Chữ quốc ngữ là sáng tạo của người Việt?

Nhân đọc bài Tự hào abêxê của tác giả Đinh Trần Toán, tôi buộc phải suy nghĩ lại một chủ đề không mới: chữ quốc ngữ có phải là một sáng tạo to lớn trong lịch sử Việt Nam hay không? Nếu phải, thì công lao ấy thuộc về ai?
03/12/2009 08:36
(TT&VH Cuối tuần) - Nhân đọc bài Tự hào abêxê của tác giả Đinh Trần Toán, tôi buộc phải suy nghĩ lại một chủ đề không mới: chữ quốc ngữ có phải là một sáng tạo to lớn trong lịch sử Việt Nam hay không? Nếu phải, thì công lao ấy thuộc về ai?

Câu trả lời của tôi là: “Chế” ra chữ quốc ngữ - nói theo ngôn ngữ bây giờ - chỉ tương đương với một đề tài khoa học cấp Bộ/cấp viện mà thôi, hàm lượng sáng tạo tự thân nó không quá lớn. Nhưng chính những người sớm vận dụng chữ quốc ngữ làm công cụ để chấn hưng đất nước… đã SÁNG TẠO ra những cơ hội to lớn cho cả dân tộc Việt Nam trong thời kỳ cận và hiện đại.


 Alexandre De Rhodes
1.
Trước hết, tôi thực sự ấn tượng với trí tưởng tượng vô cùng phong phú và bay bổng của tác giả Đinh Trần Toán khi từ dấu sắc mà nghĩ tới “nhát chém xuống”, rồi nghĩ đến tính chất của hành kim (kim loại, sắt thép). Dấu huyền là hành thủy (mặt nước nằm ngang), dấu nặng là hành thổ (đất cát, khoáng chất nặng chìm xuống), dấu ngã là hành hỏa (hình ngọn lửa ngả theo cơn gió nhẹ). Riêng dấu hỏi là hành mộc, tác giả giải thích là hình cái cây đứng thẳng, thì cá nhân tôi thấy chưa giống lắm. Tôi có hỏi bố tôi là người mê cây cảnh thì ông cho rằng, phải là hình cái cây cảnh dạng bonsai thì đúng hơn. Nếu không thì là hình cây giá đỗ, chứ một cái cây thông thường thì dù có cong queo đến đâu thì cũng không thể chúc đầu xuống như hình dấu hỏi được. Đã chúc đầu xuống như dấu hỏi thì là “mười cây chết chín một cây gật gù”, tức sắp… tiêu mục xuống đất đen thành hành thổ, hay hành… than đá rồi!


Rõ ràng không thể gán ghép hình thái của các dấu trong tiếng Việt với những ý nghĩa to tát, viển vông để rồi đi kết luận các vấn đề thuộc về lịch sử được.

2. Chữ quốc ngữ, dù bạn vẫn cứ cực đoan cho rằng nó được sáng tạo ra bởi các giáo sĩ thực dân với ý đồ làm công cụ xâm lược đi nữa thì cũng không vì thế mà bạn cảm thấy xấu hổ khi đọc những dòng chữ tôi đang viết đây, bằng thứ chữ ấy. Bởi một lẽ đơn giản, dù cây súng vốn là của quân thù nhưng đã ở trong tay bạn rồi thì bạn vẫn có thể nâng niu mơ mộng “vòng tay ôm súng ngỡ rằng người yêu” vì bạn có thể sử dụng nó như phương tiện để đạt được mục đích cao đẹp của mình. Đấy là tôi ví dụ thế thôi, chứ chữ quốc ngữ thân yêu của chúng ta, là biểu tượng của văn hóa, hòa bình đời nào lại giống với cây súng giết người. Chưa kể, câu chuyện lịch sử về chữ quốc ngữ còn nhiều uẩn khúc lắm, cần có những cách tiếp cận tôn trọng lịch sử, văn hóa của thời kỳ ấy.…

3. Tôi không biết ông A. de Rhodes và nhóm của ông ta vào thời kỳ đó đã mất bao nhiêu lâu để chế ra chữ quốc ngữ, dĩ nhiên là ở dạng sơ khai, nhưng tôi biết chắc rằng, ngày nay để Latin hóa (chữ viết) cho một ngôn ngữ chẳng phải là điều gì kinh thiên động địa. Chứng cớ là người ta (có thể gồm cả các thời kỳ trước) đã chế ra được ít nhất 22 bộ chữ cho các dân tộc ở VN bằng cách Latin hóa ngôn ngữ của họ - tức ghi âm tiếng nói của các dân tộc bằng các mẫu tự Latin. Đứng về mặt khoa học thì cách làm này chẳng khác là bao so với việc A. de Rhodes đã chế ra chữ quốc ngữ, tức là Latin hóa tiếng Việt từ 4 thế kỷ trước.

Sự so sánh có vẻ hơi khập khiễng, nhưng ở đây chúng ta đang bàn đến sự sáng tạo thì tôi cho rằng hàm lượng sáng tạo kết tinh tự thân trong bộ chữ quốc ngữ không phải là khổng lồ, mặc dù việc Latin hóa tiếng Việt có vẻ hoàn hảo hơn và thành công hơn so với công việc tương tự ở một số ngôn ngữ khác do tiếng Việt có nhiều thanh không dẫn tới hiện tượng đồng âm tràn lan. Nhưng rốt cục A. de Rhodes vẫn được định danh nhà truyền giáo chứ không phải là nhà bác học. Và tôi cho rằng trên hành trình truyền giáo vào thời kỳ đó thì việc Latin hóa một ngôn ngữ họ gặp trên đường cũng là việc… thường xuyên thôi, có khi thành “công nghệ” rồi chứ chẳng chơi, chứng cớ là khi các giáo sĩ phương Tây đến Nhật Bản, Triều Tiên họ cũng làm những điều tương tự với ngôn ngữ các dân tộc này.

Vậy công lao Alexandre de Rhodes với dân tộc ta ở chỗ nào? Không phải ngẫu nhiên mà các nhà Nho, các trí thức thời Hội Khai trí Tiến Đức ngay từ đầu thế kỷ 20 đã từng lập bia để thờ ông “mắt xanh mũi lõ này” ở cạnh đền Bà Kiệu (Bờ Hồ hiện nay), và càng không phải ngẫu nhiên, cho tới tận bây giờ, dù còn nhiều tranh luận, nhưng vẫn có con đường mang tên Alexandre de Rhodes tại TP.HCM. Công lao của ấy theo tôi chính là ở chỗ ông ta đã chế ra chữ quốc ngữ từ thế kỷ 17 (chứ không phải đến bây giờ mới chế ra), tức là ông ta đã cấp một số vốn (dù chưa hoàn hảo) để chúng ta đã có 4 thế kỷ sau đó sử dụng và sinh ra lời lãi, hình thành nên truyền thống … Đấy là CÔNG LAO MANG TÍNH LỊCH SỬ không thể phủ nhận.

Thế nhưng, chỉ có A. de Rhodes thôi (cùng các đồng nghiệp của ông ta) thì chữ quốc ngữ chỉ gói gọn trong công tác truyền giáo. Chính những trí thức Việt Nam hô hào truyền bá chữ quốc ngữ để nó tồn tại, phát triển và qua đó bắt rễ trong đời sống như một “công cụ” mới thực sự là những người SÁNG TẠO trong chấn hưng dân trí, đào tạo nhân tài... Rồi sau đó, việc công nhận bộ chữ Latin này thành chữ quốc ngữ - chữ của quốc gia - cho chúng ta dùng ngày nay - đã thực sự là một SÁNG TẠO có tầm chiến lược lâu dài tạo trong việc phát triển đất nước, tạo cơ hội cho cả dân tộc tiến lên. Tôi dám khẳng định điều này, vì đã có những bộ chữ Latin tạo ra cho người dân tộc, nhưng người dân tộc đó không mặn mà sử dụng, hoặc do sự “phổ cập” không đến nơi đến chốn mà rốt cục bộ chữ ấy cũng “chết” hoặc có sống cũng sống “vất va vất vưởng”.

Vì thế chúng ta hãy tự hào abêxê và cũng hãy tự hào từ A đến Z về chữ quốc ngữ.

4. Trở lại băn khoăn có lẽ là rất chính đáng của tác giả Đinh Trần Toán, rằng, hình như chữ quốc ngữ đã gián tiếp làm đứt hay dứt mạch truyền thống văn hiến dân tộc, và nếu không có chữ quốc ngữ, chúng ta vẫn sử dụng chữ Hán - Nôm thì có phải tốt hơn không?

Mặc dù lịch sử không cho phép “giá như”. Nhưng ta cứ thử “giá như” không có A. de Rhodes và các đồng nghiệp của ông ta thì sao?

Trung Quốc sớm từ bỏ ý định thay thế chữ Hán bằng bộ chữ Latin hóa, vì nhiều lý do, nhưng theo tôi, còn có một lý do đương nhiên nữa là chữ Hán là “truyền thống” của Trung Quốc, chẳng dại gì mà họ bỏ cái vốn có ấy để lấy bộ chữ cái abc. Nhưng với Việt Nam, tiếng Hán Việt ai cũng biết không phải là bản địa của chúng ta, nó là một sản phẩm vay mượn nửa vời. Nửa vời ở chỗ, chữ thì mượn của người Trung Quốc (chữ Hán), còn âm thì là cách đọc của người Việt. Âm Hán Việt, người Việt không hiểu được đã đành (phải dịch sang tiếng Việt) mà người Trung Quốc cũng chịu chết, chính thế tiếng Hán Việt tồn tại cả nghìn năm ở Việt Nam, nhưng không thể phổ cập được, nó lập tức trở thành tử ngữ khi chế độ thi cử cũ bị xóa bỏ. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, nếu lấy tiếng Hán Việt làm “quốc ngữ” thì thầy giảng “nhân chi sơ tính bản thiện” thì phải có người dịch sang tiếng Việt câu đó (nghĩa là “con người ta tính vốn tốt”), kẻo lũ “nhất quỷ nhì ma” lại đọc trại ngay thành “nhân chi sơ là…sờ tí mẹ”. Phiên âm Hán Việt lằng nhằng đến nỗi, khoảng năm 2000, có mỗi tên nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel thôi, mà người thì phiên âm Hán Việt thành Cao Hành Kiện, người thì là Cao Hưng Kiến. Thử hỏi nếu dùng tiếng Hán Việt làm “quốc ngữ” thì phải có bao nhiêu người canh gác từ mới để “phiên âm chuẩn” cho xã hội?

Còn chữ Nôm? Chúng ta đều thấu hiểu khát vọng của những nhà yêu nước Việt Nam ngay từ thời phong kiến đã muốn sử dụng thứ chữ thể hiện tiếng nói của dân tộc này làm “quốc ngữ”, mà tiêu biểu là vua Quang Trung. Nhưng có lẽ ai cũng hiểu rằng, chữ Nôm quá phức tạp, để biết chữ Nôm phải hiểu qua tiếng Hán Việt, tức là phải biết một ngoại ngữ mới có cơ hội viết được tiếng nói của chính mình…Cầu kỳ quá thay!

Còn chuyện người Nhật, người Hàn vẫn sử dụng thứ chữ tượng hình của họ mà vẫn phát triển được đất nước. Tôi không là nhà ngôn ngữ, nên không lý giải được điều này, nhưng tôi hiểu rằng để so sánh bất cứ điều gì cũng cần phải phân tích đến hoàn cảnh kinh tế chính trị văn hóa của đất nước họ, cũng như bản chất của thứ chữ tượng hình có nguồn gốc Hán ngữ ấy của họ (xem giống và khác so với tiếng Hán Việt của ta như thế nào đã). Nhưng tôi có một bằng chứng ngược lại là người Tày người Dao ở Việt Nam, dù không có ông A. de Rhodes nào chế ra bộ chữ Latin hóa để “phá” chữ của họ như cách nghĩ của tác giả Đinh Trần Toán, nhưng chữ Nôm Tày, Nôm Dao cho đến ngày nay cũng đang cần phải nỗ lực bảo tồn như một thứ di sản… đang “ngắc ngoải”.

Đông Kinh

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo": "Đạt chuẩn" Broadway để đi đường dài

Ngày 23/12 tới, vở nhạc kịch được giới thiệu đạt "chuẩn Broadway" của Việt Nam mang tên "Giấc mơ Chí Phèo" do dàn nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long sẽ công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm.

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Vén màn bí mật về "The Last Judgement" của Michelangelo sau 500 năm

Với ý nghĩa sâu sắc về sự cứu rỗi và sự đọa đày, không thể phủ nhận rằng "The Last Judgement" (Sự phán xét cuối cùng) là một trong những bức bích họa đẹp nhất thế giới.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Ngẫm ngợi cuối tuần: Mùi thời gian

Tôi không uống được rượu và bia. Chỉ một chén nhỏ rượu hoặc nửa vại bia là mặt mũi tưng bừng, tim đập rộn rịp.

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.