà từng đồng hành cùng nhạc sĩ Quốc Trung. Những Mưa bay tháp cổ, Ra ngõ tụng kinh, Dệt tầm gai, Chị tôi, Em tôi, Bay vào ngày xanh, Tiến thoái lưỡng nan… trong Cầm tay mùa Hè mang lại cảm giác vừa quen, vừa lạ với những bản phối mới.

Sau khi ra mắt album Độc đạo, ca sĩ Tùng Dương quyết đưa nguyên ê-kíp từ Pháp tới sân khấu Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Live concert Độc đạo trình diễn những bài hát mới viết riêng cho giọng hát Tùng Dương trong album cùng tên và cả những bài hit của Tùng Dương được phối mới bởi nghệ sĩ Nguyên Lê. Trong Độc đạo, nhạc sĩ Nguyên Lê không chỉ thể hiện tài biến hóa ở những bản độc tấu dành cho guitar, mà hơn nữa là sự tài tình trong pha trộn nhạc cụ điện tử với những nhạc cụ dân tộc Việt Nam: đàn tranh, đàn bầu, sáo… Thứ âm nhạc không biên giới mà Nguyên Lê “chiêu đãi” khán giả Việt không phải là world music xa lạ, khó hiểu, kén người nghe mà là thứ nhạc giản dị, gần gũi và thăng hoa. Đó là những khoảnh khắc đáng nhớ khi đàn bầu xuất hiện trong All is full of love hay đàn tranh xuất hiện trong 7 Seconds với phần trình diễn của Tùng Dương - Julia Sarr.

Chương trình Trần Mạnh Tuấn & Saigon Big Band gồm 2 phần, mỗi phần đều có những đóng góp đáng kể. Phần trình diễn của Saigon Big Band cho thấy sự trưởng thành của một dàn nhạc big band đầu tiên tại TP.HCM, một dàn nhạc đang trên đường phấn đấu để xứng đáng trở thành một dàn nhạc tiêu biểu đại diện cho đẳng cấp văn hóa của một thành phố lớn.

Phần trình diễn của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn là sự kết hợp nhạc jazz với các nhạc cụ truyền thống dân tộc. Các nhạc cụ như đàn tranh, t’rưng, đàn đáy… phô diễn đầy ngẫu hứng, góp phần đưa vị thế của nhạc cụ dân tộc “bình đẳng” với các nhạc cụ Tây phương khác. Sự xen kẽ những đoạn diễn tấu của nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ Tây phương cùng với dàn nhạc jazz như một sự so sánh để tôn nét đẹp, sự phong phú trong diễn cảm của nhạc cụ dân tộc.

Chương trình Trần Mạnh Tuấn & Saigon Big Band

Những tiết mục trình diễn trong chương trình đa số mang màu sắc dân gian, cũng có thể xem đây là những tiết mục world music đặc sắc qua sự biểu diễn của các nghệ sĩ hàng đầu nhạc jazz và nhạc cụ dân tộc - Trần Mạnh Tuấn, Hải Phượng, Anh Tấn… và đó là những tiết mục hiện đại, nhiều cảm hứng, thu hút khán giả.

Clip chương trình Trần Mạnh Tuấn & Saigon Big Band

Việc kết hợp nhạc jazz với nhạc cụ truyền thống là con đường mà nhiều nghệ sĩ nhạc jazz trên thế giới đã thực hiện và đó cũng là con đường để nhạc dân gian truyền thống mỗi quốc gia có thể vươn mình ra khỏi biên giới. Xét ở khía cạnh này, chương trình Trần Mạnh Tuấn & Saigon Big Band còn có ý nghĩa lớn trong việc tìm cách đưa nhạc Việt đến với khán giả quốc tế.

Sau Những câu chuyện kể của tôi (2012) giống như một “tự truyện bằng âm nhạc 70 năm” của mình, nhạc sĩ Dương Thụ, người nhiều tuổi nhất trong các đề cử, “mở cửa sổ âm nhạc” thứ hai của mình một cách bay bổng, ngây thơ và lãng mạn đúng như tên gọi của chương trình - Tôi mơ một giấc mơ.

Chương trình Tôi mơ một giấc mơ

Có một chút ngược chiều với những đồng nghiệp trẻ của mình (Đỗ Bảo, Quốc Trung, Tùng Dương, Trần Mạnh Tuấn), Dương Thụ dùng lời Việt mang những giai điệu kinh điển của âm nhạc quốc tế (những ca khúc trong album Chat với Mozart, là các bài hát trong những vở nhạc kịch nổi tiếng thế giới và những giai điệu new age - tân cổ điển của nhóm nhạc lừng danh Secret Garden) đến gần hơn với công chúng phổ thông Việt Nam.

Đây có thể được xem như một phần tiếp theo của dự án Chat với Mozart mà ông từng thực hiện với Mỹ Linh và ban nhạc Anh Em (album cùng tên đoạt giải Album của năm) và lần này đã “lôi kéo” thêm được nhiều người mới cùng “chat với Mozart” (chat với âm nhạc cổ điển): từ Tùng Dương, Nguyên Thảo, Khánh Linh đến Uyên Linh, Duyên Huyền. Cái “bắt tay” giữa âm nhạc Dương Thụ và “phù thủy thị giác” Việt Tú trong vài trò đạo diễn sân khấu cũng mang lại một hình ảnh mới cho những chương trình “made in Dương Thụ”, khi một chương trình nghệ thuật đẳng cấp không chỉ làm thỏa mãn tai nghe, mà còn thỏa mãn cả mắt nhìn.

>>> Chuyên trang âm nhạc Cống hiến

Nhóm Phóng viên Văn hóa
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Ca khúc 'Anh chưa thương em đến vậy đâu': Lại là Hứa Kim Tuyền

Ca khúc 'Anh chưa thương em đến vậy đâu': Lại là Hứa Kim Tuyền

Ca khúc đang tạo nhiều thiện cảm với công chúng những ngày này không phải là một MV mới, hay một bản hit chạy đua trên các bảng xếp hạng nhạc số, mà chỉ là bài hát xuất hiện trong một chương trình truyền hình.

'Cứu vãn kịp không' cho cái tên Vương Anh Tú?

'Cứu vãn kịp không' cho cái tên Vương Anh Tú?

MV "Cứu vãn kịp không" của Vương Anh Tú phát hành 5/9, lập tức xuất hiện trong top 10 bảng xếp hạng nghe nhạc trực tuyến #zingchart ở tuần 36 (tính từ 5 đến 11/9), đồng thời chiếm luôn vị trí quán quân.

Khi Trúc Nhân thẳng thừng: Có không giữ, mất đừng tìm!

Khi Trúc Nhân thẳng thừng: Có không giữ, mất đừng tìm!

Trúc Nhân vừa phát hành MV "Có không giữ mất đừng tìm" vào ngày 12/5. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Bùi Công Nam.

Khi Mỹ Tâm 'Hẹn ước từ hư vô'

Khi Mỹ Tâm 'Hẹn ước từ hư vô'

“Hay là đôi ta hẹn ước từ hư vô...” câu hát có giai điệu bắt tai qua giọng ca của Mỹ Tâm đang được giới trẻ yêu thích sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội.

'Một ngày tôi quên hết' - một đốm lửa yêu thương

'Một ngày tôi quên hết' - một đốm lửa yêu thương

Đứng vị trí thứ 4 trong top 10 BXH nhac.vn tuần 9 (28/2 đến 6/3) chính là chi tiết dẫn người viết tới ca khúc "Một ngày tôi quên hết", một tác phẩm mới của Hứa Kim Tuyền qua phần thể hiện của ca sĩ Cẩm Vân, Cece Trương.

'Thương em đến già' - đốn tim người trẻ

'Thương em đến già' - đốn tim người trẻ

"Thương em đến già" (DC Tâm - Lê Bảo Bình) là một bản pop ballad bắt tai, chiếm được nhiều cảm tình của khán giả trên các trang mạng xã hội những ngày qua.

MV 'Sau này nếu có yêu ai': Cuối năm nghe nhạc buồn

MV 'Sau này nếu có yêu ai': Cuối năm nghe nhạc buồn

Hai giọng ca Tăng Phúc và Ngô Kiến Huy vừa kết hợp trong sản phẩm MV "Sau này nếu có yêu ai".

Nhạc Việt nhìn từ 'Em gái mưa'

Nhạc Việt nhìn từ 'Em gái mưa'

"Em gái mưa", sáng tác của Mr Siro qua phần trình bày của Hương Tràm, cán mốc 500 triệu lượt nghe trên Zing MP3 sau 4 năm phát hành là thông tin đáng chú ý nhất của nhạc Việt đại chúng tuần qua.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.