Chú cóc Bụng Lửa - Một ngụ ngôn về sự tự do quyến rũ
(Thethaovanhoa.vn) - Cuốn sách của tác giả J. C. Michaels thể hiện một quan điểm triết học hấp dẫn và kỳ quặc, từ quan điểm của một nhà hiền triết: chú cóc Bụng Lửa. Dưới những suy tư của Bụng Lửa, thế giới tư duy sâu kín của loài người về sự tồn tại, về sự tự do và hạnh phúc dần được hé mở.
- Cuộc thi ‘Tủ sách gia đình’ dành cho các gia đình trẻ
- Những cuốn sách để… nhìn
- Sách 'Trần trụi bóng đá Việt': Chỉ có người hâm mộ là bất khuất
Bụng lửa: Hành trình khám phá tư duy con người của tác giả người Mỹ J.C. Michaels vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc qua bản dịch của dịch giả Hoàng Thị Thùy.
Ý nghĩa của sự tồn tại
Câu chuyện chính liên quan đến những cuộc phiêu lưu của một con cóc hình thù kì dị, với hai chân bị cụt, và một cái bụng có thể phát ra màu đỏ, đi từ cửa hàng vật nuôi đến sống với một cô bé, và sau đó trốn đi, và có cơ duyên gặp một cô gái tuổi teen khác. Kết nối giữa chú cóc và hai cô gái chính là ở sự Đồng Cảm, đây là tên Claire đặt cho chú.
Theo tác giả, ý tưởng cho cuốn sách được lấy cảm hứng từ các sự kiện trong đời thực. Michaels cho biết: “Hai phần đầu tiên của cuốn sách được lấy trực tiếp từ những sự kiện xảy ra với người con gái của Michaels, chú cóc của cô bé và Michaels. Trong khi ở Nepal, Micheaels đã viết truyện ngắn này, nó đã trở thành khởi đầu của Bụng Lửa”.
Và sau khi viết một truyện ngắn về ý tưởng này, ông đã nhìn thấy tiềm năng của một câu chuyện sâu sắc hơn và tạo phần thứ ba, nơi ông phát triển thêm một nhân vật chính khác.
Song song với cuộc phiêu lưu khám phá bản thân, chú cóc phân tích những giấc mơ của nó về cuộc sống hoang dã bên ngoài, và những suy nghĩ của nó về loài người. Giữa hành động, chú bắt đầu ý thức được sự khác biệt giữa “mong muốn” và hy vọng, và sức mạnh của những ý tưởng để khẳng định sự tồn tại trên thế giới.
Không chỉ thể hiện một cuộc phiêu lưu nhiều thú vị, sức mạnh của cuốn sách đến từ khả năng của chú cóc để làm những những người mà chú ta gặp cảm thấy thoải mái, để chia sẻ bí mật với chú. Người đọc hoàn toàn có thể hiểu những nhân vật khác thông qua những “lời thú tội” với Bụng Lửa.
Ví dụ như Caroline, chia sẻ nỗi sợ hãi và phiền phức trong việc cha mẹ cô bé ly dị. Cô bé bày tỏ ước muốn rằng cha mẹ có thể đoàn tụ, để cô bé không phải di chuyển mọi thứ của mình từ nhà bố sang nơi ở của mẹ như hiện tại.
Claire cũng phải đối mặt với những ý tưởng về các chuẩn mực xã hội và ý nghĩa cuộc sống. Cô ấy muốn tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống chứ không phải ý nghĩa của xã hội mà cô ấy buộc phải thể hiện.
Cuộc chiến hiện tại của Claire với bản thân cô thực sự khiến tôi có những tiệm cận rất gần với bài của Avril Lavigne trong album “Let it Go” nói về việc muốn biết tình yêu có đủ hay không.
Đó chính là cách xem xét thế giới bằng quan điểm riêng, bằng nội tâm của riêng bạn. Cuộc gặp gỡ giữa Bụng Lửa và Claire chính là biểu hiện một dấu ấn bí ẩn của tồn tại, của ý nghĩa và hạnh phúc.
Mặc dù hai phần đầu tiên rõ ràng là có ý nghĩa đối với trẻ em, phần ba của cuốn sách trình bày yếu tố người lớn của câu chuyện. Các hoạt động bên trong của Bụng Lửa được phát ra tại đây. Phần này của cuốn sách liên tục thay đổi từ người kể chuyện ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba để độc giả hoàn toàn nắm bắt tình hình. Nhưng những đoạn đối thoại và hành vi của con người lại có nhiều vẻ không tự nhiên, cay đắng và kém hấp dẫn hơn giọng tường thuật bằng quan điểm của Bụng Lửa. Quả thật trong cuốn tiểu thuyết này, giọng nói của chú cóc quyến luyến và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Triết học hiện sinh biểu hiện bằng ngụ ngôn
Bằng góc nhìn của Bụng Lửa, cuốn sách xoay quanh những câu hỏi vốn là cốt lõi nhân bản của chủ nghĩa hiện sinh: Tôi là ai? Tôi muốn gì từ cuộc sống?
Lại là sự truy vấn và trăn trở về một đời sống có ý nghĩa. Đây có lẽ là hạt nhân cơ bản nhất của chủ nghĩa hiện sinh. Khi Camus đã từng băn khoăn về hạnh phúc bằng hình tượng vị thần Sisyphus, để rồi kết luận rằng, hãy tin rằng Sisyphus thực sự hạnh phúc.
Hai nhân vật rất quan trọng của chủ nghĩa hiện sinh là Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche cũng rất chú trọng vào những sự trải nghiệm chủ quan của con người hơn những chân lý khách quan của khoa học, cái mà họ coi rằng quá xa cách để hiểu được những trải nghiệm của con người.
Bằng cách xây dựng hình tượng Bụng Lửa, khai phá tư duy của một chú cóc, Michaels đã viết nên một câu chuyện ngụ ngôn về tự do thực sự quyến rũ, vừa mang đậm chất thi ca, lại vừa sâu sắc nhiều tầng lớp triết học. Sự hài hòa ấy tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho độc giả.
Sau phần phiêu lưu chính của chú cóc Bụng Lửa là một phần kết luận và bài viết của tác giả, dành cho những ai muốn biết thêm về loài cóc Bụng Lửa và Triết học, diễn giả mạch lạc rõ ràng những nguyên lý triết học hiện sinh cơ bản.
Cuốn sách này dễ đọc cho mọi lứa tuổi, bắt đầu từ khoảng 8 tuổi. Và tùy thuộc và độ tuổi mà bạn có được những trải nghiệm khác nhau đối với cuốn sách, nhưng tôi biết chắc rằng, mọi trải nghiệm đều thực sự có ý nghĩa.
Bụng lửa: Hành trình khám phá tư duy con người hiện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và giành được nhiều giải thưởng danh giá.
Thủy Nguyệt